>> Sinh viên kiếm 80 triệu/tháng
>> Sinh viên làm tranh từ... rác" alt=""/>Thu nhập tiền triệu và 'canh bạc' cuối năm của SV
Theo báo cáo của Văn phòng Bộ TT&TT, trong 2 tháng đầu năm 2024, doanh thu toàn ngành TT&TT ước đạt 653.284 tỷ đồng, tăng 24,55% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận toàn ngành ước đạt 46.300 tỷ đồng, tăng 15%. Đóng góp của ngành TT&TT vào GDP ước đạt 148.063 tỷ đồng, tăng 12,51% so với cùng kỳ.
Tại hội nghị, một trong những nhiệm vụ lớn mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặt ra cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong năm 2024 là phải cân bằng giữa quản lý và phát triển.
Theo đó, Bộ TT&TT sẽ sớm có buổi làm việc với các doanh nghiệp phát triển nội dung số, doanh nghiệp bưu chính, các mạng xã hội… để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Những vấn đề được Bộ trưởng lưu tâm là làm sao để hỗ trợ các doanh nghiệp nội dung số trong nước, vấn đề chống độc quyền trong bối cảnh nổi lên xu hướng kinh doanh khép kín của các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội, vấn đề khuyến mãi tràn lan của các doanh nghiệp xuyên biên giới gây ảnh hưởng xấu tới thị trường…
Bộ trưởng cũng lưu ý những vấn đề nóng của ngành TT&TT cần sớm được giải quyết trong năm 2024, đó là vấn nạn lừa đảo trực tuyến đang trở thành nỗi đau chung của toàn thể xã hội, vấn đề SIM rác kéo dài, chưa thể xử lý dứt điểm.
Để làm được điều đó, một trong những biện pháp cần làm ngay là gắn tên định danh (brandname) cho số điện thoại của các cơ quan công quyền, xử lý nghiêm và dừng hoạt động các điểm bán ghi nhận SIM rác.
Bộ TT&TT cũng sẽ điều chỉnh tỷ lệ thông tin tiêu cực trên không gian mạng, để phản ánh một cách chính xác dòng chảy chính, tạo niềm tin cho xã hội, nhưng đồng thời vẫn phản ánh được cái xấu, đủ sức răn đe, cảnh báo để xã hội tốt lên.
Để thúc đẩy chuyển đổi số, Bộ trưởng cho rằng, cách tốt nhất để làm các công việc mới là thí điểm với mô hình nhỏ và làm đến nơi. Khi có kết quả, cần nhân rộng mô hình với các hướng dẫn chi tiết theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.
Một điểm sáng trong công tác điều hành của Bộ TT&TT thời gian qua là việc biệt phái, luân chuyển cán bộ. Các cán bộ sau quá trình luân chuyển, biệt phái, có thành tích tốt đều đã được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn, thậm chí có cả cấp Thứ trưởng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, truyền thống luân chuyển cán bộ cần được tiếp tục duy trì thường xuyên. Trước mắt, Bộ TT&TT sẽ có buổi tổng kết kinh nghiệm, từ đó hình thành, bổ sung, hoàn thiện quy chế về việc luân chuyển cán bộ.
Đối với công việc của năm 2024, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị phải lập kế hoạch triển khai cụ thể theo từng ngày để Văn phòng Bộ đôn đốc việc thực hiện.
Bộ trưởng cũng lưu ý trưởng các đơn vị cần dành thời gian nghiên cứu lý luận thực tiễn trong việc phát triển thể chế, cởi mở với báo chí và nghiên cứu các bài học thực tế trong lĩnh vực được giao quản lý để chia sẻ cho người dân, doanh nghiệp tham khảo.
Học hỏi quốc tế về cách nghĩ, cách làm mới
Tại Hội nghị, nhiều cách nghĩ mới, cách làm hay của thế giới cũng đã được chia sẻ. Tại tham luận về định hướng phát triển hạ tầng số của Singapore, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Thành Phúc cho rằng, Singapore có quan điểm rất hay trong phát triển hạ tầng số, đó là đầu tư phải đi trước nhu cầu.
Đây là lý do nước này tập trung vào 5 ưu tiên chiến lược, đó là đầu tư phát triển dung lượng cáp quang biển, xây dựng kết nối nội địa, đảm bảo an toàn thông tin, phát triển trung tâm dữ liệu xanh, bền vững và thúc đẩy các tiện ích số Singapore Digital Utility Stack để tạo hạ tầng mềm cho người dân, doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, điểm chính yếu mà Việt Nam cần học trong câu chuyện của Singapore nằm ở chữ “Stack”. Đó là chuyển đổi số bằng cách tiếp cận phân tầng, nhằm biến việc khó thành việc dễ, đồng thời phân chia công việc cụ thể cho Chính phủ và các doanh nghiệp.
Lúc này, Nhà nước sẽ đứng ra làm các công việc mang tính nền tảng cho đổi mới như ra đời các thông tư, nghị định. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số ở các lớp phía trên. Cách tiếp cận phân tầng của Singapore sẽ là sự bổ sung cho lý luận Việt Nam về chuyển đổi số.
Xanh hóa phần mềm (Greening Software) là một trong những định hướng tiên phong của Singapore. Nói về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ đang là ngành tiêu tốn nhiều năng lượng.
Vấn đề trên chỉ có thể giải quyết bằng việc phát triển các phần mềm, con chip cho các tính năng cụ thể thay vì các tác vụ đại trà vốn tiêu tốn nhiều tài nguyên. Đó là lý do dẫn tới sự xuất hiện của các chương trình private AI, trợ lý ảo chỉ trả lời về một lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó là trường phái chip ứng dụng cho 1 chức năng cụ thể (specific chip).
Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT) Trần Minh Tuấn mang tới hội nghị bài tham luận về phương pháp quản trị mới bằng việc kết hợp giữa OKRs và trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là cách thúc đẩy tăng trưởng, sáng tạo và cải thiện hiệu suất đang được đơn vị này thử nghiệm triển khai.
Mô hình quản trị bằng OKRs đã được nhiều tập đoàn công nghệ như Oracle, Linked, Microsoft và một số quốc gia áp dụng. Do đó, ông Tuấn đặt vấn đề về việc các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam liệu có nên chuyển sang cách thức quản trị OKRs để đổi mới?
Nhận định về mô hình này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, OKRs là cách quản trị theo kiểu đặt mục tiêu cao và có sự điều chỉnh khi thực hiện. Phương pháp này là cách tiếp cận ngược của KPI vốn quản lý cứng dựa theo hiệu suất làm việc của từng cá nhân.
Bộ trưởng cũng lưu ý lãnh đạo các đơn vị về việc cần vận dụng mô hình quản trị theo kiểu KPI và OKRs sao cho đúng người, đúng việc. OKRs là phương pháp quản trị phù hợp với các nhân sự xuất sắc, sáng tạo. Trong khi, KPI chính là cách chia mục tiêu thành từng đầu việc nhỏ, phù hợp với cách làm “cầm tay chỉ việc”.
Theo Bộ trưởng, một tổ chức chỉ có thể ứng dụng OKRs nếu từng nhân sự trong đó có ý thức kỷ luật, tự giác tốt, biết cách làm các công việc của mình. Cách tiếp cận theo kiểu OKRs sẽ phù hợp với các công ty công nghệ, bởi đây là nơi đòi hỏi sự sáng tạo, khác biệt.
Từ những nhận thức, cách làm mới được chia sẻ tại buổi giao ban, Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị quán triệt với tinh thần làm tốt các việc của mình nhanh hơn, cách tiếp cận dễ hơn, từ đó tạo ra thành quả thúc đẩy Bộ, ngành phát triển.
Diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng - DF Cyber Defense 2020 là hoạt động dành riêng cho khối các tổ chức tài chính, ngân hàng, do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và IEC Group phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
Ngân hàng là một trong 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng, theo quy định tại Quyết định 632 ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc thù của ngành ngân hàng luôn luôn là đích ngắm chính của các tổ chức tin tặc khác nhau, các cuộc tấn công mạngđối với các hệ thống tài chính, ngân hàng liên tục tăng về số lượng và quy mô cũng như độ tinh vi.
Mặt khác, theo nhận định của đại diện NCSC, với những khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 gây nên trên toàn cầu, các tổ chức tài chính, ngân hàng và khách hàng của họ ở Việt Nam cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng, đối mặt với hàng loạt thách thức. Trong đó, việc gia tăng mạnh nguy cơ, các cuộc tấn công trên thế giới, đặc biệt các cuộc tấn công mạng có động cơ tài chính trong năm 2020 là điều khó tránh khỏi.
Đây chính là lý do chương trình diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng được tổ chức. Ngoài việc nâng cao năng lực tổ chức ứng phó, phát hiện sớm các nguy cơ và bảo vệ các hệ thống CNTT quan trọng của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chương trình diễn tập thực chiến vào ngày 16/12 tới cũng nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa các tổ chức.
Từ đó, hỗ trợ trau dồi kỹ năng của các tổ chức, giảm thiểu thời gian phát hiện, phản ứng, xử lý, ngăn chặn và khôi phục với các cuộc tấn công được trang bị kỹ thuật, chiến thuật mới.
Đại diện NCSC cũng cho hay, cuộc diễn tập thực chiến sẽ dựa trên tình huống thực tế được các chuyên gia của Trung tâm Giám sát xây dựng và lên kịch bản, có cập nhật mới nhất theo các xu hướng tấn công đang tồn tại trong năm 2020.
Trận thực chiến sẽ diễn ra giữa các nhóm cán bộ kỹ thuật chuyên trách về an toàn thông tin của từng đơn vị. Theo kế hoạch, ngày 8/12 Ban tổ chức mới chốt danh sách các đơn vị tham gia. Tổng giá trị giải thưởng của chương trình diễn tập lên đến 300 triệu đồng.
Ngay sau chương trình diễn tập sẽ là hội thảo Banking Tech Vietnam 2020 với chủ đề “Hành trình chuyển đổi số ngành ngân hàng trước những thách thức thế hệ mới”.
Hội thảo sẽ tập trung trao đổi, thảo luận những xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng hiện nay, đồng thời phân tích, đánh giá các cơ hội và thách thức trong quá trình dịch chuyển từ dịch vụ ngân hàng truyền thống sang mô hình số hóa, bao gồm tái thiết kế hệ thống, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và bảo mật thông tin, dữ liệu…
Đặc biệt, tại hội thảo, lãnh đạo các đơn vị, tổ chức đạt giải thưởng của DF Cyber Defense 2020 sẽ cùng trao đổi ý kiến chuyên môn và cập nhật kiến thức, kỹ năng cũng như các xu hướng tấn công mạng, biện pháp phối hợp xử lý nhanh, hiệu quả cùng các chuyên gia bảo mật trong và ngoài nước.
Tuy chưa thông tin về số lượng cụ thể các đơn vị đăng ký tham dự diễn tập và hội thảo, song đại diện Ban tổ chức khẳng định: “Đây sẽ là sự kiện chính thống gồm chuỗi hoạt động diễn tập và hội thảo chuyên sâu dành cho lĩnh vực tài chính và lĩnh vực ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. Hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng giúp cho ngành thực hiện mục tiêu chuyển đổi số thành công, an toàn và bền vững”.
M.T
Có sự tham gia của khoảng 300 cán bộ thuộc 6 Sở TT&TT khu vực phía Bắc, chương trình diễn tập ứng cứu sự sự cố năm 2020 tại khu vực Cụm 1 có chủ đề “Phối hợp ứng phó sự cố tấn công mạng trong khu vực”.
" alt=""/>Các tổ chức tài chính, ngân hàng sắp diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng