Trước thời điểm diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, các trinh sát Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện một số đối tượng công khai chào bán trên mạng các thiết bị công nghệ cao chuyên nghe lén.Ngay lập tức, đơn vị này đã điều tra và xác định các đối tượng chủ yếu giao dịch qua Zalo, facebook hoặc điện thoại di động để mời chào mua bán camera wifi siêu nhỏ, tai nghe siêu nhỏ, thiết bị định vi.
 |
Một loại camera nguỵ trang trong chiếc bút. |
Ngày 8/8, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan đã kiểm tra hành chính tại số nhà 10/1/16 ngõ 612 đường La Thành (phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội).
Kết quả, đơn vị này thu giữ được 151 bộ thiết bị các loại như: Đồng hồ có chức năng nghe lén, ghi âm; Sạc dự phòng quay lén; Bút ghi âm, ghi hình; Thiết bị định vị; camera gắn cúc áo; Điện thoại nghe lén…với tổng giá trị hơn 247 triệu đồng.
Theo lời khai của chủ sở hữu các bộ thiết bị, những thiết bị này được nhập từ Lạng Sơn. Sau đó, người này bán các thiết bị cho khách cần mua qua các kênh online như Youtube, Facebook.
Từ ngày 16/6/2020 đến nay, đối tượng đã bán được 98 bộ điện thoại và tai nghe trị giá 122 triệu dồng, 66 bộ camera siêu nhỏ trị giá 75 triệu đồng; 62 bộ định vị siêu nhỏ giá trị 50 triệu đồng…
Cuốn sổ ghi chép các giao dịch của đối tượng cho thấy, khách mua hàng hiện sinh sống ở nhiều tỉnh thành: Quảng Nam, Hà Nội, Khánh Hòa, Bình Dương, Nghệ An, Đà Nẵng…
Theo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, hành vi này có dấu hiệu vi phạm về quy định kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các vi phạm khác trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngày 7/8, Công an TP. Hải Phòng cũng kiểm tra và phát hiện tại nhà riêng một đối tượng trú tại quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng có 26 bộ tai nghe dây, 7 bộ thẻ tai nghe ATM siêu nhỏ dùng để gian lận thi cử. Tại thời điểm kiểm tra, đối tượng đang cho thuê 1 bộ tai nghe không dây siêu nhỏ dùng để gian lận trong thi cử. Hiện các lực lượng chức năng Công an TP.Hải Phòng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật. |

Hơn 26.000 thí sinh phải hoãn thi tốt nghiệp THPT vì Covid-19
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi tốt nghiệp THPT là 26.186 (chiếm tỷ lệ 2,91% tổng số thí sinh đăng ký dự thi).
" alt=""/>Bắt giữ lượng lớn thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử

- Sau những vụ xâm hại tình dục, bắt cóc trẻ em, tai nạn giao thông… diễn ra gần đây, câu chuyện về an toàn trường học không chỉ làm phụ huynh lo lắng.Trước những mối hiểm họa đe dọa an toàn của học sinh, hiệu trưởng nhiều trường cho biết họ sẽ cảnh giác tới cả vấn đề đi vệ sinh của các em.
Tin ở bác bảo vệ
Chị Trương Thị Quỳnh Như có con trai Nguyễn Trương Gia Minh, học lớp 3 tại quận Tân Bình cho rằng, dù thời gian gần đây có nhiều chuyện về mất an toàn trong trường học, nhưng chị vẫn tin tưởng con được an toàn khi tới lớp. Bởi điều đều tiên là trường con chị có hai bác bảo vệ rất chu đáo.

|
Phụ huynh đặt niềm tin sau cánh cổng trường là trách nhiệm của một tập thể từ hiệu trưởng tới bảo vệ |
“Đón con nhiều lần nên tôi chứng kiến, dù sáng hay chiều hai bác của trường cũng ngồi ngay ở cổng để quan sát. Học sinh nào được phụ huynh chở tới cổng là bác bắt vào trường ngay. Cháu nào chưa vào lớp mà ở lại la cà, tụm năm, tụm bảy ngoài cổng thì bác nhắc nhở, thậm chí còn nắm tay đưa vào ngay. Buổi chiều tan lớp, hai bác cũng ngồi ngay cổng trường để quan sát. Cháu nào có phụ huynh đến đón bác mới cho ra khỏi cổng còn không thì cứ ngoan ngoãn ngồi trong trường khi nào bố mẹ đến đón thì thôi” - chị Quỳnh Như kể.
Theo chị Như, có hôm chị đứng chờ đón con thì nghe bác bảo vệ quát mấy học sinh đang đòi ra ngoài. “Các cháu vào ngay, khi nào bố mẹ các cháu tới đón thì ông cho ra. Bây giờ các cháu ra ngoài lỡ kẻ xấu đưa đi lung tung thì làm sao?Các cháu có sợ kẻ xấu không? Bố mẹ giao các cháu cho ông rồi, khi nào bố mẹ tới mới được ra ngoài. Bác bảo vệ nói một hồi, tức thì mấy em học sinh lại đi vào trong sân trường ngồi hết”.
Chị Như cũng cho biết, nhiều phụ huynh bận việc nên tới đón con rất muộn. Theo lịch 5 giờ chiều sẽ tan lớp nhưng có nhiều phụ huynh gần 7 giờ tối mới tới đón con. Dù muộn, nhưng hai bác bảo vệ ngồi chờ. Vì vậy, chị rất tin tưởng bảo vệ trường và tin con sẽ an toàn khi vào trường.
Còn anh Nguyễn Tuấn Anh, có hai con trai đang học một trường tiểu học ở Quận 3 thì cho biết, khá yên tâm vì trường con rất nghiêm ngặt.
“Trường cháu lớn, theo quy định phụ huynh chỉ được đứng ngoài để con đi vào lớp. Trường của cháu nhỏ vẫn tạo điều kiện cho phụ huynh đưa con vào tận lớp. Nhưng tôi chỉ đưa con đến cổng trường, đứng quan sát con đi vào, vì đã có cô giáo đón ở cửa lớp”.
Anh Tuấn Anh tin rằng, “phía sau cổng trường là trách nhiệm của một đội ngũ từ lãnh đạo tới bảo vệ”. Vì vậy, anh rất yên tâm khi con tới trường.
Cả trường đang chào cờ, con đứng bơ vơ ở cổng
Chị Đặng Ngọc Thanh có con học tại Trường tiểu học T.Q.T, Quận Tân Bình, TP.HCM thì cho biết, nếu phụ huynh nào đưa con đi học muộn vào ngày thứ hai, thì sẽ phải đứng ngoài cổng trường, khi nào xong lễ chào cờ mới được mở cổng để vào.
“Trước đây, học sinh đi chậm cũng được vào xếp thành một hàng riêng. Sau đó, hiệu trưởng sẽ ghi tên từng em để nhắc nhở. Còn bây giờ đi muộn vào ngày thứ hai thì phải đứng bên ngoài, khi nào hết giờ chào cờ mới được bảo vệ mở cổng cho vào” - chị Thanh cho biết.
Theo chị Thanh, nhà trường làm vậy cũng đúng vì chào cờ phải nghiêm trang, không để học sinh đi lại lộn xộn. Nhưng nếu để học sinh đứng “bơ vơ” bên ngoài thì mất an toàn.
“Có hôm đưa con đi muộn tôi định để con đấy rồi đi làm nhưng nhìn con đứng một mình nhìn vào, tôi không đành nên đứng chờ cùng con. Khi bảo vệ mở cổng, con vào lớp, tôi mới yên tâm đi làm” - chị Thanh cho hay.
Còn chị Nguyễn Thanh Trúc công tác ở một cơ quan ở Quận 3 cho biết, một phần lỗi là phụ huynh đưa con đi muộn, nhưng đi muộn mà phải đứng ngoài cổng mấy chục phút thì rất nguy hiểm cho học sinh.
Vì vậy chị luôn hẹn giờ để chở con tới trường đúng giờ vào lớp, và khớp với thời gian đi làm của mình. Nhưng có nhiều lúc vì bất đắc dĩ nên con cũng phải muộn học.
“Có hôm bị tắc đường chậm giờ vào lớp của con, tới trường thì bảo vệ đã đóng cửa, muốn vào lớp cũng phải hết tiết. Tôi phải gửi con cho bảo vệ rồi mới tới cơ quan” - chị Trúc cho biết.
Theo chị Trúc an toàn trường học không chỉ đưa con vào trường cả lúc ở phía ngoài cổng mà cả việc quan sát con hàng ngày.
“Hôm trước, tôi đi đón con thì thấy có mấy bé tan trường và chơi lảng vảng ở cổng trường chờ bố mẹ tới đón. Nhiều phụ huynh có thói quen, chỉ cần đưa con tới cổng rồi vù xe đi mà không biết con có vào trường không. Đi trên đường cũng không đội nón bảo hiểm cho con. Con đứng nói chuyện với người lạ cũng không chú ý. Gia đình tôi rèn thói quen kiểm tra con hàng ngày, quan sát và trò chuyện để bảo vệ con kịp thời”.
Tuệ Minh
(còn tiếp)
" alt=""/>An toàn trường học: Tin ở cánh cổng trường