Nhờ chính sách về giá, đặc biệt là vị trí vàng ngay tại khu Nam Sài Gòn, ngay trong ngày đầu mở bán và khai trương căn hộ mẫu, dự án SaigonMia thu hút khoảng 1000 khách hàng tham dự với hơn 300 giao dịch thành công.Sau thành công của dự án Florita (Khu đô thị Him Lam Tân Hưng, Quận 7) với 100% căn hộ được tiêu thụ trong vòng chưa đầy một tháng, mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Hung Thinh Corp) tiếp tục giới thiệu ra thị trường dự án SaigonMia.

|
Khách hàng dự lễ mở bán và ra mắt căn hộ SaigonMia |
Đây là dự án căn hộ thứ hai Hung Thinh Corp phát triển ở khu vực Nam Sài Gòn (ngay mặt tiền đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, thuộc khu dân cư cao cấp Trung Sơn) kỳ vọng sẽ mang đến không gian sống đẳng cấp cho cư dân, đồng thời là tài sản sinh lợi cao cho giới đầu tư.
Với vị trí hiếm có khi nằm ngay mặt tiền đường 9A (Nguyễn Văn Cừ nối dài), dự án SaigonMia có không gian sống rất trong lành bởi có 3 mặt view sông và mật độ xây dựng thấp chỉ khoảng 34% (phần còn lại là không gian xanh, tiện ích, giao thông nội khu).
Dự án gồm 3 tòa tháp được thiết kế theo phong cách kiến trúc châu u sang trọng và tinh tế, cung cấp cho thị trường gần 900 căn hộ cao cấp (diện tích từ 50 - 83m2), cùng các căn trệt thương mại và khu Office-tel đáp ứng nhu cầu của những khách hàng muốn tìm kiếm một bất động sản vừa có thể ở, vừa có thể kinh doanh.
Tại SaigonMia, Hung Thinh Corp chú trọng đầu tư rất nhiều tiện ích hiện đại như 4 tầng trung tâm thương mại, 2 hồ bơi hiện đại và độc đáo trên cao rộng gần 500m2, khu công viên trung tâm theo phong cách châu u, phòng tập gym, spa…
Từ SaigonMia việc di chuyển từ dự án về Quận 1, Quận 3, Quận 5, Quận 10 và khu đô thị mới Nam Sài Gòn sẽ vô cùng thuận tiện thông qua nhiều hướng tiếp cận như đường Nguyễn Văn Cừ và cầu Kênh Tẻ.

|
Khách hàng tham quan nhà mẫu dự án |
Trong vòng bán kính chưa đầy 2km, SaigonMia tiếp giáp với hầu hết các tiện ích về thương mại, y tế, giáo dục và dịch vụ giải trí mang tiêu chuẩn quốc tế như: ĐH RMIT, ĐH Tôn Đức Thắng, hệ thống trường quốc tế các cấp, Bệnh viện FV, Viện tim Tâm Đức, Trung tâm thương mại (TTTM) SC VivoCity, TTTM Crescent Mall, Lotte Mart …
Với sự phát triển không ngừng về hạ tầng kết nối, trong những năm qua, thị trường bất động sản khu Nam, đặc biệt là phân khúc căn hộ luôn nằm trong tốp dẫn đầu khu vực có nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ cao nhất TP.HCM. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2016, thị trường căn hộ ở khu Nam Sài Gòn tiếp tục sôi động, theo thống kê của CBRE, trong Quý I/2016 số lượng căn hộ mở bán mới ở thị trường TP.HCM tăng 38% so với cùng kỳ năm 2014 với 7.708 căn, trong đó 31% tập trung ở khu Nam.

|
Một góc nhà mẫu dự án SaigonMia |
Nhìn nhận về thị trường nhà ở khu vực phía Nam TP.HCM, ông Trần Tựu, Phó Tổng giám đốc Đầu tư Hung Thinh Corp cho rằng: “Không phải đợi đến thời điểm này, hơn chục năm qua, bất động sản ở một số khu vực phía Nam thành phố luôn duy trì được sức hút. Điển hình như khu dân cư Trung Sơn, sau khi cầu Nguyễn Văn Cừ hoàn thành, giá trị bất động sản ở khu này đã tăng mạnh, hiện đang ở mức trên 60 triệu đồng/m2, tăng 12 - 15% so với cuối năm 2014.
Ngoài ra, do đã hình thành khu dân cư sầm uất và hiện quỹ đất trống dành cho phát triển căn hộ tại Trung Sơn đã không còn nên việc sở hữu căn hộ tại đây được xem là lựa chọn sáng suốt bởi dù để ở hay đầu tư thì giá trị cũng sẽ gia tăng từng ngày.
Hiện mức giá cho thuê căn hộ tại khu Trung Sơn ở mức bình quân trên 15 triệu đồng/căn/tháng. Đặc biệt, sắp tới khi công trình xây dựng các nhánh nối cầu Nguyễn Văn Cừ với đường Võ Văn Kiệt (đoạn Quận 1, Quận 5) hình thành sẽ tạo thêm động lực kích giá bất động sản ở khu dân cư Trung Sơn nói riêng và khu Nam thành phố nói chung”.
Giang Châu
" alt=""/>Ra mắt dự án SaigonMia ở Nam Sài Gòn
"Quốc hội đã có quy định tất cả các dự án liên quan đến dân, thì phải công bố công khai toàn bộ các chi tiết để dân giám sát".UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị tạm dừng việc ký kết hợp đồng với Xinxing (Trung Quốc) - nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo cho dự án cấp nước Sông Đà giai đoạn 2.
Qua rà soát, tổng hợp, bước đầu UBND TP Hà Nội đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ đầu tư thực hiện một số nội dung công việc như sau:
Thứ nhất, tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo và phụ kiện.
Thứ hai, nghiên cứu kỹ về ý kiến của tư vấn xét thầu và dư luận của nhân dân liên quan đến việc lực chọn nhà thầu của gói thầu cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện;
Thứ ba, thuê đơn vị tư vấn quốc tế có đủ năng lực thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng toàn diện của đoạn đường ống mẫu do nhà thầu cung cấp, bảo đảm theo các tiêu chí kỹ thuật của hồ sơ mời thầu. Lập quy trình kiểm định, nghiệm thu chất lượng vật tư từ giai đoạn sản xuất, thi công, đưa vào sử dụng lâu dài kèm theo các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, đánh giá;
Thứ tư, sau khi tư vấn thực hiện đánh giá đạt kết quả, Chủ đầu tư phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, các nhà chuyên môn và các nhà khoa học biết và ủng hộ; Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu về kỹ thuật, Chủ đầu tư phải thông báo hủy ngay kết quả đấu thầu.
 |
Hà Nội kiến nghị dừng ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc |
Thứ năm,chủ đầu tư tập trung thực hiện toàn bộ các nội dung trên và hoàn thành trong tháng 4/2016 (do tính cấp bách của công trình).
Trước văn bản kiến nghị trên của Hà Nội, trao đổi với Đất Việt, ngày 9/5, ĐBQH Bùi Thị An (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cho biết: "Đây là quyết định vô cùng đúng đắn và hợp với lòng dân của lãnh đạo thành phố Hà Nội, liên quan đến dự án đường ống nước sông Đà lần 2.
Đầu tiên chúng ta phải khen khi Hà Nội đã lắng nghe ý kiến của dân, vì dân là người đưa ra kiến nghị tạm dừng ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc để xem xét lại quá trình xét tuyển thầu".
Thế nhưng, điều đáng nói, trước đó, ngày 25/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Phó Thủ tướng) đã yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Ông Phúc cũng yêu cầu Hà Nội đánh giá, làm rõ những thông tin liên quan đến dự án, phải báo cáo kết quả quả trước ngày 31/3.
Thậm chí, theo văn bản trên của Hà Nội thì trong tháng 4, chủ đầu tư là Công ty Viwasupco - đơn vị thành viên của Tổng công ty Vinaconex phải báo cáo đầy đủ các nội dung liên quan đến dự án.
Tuy nhiên, cho đến nay chủ đầu tư vẫn chưa đưa ra bất kỳ một thông tin nào liên quan đến dự án.
Về thực tế trên, bà An cho hay: "Bản thân tôi cũng như nhiều ĐBQH cũng đã đặt ra câu hỏi, tháng 4 là thời hạn chủ đầu tư phải báo cáo kết quả lên UBND TP Hà Nội, cũng như Thủ tướng Chính phủ, thế nhưng hoàn toàn chưa có bất kỳ thông tin gì.
Chính vì thế, tôi đề nghị Vinaconex phải có báo cáo cụ thể với Thủ tướng chính phủ với Hà Nội, vì sao báo cáo chậm như vậy, lý do chậm cũng phải công bố công khai để dân biết.
Nếu không chậm báo cáo, đã hoàn thiện và báo cáo lên các cơ quan quản lý rồi, thì phía Hà Nội cũng nên công bố công khai toàn bộ kết quả đánh giá những thông tin liên quan đến dự án, từ việc đấu thầu cũng như quy trình lựa chọn nhà thầu, chỉ tiêu giá cả vì đây không phải bí mật quốc gia.
Quốc hội đã có quy định tất cả các dự án liên quan đến dân, thì phải công bố công khai toàn bộ các chi tiết để dân giám sát".
Bên cạnh đó, theo bà An, sau khi công khai toàn bộ các kết quả kiểm tra, giám sát, các nhà khoa học cũng như quản lý sẽ xem xét, nếu đấu thầu đảm bảo quy trình, chất lượng thì tiếp tục. Còn nếu như sai quy trình, thì thuê chuyên gia quốc tế hỗ trợ thực hiện đấu thầu lại nếu cần thiết.
"Càng chậm công khai thì càng làm cho người dân đặt ra nghi ngờ về sự minh bạch của quá trình đấu thầu", bà An khẳng định.
Theo Báo Đất Việt
Dự án đường ống nước sông Đà sẽ huỷ hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc?" alt=""/>Dừng hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc: Điều Vinaconex chưa làm