Từng tham gia cuộc thi nhan sắc tầm cỡ quốc tế lẫn trong nước, đồng thời hai lần làm giám khảo Hoa hậu Việt Nam, Đỗ Mỹ Linh có những kinh nghiệm để đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích, giúp các thí sinh xây dựng phong thái tự tin, vẻ ngoài chỉn chu.
"Tôi luôn sẵn lòng ủng hộ các công việc truyền cảm hứng và trau dồi kỹ năng đến các bạn trẻ. Đã lâu tôi không xuất hiện ở nơi đông người và những sự kiện như thế này nên khi trở lại, tôi thấy rất vui. Tôi hạnh phúc hơn nữa khi có thể giúp mọi người, góp sức cùng tập thể hoàn thành công việc mà mọi người dành nhiều tâm huyết", Đỗ Mỹ Linh nói.
Sau buổi training với Top 35 các nhân viên tiêu biểu của một ngân hàng, Đỗ Mỹ Linh chia sẻ: "Khi làm giám khảo một số cuộc thi nhan sắc, tôi từng chứng kiến nhiều bạn thí sinh rất rụt rè, chỉ biết nói về bản thân chung chung nhưng khi làm việc với các thí sinh làm ngân hàng lần này, tôi thấy hầu hết Top 35 đều có khả năng ăn nói trôi chảy cùng ngoại hình sáng. Đặc biệt, bên cạnh sự tự tin, dạn dĩ, các bạn thí sinh còn có tư duy sắc bén và đa tài.
Đây chỉ là hoạt động nội bộ nhưng cuộc thi nhiều hoạt động bên lề như ở nhà chung, đi làm từ thiện, học catwalk với siêu mẫu uy tín Hạ Vy và sân khấu chung kết cũng rất hoành tráng được dàn dựng dưới bàn tay đạo diễn của Hoàng Công Cường. Những hoạt động này giúp các bạn thí sinh tham gia không chỉ để tìm kiếm các giải thưởng mà còn học hỏi được thêm nhiều điều. Thông qua các buổi training của cuộc thi, tôi tin chắc các bạn sẽ thu thập được nhiều kiến thức mới, kỹ năng để trở nên tự tin hơn".
Bên cạnh vai trò cố vấn đào tạo kỹ năng ứng xử, Đỗ Mỹ Linh cũng sẽ là thành viên ban giám khảo trong đêm chung kết dự kiến diễn ra ngày 10/11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Đêm gala trao giải diễn ra ngày 11/11 với sự tham gia của các ca sĩ Noo Phước Thịnh, Khánh Linh và Đông Hùng.
Đỗ Mỹ Linh sinh năm 1996 trong một gia đình tri thức ở phố cổ Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội. Cô từng tham gia cuộc thi Miss World 2017và làm giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018 và 2020. Từ ngày đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2016, cô luôn được yêu mến bởi lối sống không scandal, nỗ lực nâng cao học vấn và phát triển sự nghiệp làm MC, bên cạnh việc kinh doanh thời trang.
Phương Thanh
Ảnh: Hoà Nguyễn
Thúy Ngọc
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Tỷ lệ tử vong trẻ em sinh ra do các bà mẹ tuổi vị thành niên trong năm đầu cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Con của các bà mẹ vị thành niên thường có tỉ lệ nhẹ cân, bệnh tật và tử vong cao gấp nhiều lần so với con của các bà mẹ tuổi trưởng thành.
Về mặt kinh tế - xã hội, khi có thai ở tuổi vị thành niên phải gián đoạn việc học hành, khó khăn về kinh tế và không kiếm được việc làm, trẻ dễ lâm vào con đường bế tắc, ảnh hưởng đến tương lai. Làm mẹ sớm cũng dễ bị căng thẳng và khủng hoảng tâm lý.
Do mặc cảm, xấu hổ nên trẻ vị thành niên thường tìm kiếm dịch vụ phá thai không an toàn. Trẻ thường không biết các dấu hiệu để nhận biết thai nghén, nên không tìm đến cơ sở y tế sớm dẫn đến phá thai to. Cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, tâm lý lại lo sợ nên thủ thuật phá thai ở vị thành niên thường xảy ra nhiều tai biến hơn ở người trưởng thành. Những ảnh hưởng tâm lý sau phá thai ở tuổi này có thể rất nặng nề và kéo dài.
Dấu hiệu phát hiện sớm trẻ vị thành niên mang thai
Cơ thể của trẻ vị thành niên mang thai chưa có sự phát triển hoàn chỉnh vì thế khá khó để nhận biết chính xác việc mang thai trong những tuần đầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn này vẫn có một số dấu hiệu mang thai sớm để nhận biết:
- Trẻ chậm kinh hoặc mất kinh.
- Buồn nôn và nôn.
- Thay đổi ở ngực: vú căng và nổi tĩnh mạch quanh quầng vú.
- Tiết sữa non từ tuần thứ 16 của thai kỳ.
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
- Thay đổi về da: Nám da, sẫm màu ở núm vú; Chảy máu âm đạo trong 3 tháng đầu của thai kì có thể nhầm lẫn với ra máu kinh nguyệt bình thường.
Vị thành niên là giai đoạn thay đổi về thể chất và tâm sinh lý. Các bậc cha mẹ, thầy cô nên dành nhiều thời gian trò chuyện tâm sự với con trẻ, học sinh định hướng đúng đắn về tình cảm. Cha mẹ và nhà trường nên phối hợp để trang bị cho trẻ kiến thức về sức khoẻ sinh sản, giáo dục giới tính, giúp các em có kiến thức và nhận thức đúng đắn.
Bên cạnh đó, cần tăng cường giáo dục, chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản, hướng dẫn các biện pháp tránh thai phù hợp, hạn chế tình trạng phá thai và ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục. Đặc biệt, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, giúp các em được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính và sức khoẻ sinh sản, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 đặt chỉ tiêu 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi.
Bộ Y tế được giao chủ trì hướng dẫn về phòng, chống các yếu tố nguy cơ và bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản ở học sinh.
" alt=""/>Cha mẹ, thầy cô gần gũi với trẻ vị thành niên để định hướng đúng đắn về tình cảm