- Từ ngày 1/9, học sinh vùng khó sẽ được hỗ trợ gạo, chi phí ăn. Thêm 3 đối tượng đượcmiễn giảm học phí. Nhà giáo, cán bộ quản lí công tác tại vùng khó được thêm trợ cấpchuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ...Thông tin được Bộ GD-ĐT công bố tại buổi họp báo đầu năm học 2013-2014 chiều 28/8.
Theo đó, nếu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác ở vùngcó điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có gia đình chuyển đi theo thì đượctrợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ (thay cho mức trợcấp là 6,5 triệu đồng như quy định hiện hành.)
Đây là nội dung được thực hiện theo Nghị định số 19.
Ông Phạm Ngọc Phương, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho biết, nghị định số 19 của Chính phủ có hiệu lực từ 15/4/2013 "là nguồn động viên lớn đốivới nhà giáo đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".
Điểm mới đặc biệt có ý nghĩa của chính sách này là quy định: Khi giáo viên hết thờihạn công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa thựchiện được việc luân chuyển thì vẫn được hưởng phụ cấp thu hút.
Đối với học sinh, từ ngày 1/9, các em ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được nhận hỗtrợ 15kg gạo mỗi tháng.
Và cũng từ mốc thời gian 1/9, học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn cũng sẽ được hỗtrợ chi phí ăn, ở trong quá trình học tập. Các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ tốiđa 9 tháng/ năm học với mức hỗ trợ tiền ăn/ tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung.
Vẫn theo Bộ GD-ĐT, từ năm học này có thêm 3 đối tượng được miễn giảm học phí gồm:Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và tư tưởng HCM; Học sinh - sinh viên, học viêncác chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh; Học sinh- sinh viênngười dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
" alt=""/>Tin vui đầu năm cho giáo viên và học sinh vùng khó
 ‘tá hỏa’ khi thấy má trái của con gái bị sưng.</strong></p><p></p><table width=)
 |
Cháu Nguyễn Ánh Hà đang tạm nghỉ học sau sự việc trên (Ảnh Anh Minh) |
Phụ huynh bức xúc vì con bị đánh
Chiều ngày 6/8, khi đón con từ trường Mầm non Viet Sing IQ (Khu đô thị mới Xa La – Hà Nội) về nhà, anh Nguyễn Xuân Bách (Hà Đông – Hà Nội) thấy góc má bên trái của con gái Nguyễn Ánh Hà (3 tuổi) bị sưng. Qua tìm hiểu từ con, biết được cô giáo Nguyễn Thị H. (Giáo viên trường mầm non Viet Sing IQ) gây ra sự việc, anh Bách đã tức tốc tới trường để làm sáng rõ vấn đề.
Sau khi anh Xuân Bách báo cáo sự việc với nhà trường, cô giáo Nguyễn Thị H đứng ra nhận lỗi đã gây ra vết sưng trên má cháu Ánh Hà.
Anh Bách cho biết: “Sự việc xảy ra khi cháu Ánh Hà giằng, không cho cô N.T.H cầm giường lên để cất sau giờ ngủ trưa nên cô dùng tay đánh vào má cháu. Sau đó, cô giáo sợ gia đình phát hiện đã dùng đá chườm nhưng cháu không cho, cô vẫn cứ di lên má. Đá đựng trong khăn được cô giáo di lên má, da của trẻ còn mỏng không như da người lớn nên mới có vết sưng như vậy”.
Theo lời anh Bách, cháu Anh Hà năm nay gần 3 tuổi, đã học ở trường mầm non Việt – Sing IQ được gần 1 năm nay. Trước khi xảy ra sự việc này, chưa bao giờ cháu anh Hà bị cô giáo đánh.
“Thường ngày cô Nguyễn Thị H rất quý cháu Ánh Hà. Nhưng không hiểu cô bức xúc gì mà lại đánh cháu như vậy”, anh Bách tâm sự.
Được biết, ngay trong tối 6/8, ban giám hiệu và cô Nguyễn Thị H đã đến gia đình để xin lỗi về sự việc trên. Tuy nhiên, anh Bách cho rằng: “Hành động đó là không chấp nhận được, sáng 7/8 khi đưa Ánh Hà đến trường, cháu vẫn cảm thấy sợ, do đau về tinh thần. Tôi nghĩ rằng các cháu hư thì cô có thể đánh vào chân, mông chứ không thể đánh vào mặt với bất kể lý do gì”.
Nhà trường xử lý ra sao?
 |
Vết sưng trên má cháu Nguyễn Ánh Hà |
Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị H - người gây ra sự việc tỏ ra rất hối hận. Hiện nay, cô giáo Nguyễn Thị H không còn được đứng lớp.
Kể lại sự việc với chúng tôi, cô Nguyễn Thị H cho biết: “Sau giờ ngủ trưa, tôi nói với Ánh Hà để cô bê giường đi cất thì cháu cứ giằng co. Trong lúc tâm trạng mệt mỏi, tôi có dùng tay đánh vào má Ánh Hà, cháu có khóc một chút. Sau đó, tôi đưa Ánh Hà vào bàn ăn, thấy má cháu hơi đỏ nên dùng khăn xô bọc đá lạnh để chườm. Nhưng khi chườm thì cháu không cho, tôi di mạnh nên làm cho má bé bị xước và sưng lên”.
Theo lời cô Nguyễn Thị H, hàng ngày hai cô trò rất quý nhau, thậm chí, Ánh Hà thường hay theo cô đi ngủ cùng hoặc lấy đồ ăn... “Sau sự việc trên, tôi thấy rất hối tiếc. Giá như tôi bình tĩnh hơn thì đâu đến nỗi như vậy. Tôi cảm thấy có lỗi với gia đình và nhà trường, mong được thông cảm. Thực sự bản thân tôi không muốn sự việc như vậy xảy ra”, cô H bày tỏ.
Cô giáo Vũ Thị Thanh Hương (Hiệu phó trường mầm non Viet Sing IQ) cho hay: “Cô Nguyễn Thị H đã dạy tại trường được gần 2 năm, các phụ huynh rất tin tưởng, chưa có vấn đề hay điều tiếng gì. Cô Nguyễn Thị H có phạt nhẹ vào má của Ánh Hà nhưng chưa có kinh nghiệm nên đã chườm đá lạnh đựng trong khăn xô khiến má sưng lên. Nhà trường và cô giáo đã đến tận nhà bé Ánh Hà để xin lỗi”.
Về hình thức xử lý kỷ luật với trường hợp của cô giáo Nguyễn Thị H, cô Hương nói: “Ban giám hiệu đã họp hội đồng kỷ luật và quyết định đuổi việc cô giáo Nguyễn Thị H. Sau khi tiến hành kiểm điểm, nhà trường đã báo cáo sự việc lên Phòng Giáo dục – Đào tạo Quận Hà Đông. Tối 7/8, ban giám hiệu sẽ tiếp tục đến nhà bé Ánh Hà để xem cháu có vấn đề gì không. Nếu cháu bị ảnh hưởng về mặt tâm lý thì nhà trường sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
(Theo Khám Phá)" alt=""/>Đánh vào mặt bé 3 tuổi, cô giáo bị đuổi việc
- Có hai cô con gái “hát rất hay, tôi đã làm CD cho các cháu, in 1.000 bản để tặng bạn bè” – như lời NSƯT Quốc Hưng chia sẻ - nhưng “tôi sẽ không cho con đi thi bất cứ một cuộc thi hát nào dành cho thiếu nhi”.- Cháu lớn đang học piano, nhưng chỉ là học chơi. Cháu bé tôi sẽ cho học violon. Sau này có thể tôi sẽ cho các cháu thi vào học viện với hai nhạc cụ này.
Nhiều gia đình cho con học đàn từ 4 - 5 tuổi, tại sao muốn cho con học đàn mà anh chị lại chờ đến bây giờ vẫn chỉ “học chơi”?
- Các cháu ở độ tuổi 4, 5 xương tay còn rất mềm, ấn xuống phím đàn chưa đủ mạnh, rất khó để có tiếng đàn tốt. Vì vậy, để thực học ít nhất là phải 7 tuổi, khi xương bắt đầu cứng cáp.
Với hai cháu nhà tôi, tôi vẫn cho rằng các cháu còn bé, chưa biết rõ mình thích hay không thích. Để cho các cháu lớn hơn một chút nữa, bản thân các cháu sẽ xác định rõ mình thích học loại nhạc cụ gì.
 |
NSƯT Quốc Hưng hiện là phó trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia |
Con hát hay, anh là giảng viên thanh nhạc(NSƯT Quốc Hưng hiện là phó trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia - PV), mà lại định cho học đàn? Tại sao anh không cho con học thanh nhạc?
- Tôi xin khuyên các bậc phụ huynh là khi con còn nhỏ không nên cho học thanh nhạc. Hãy chờ đến khi nữ được 16 tuổi, nam 17 tuổi hãy học hành bài bản. Bởi vì học thanh nhạc từ bé, khi giọng hát chưa ổn định, giọng sẽ bị vào rãnh, sau này không chữa được nữa.
Theo NSUT Quốc Hưng, cha mẹ muốn con trở thành ca sĩ chuyên nghiệp thì hãy chờ đến 16 - 17 tuổi hãy học hành bài bản |
Chúng ta có thể thấy nhiều ca sĩ khi bé hát hay kinh khủng, nhưng lớn lên giọng vẫn thế, vẫn “nheo nhéo” như trẻ con.
Nếu các cháu thích hát, hát hay, hãy để cho các cháu hát tự nhiên, muốn hát kiểu gì thì hát. Có thể sinh hoạt ở nhà thiếu nhi, tham gia các đội hát tập thể… Nhưng hãy hát tự nhiên, đừng dạy đừng học gì cả.
Với các cuộc thi hát dành cho thiếu nhi thì sao, có nên tham gia không, thưa anh?
- Chắc chắn tôi sẽ không cho con tôi tham gia. Các phụ huynh cần cân nhắc kỹ khi cho con đi thi.
Tôi thấy bố mẹ vất vả cho con đi thi, mà cuối cùng chả giải quyết được gì.
Trẻ thua cuộc thì tự ti, không tin tưởng vào cuộc sống cũng như bản thân. Trẻ thắng cuộc cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định về tâm lý.
Tất cả những cháu nào muốn đi theo con đường ca sĩ chuyên nghiệp thì, như tôi đã nói, hãy chờ đến 16 tuổi đối với các cháu gái, và 17 tuổi đối với các cháu trai. Khi đó cơ thể và nhất là thanh quản của các cháu đã phát triển ổn định, hãy bắt đầu học hành “tử tế”.
Nếu các cháu có năng khiếu thật sự, phụ huynh nên làm gì trong lúc chờ đến tuổi học thanh nhạc?
- Nếu có điều kiện, phụ huynh hãy cho các cháu học piano, vilon, oorgan. Đây là những nhạc cụ cơ bản của âm nhạc. Nắm chắc rồi chuyển sang học thanh nhạc sẽ rất thuận lợi.
Còn nhạc cụ dân tộc thì sao?
- Nhạc dân tộc cũng rất tốt, nhưng những nhạc cụ tôi kể trên là cơ bản nhất. Nhạc dân tộc là “ngũ cung” – tức là chỉ có 5 nốt, không phải 7 nốt nhạc cơ bản.
Anh có “bắt” con nghe nhạc đỏ - loại nhạc của bố?
- Tôi chẳng bắt con phải nghe gì hay không được nghe gì. Nhưng các cháu có lẽ sống trong môi trường âm nhạc của bố, nên không nghe được nhạc trẻ, kể cả những ca sĩ đang nổi trong giới trẻ hiện nay.
Còn anh, ngoài nhạc đỏ, anh có nghe các loại nhạc khác?
- Trừ nhạc trẻ là không thể nghe được, tôi vẫn nghe nhạc “sến”, chèo, cải lương... Nghe những loại nhạc đấy tôi thấy dễ chịu. Tôi đặc biệt thích các chương trình cải lương của miền Nam.
Xin cảm ơn anh.
XEM THÊM Trò chuyện với bố nuôi cậu bé 9 tuổi không đến trường" alt=""/>Đừng cho con học hát trước 16 tuổi
- Tin HOT Nhà Cái
-
|