Gần 70 năm sau, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy lại về chung một nhà. Đầu tháng này, thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính xã Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu đề nghị điều chỉnh đặt tên mới thành Phú Nghĩa. Tên mới, thực ra là cũ này, có vẻ nhận được sự đồng thuận. Các xã còn lại lận đận hơn. Chính quyền áp dụng nguyên tắc ghép tên hai xã hiện tại, Quỳnh Đôi sáp nhập với Quỳnh Hậu thành Đôi Hậu; Quỳnh Mỹ - Quỳnh Hoa thành Hoa Mỹ; Sơn Hải - Quỳnh Thọ thành Hải Thọ. Nhưng nhiều xã không muốn bị mất, dù chỉ một nửa, tên gốc của mình.
Trước sự phản ứng mạnh, huyện Quỳnh Lưu dự định làm lại quy trình đặt tên xã vào tháng tới, sau khi được tỉnh chỉ đạo.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030 yêu cầu cân nhắc yếu tố truyền thống, văn hóa, tập quán nhưng dường như thiếu phương pháp và tiêu chí rõ ràng cho cách đặt tên.
Mỗi địa phương một giải pháp. Huyện Ứng Hòa, Hà Nội đề xuất phương án "hòa cả làng", Cao Thành, Sơn Công và Đồng Tiến thành Cao Sơn Tiến; trong khi quận Đống Đa chấp thuận "đôi bạn cùng tiến" Phương Liên - Trung Tự, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Điểm bất cập của một số tên mới là đánh mất các địa danh nổi tiếng, như trường hợp vùng đất khoa bảng Quỳnh Đôi, tạo ra tên xa lạ (Cao Sơn Tiến) hoặc quá dài, gây khó cho người dân khi làm thủ tục hành chính. Một số tỉnh, thành, sợ vướng vấn đề đặt tên, đang manh nha đề xuất thay địa danh bằng con số khô khan.
Theo thống kê, đợt sắp xếp bắt buộc 2023-2025 gồm 56 tỉnh, 33 huyện và hơn 1.300 xã, phường. Nếu tính trung bình 3.500 dân/xã và 100.000 dân/huyện, ước chừng gần 8 triệu người dân sẽ có tên quê quán, địa chỉ thường trú mới. Đó là chưa kể hàng triệu người khác cũng sẽ bị ảnh hưởng, bởi thông tin quê quán truyền qua nhiều đời.
Chính phủ cần 1.323 tỷ đồng (55 triệu USD) ngân sách Trung ương để thực hiện chương trình sắp xếp. Ngân sách gồm kinh phí xây dựng đề án tại địa phương, tuyên truyền, vận động, lấy ý kiến cử tri, chi trả chế độ cho cán bộ, công chức dôi dư. Dự toán chưa tính tới chi phí thay đổi dữ liệu địa danh trong hệ thống thông tin nhà nước, chi phí cơ sở vật chất như thay con dấu, thay tên trụ sở, cũng như nguồn lực người dân bỏ ra để cập nhật giấy tờ tùy thân.
Tôi chỉ phải thay đổi tên quê quán, nửa vui vì được quay về địa danh thân thương cũ, nửa băn khoăn về những bất tiện trong việc cập nhật thông tin. Nhiều người vất vả hơn. Chẳng hạn, người thân của tôi ở phường Trung Tự, trong một ngày, bỗng nhận tin sẽ phải thay cả tên quê lẫn địa chỉ nơi ở. Họ có thêm nỗi lo về việc giao dịch các tài sản có liên quan tới địa chỉ, ví dụ hợp đồng mua bán nhà, chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại các cuộc họp lấy ý kiến, đa phần cư dân thắc mắc vấn đề này.
Chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính hướng tới giảm chi ngân sách, về lâu dài, tạo không gian phát triển kinh tế, xã hội. Chương trình sắp xếp tới năm 2030 dự kiến giúp giảm cán bộ cấp huyện khoảng 2.500 người, cấp xã 27.900 người và cán bộ không chuyên trách cấp xã 16.000 người. Theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn 2019-2021, việc tái cơ cấu các đơn vị hành chính giúp tiết kiệm ngân sách 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chi phí vô hình và hữu hình của việc "tách ra nhập vào" chưa được tính toán đầy đủ, do đó người dân chưa được tiếp cận tổng thể các hoạt động này.
Trong xây dựng pháp luật, công cụ Đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA), hiện được các nước phát triển áp dụng triệt để nhằm lượng hóa tác động của thay đổi chính sách tới các nhóm bị ảnh hưởng. Theo đó, nhóm dự thảo luật chịu trách nhiệm xác định vấn đề, phương án chính sách, cân đối lợi ích chi phí của từng phương án và chọn phương án tối ưu, đồng thời, thông tin rõ ràng kết quả đánh giá tới người ra quyết định và các bên liên quan. Theo các chuyên gia phát triển của Mỹ, nước đầu tiên áp dụng RIA, một đồng bỏ ra cho RIA, doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 100 nghìn đồng. Dù Việt Nam làm quen với RIA từ giữa những năm 2000, việc áp dụng cách tiếp cận này chưa thành thói quen trong hoạt động ban hành chính sách trong nước. Đó là một trong những lý do khiến nhiều quy định vừa ban hành phải thay đổi, hoặc nhiều đề xuất mới chào sân đã phải dừng, ví dụ mất bằng lái xe phải thi lại, hay mỗi người dân chỉ được bán 3-5 nhà trong một năm.
Với việc sắp xếp đơn vị hành chính, mục tiêu cắt giảm gánh nặng ngân sách có thể thực hiện thông qua tăng cường năng lực của cán bộ. Một chức danh có thể phụ trách nhiều xã mà không cần thay, xóa tên xã nào. Tương tự, cán bộ chuyên môn có thể đảm nhận công việc của nhiều xã.
Nếu sáp nhập được xác định mang lại nhiều lợi ích hơn, việc đặt tên mới cần tiến hành thấu đáo, trên nguyên tắc duy trì di sản văn hóa, lịch sử, tinh thần của địa phương. Người dân, các chuyên gia kinh tế, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, truyền thông cần được mời tham gia ý kiến từ sớm để đề xuất các phương án toàn diện, tạo đồng thuận trong cộng đồng.
Chu toàn như vậy sẽ hạn chế được những trường hợp máy móc như "Đôi Hậu" quê tôi.
Cẩm Hà
" alt=""/>Quỳnh Đôi + Quỳnh Hậu = Đôi HậuTại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, lãnh đạo Công ty Honda Việt Nam cùng lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã cùng bấm nút phát động Chương trình Trao tặng 20.000 mũ bảo hiểm năm 2020.
![]() |
Phát biểu trong lễ phát động, ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh văn phòng - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: “Đây là năm thứ 6 Ủy ban ATGT quốc gia phối hợp với Công ty Honda Việt Nam thực hiện chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho tất cả người dân trên cả nước mang tên “Cùng Honda chắp cánh tương lai”. Hoạt động thiết thực và ý nghĩa này xuất phát từ mong muốn tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chấp hành đội MBH cho người dân trên cả nước, đặc biệt là đối tượng học sinh sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, qua đó giảm thiểu nguy cơ và hậu quả tai nạn giao thông tại Việt Nam, giúp các em giữ trọn những ước mơ và tương lai tươi sáng.”
![]() |
Sau lễ phát động, Công ty Honda Việt Nam đã trao tặng 2.000 mũ bảo hiểm cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Hiền, thành phố Đà Nẵng. Các hoạt động trao tặng mũ bảo hiểm trong khuôn khổ chương trình sẽ được Honda Việt Nam triển khai xuyên suốt cả năm 2020 thông qua các hoạt động lồng ghép trong các chương trình đào tạo, giáo dục, tuyên truyền về ATGT trên cả nước.
![]() |
Hoạt động trao tặng 20.000 mũ bảo hiểm năm 2020 nằm trong khuôn khổ chương trình phối hợp trao tặng mũ bảo hiểm mang tên “Cùng Honda chắp cánh tương lai” giữa Honda Việt Nam và Ủy ban ATGT Quốc gia diễn ra thường niên từ năm 2015. Qua 5 năm triển khai, chương trình đã trao tặng 110,000 mũ bảo hiểm Honda tới tất cả các đối tượng người dân trên cả nước, góp phần nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm tại Việt Nam lên 90% trong năm 2019.
![]() |
Bên cạnh chương trình trao tặng 20.000 mũ bảo hiểm trong chiến dịch “Cùng Honda chắp cánh tương lai” cho đối tượng là học sinh, sinh viên và người dân trên toàn quốc, HVN còn phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực triển khai nhiều chương trình giáo dục ATGT khác như “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh tiểu học, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh các trường trung học cơ sở và phổ thông.
Đặc biệt, trong năm học 2019 - 2020, hưởng ứng năm ATGT cho trẻ em, HVN đã tiếp tục triển khai chiến dịch Trao tặng gần 2 triệu chiếc mũ bảo hiểm cho toàn bộ học sinh lớp Một mang tên “Giữ trọn ước mơ”, nâng tổng số mũ trao tặng cho học sinh lớp Một lên đến 4 triệu chiếc. Chương trình được thực hiện nhằm chung tay cùng Chính phủ nâng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em lên 80% vào năm 2020. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của HVN trong việc nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn của người dân trên cả nước cũng như bảo vệ tương lai cho các thế hệ trẻ Việt Nam, nhằm góp phần tạo dựng cuộc sống “tự do, an toàn và thoải mái” cho người dân trên cả nước.
Minh Ngọc
" alt=""/>Phát động chương trình tặng 20.000 mũ bảo hiểm![]() |
Á hậu Yan My. |
Yan My cho biết, bản thân cô từng đặt chân đến nhiều vùng đất của Tổ quốc. Tuy nhiên, cô vẫn muốn khám phá nhiều loại hình du lịch khác nhau, đặc biệt là những phong cách trải nghiệm mang hơi hướng cổ điển, tâm linh.
“Không phải ai cũng có thời gian để tổ chức một chuyến du lịch cho bản thân hoặc đi cùng bạn bè, chính vì thế, hãy luôn ở trong tâm thế của người đi du lịch, tận hưởng mọi khoảnh khắc của cuộc sống", cô nói.
![]() |
Yan My cho rằng, Việt Nam có phong cảnh tươi đẹp, đa dạng, ẩm thực tuyệt vời… Vì vậy, nếu là một người phải “xê dịch” vì công việc, hãy tự biến mình thành một tín đồ “xê dịch” chính hiệu.
“Biển xanh, nắng vàng thì ai cũng thích. Tuy nhiên nếu công việc không cho phép bạn được mặc một bộ đồ bơi thong dong trên bãi biển mà phải làm việc cả ngày trong một khách sạn hoặc trung tâm hội nghị thì sao? Bạn hãy tranh thủ để thưởng thức những gì có trong không gian ấy. Yan My thường uống cà phê trên ban công của một khu nghỉ dưỡng, khách sạn nơi mình đến công tác, ngắm phong cảnh từ nơi đó về đêm. Nếu bạn bỏ lỡ khoảnh khắc này thì thật lãng phí”, cô chia sẻ.
![]() |
Người đẹp Việt cũng cho biết, nếu được chọn lựa một nơi nào đó, Yan My sẽ đến với những resort mang phong cách cổ điển, đậm sắc màu vintage, check-in một vài kiểu ảnh, để sống với không gian lãng mạn ấy trong một vài giờ rảnh rỗi, tạo năng lượng để tiếp tục công việc.
“Du lịch tâm linh cũng vô cùng tuyệt vời, là người yêu thích và “đắm đuối” với các di sản chùa chiền ở Việt Nam, Yan My không thể bỏ qua những danh thắng tâm linh nếu đã đặt chân đến vùng đất có những ngôi chùa nổi tiếng. Phong cảnh chùa chiền luôn mang đến cho Yan My sự bình yên trong tâm hồn”, cô chia sẻ.
Ngôi nhà đã bị lãng quên nhiều thập kỷ nhưng đồ đạc bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Khi mở cánh cửa phủ đầy lớp bụi mờ của thời gian, ta dường như được quay ngược dòng kí ức trở về hơn 100 năm trước…
" alt=""/>Á hậu Yan My chia sẻ kinh nghiệm du lịch dành cho người bận rộn