Tỉnh Khánh Hòa cho hay, các quy hoạch được duyệt đã tạo sự quan tâm, thu hút các tập đoàn lớn đến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án đô thị, công nghiệp, dịch vụ, công nghệ, thành phố thông minh...
Đơn cử như Tập đoàn FPT, Tập đoàn Capital House, Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn Sun group... hay tập đoàn Quantum muốn đầu tư Khu liên hợp Nhà máy điện Mỹ Giang với tổng công suất 6.000 MW tại Khu kinh tế Vân Phong.
6 tháng đầu năm nay, tỉnh này cũng thu hút được 8 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 4.078 tỷ đồng.
Đồng thời, Khánh Hòa cũng vừa ký biên bản ghi nhớ với 16 nhà đầu tư chiến lược ở lĩnh vực phát triển công nghệ, sản phẩm phần mềm chuyển đổi số, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao... với tổng vốn đăng ký hơn 80.000 tỷ đồng.
Hướng phát triển vịnh Cam Ranh, TP. Nha Trang, Khu kinh tế Vân Phong
Định hướng đầu tư năm 2024 của tỉnh cho thấy, đối với Khu kinh tế Vân Phong, tập trung thu hút đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo; trung tâm thương mại, tài chính có quy mô từ 12.000 tỷ đồng trở lên.
Hay đầu tư xây dựng và kinh doanh khu đô thị quy mô từ 300 ha trở lên; đầu tư khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và vui chơi giải trí tổng hợp có sân gôn, với quy mô từ 25.000 tỷ đồng trở lên.
TP. Nha Trang sẽ phát triển là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò một cực tăng trưởng quan trọng, cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa.
Tại khu vực này, tỉnh sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư dự án bệnh viện quốc tế và dự án nhà máy chất thải rắn Vĩnh Lương.
Khu vực vịnh Cam Ranh là vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội, gắn với quốc phòng, an ninh. Trong đó phát triển TP. Cam Ranh trở thành đô thị du lịch, logistics và huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.
Đồng thời, tỉnh sẽ rà soát các dự án chậm triển khai, hoạt động không hiệu quả để thu hồi, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới, có nhu cầu dịch chuyển sản xuất.
Trong danh mục 27 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho thấy, có những dự án cùng lúc nhiều “ông lớn” quan tâm đầu tư. Điển hình là dự án Khu du lịch, dịch vụ và đô thị Tuần Lễ - Hòn Ngang trên địa bàn xã Vạn Thanh và Vạn Thọ, thuộc huyện Vạn Ninh, quy mô 600-1.300ha thu hút cả chục nhà đầu tư lớn quan tâm, trong đó có Tập đoàn Sun group, CTCP FPT, Tập đoàn IPPG, Liên danh No Va và Đất Tâm, CTCP Flamingo Holding Group, CTCP Viglacera - CTCP, Cty TNHH Đầu tư Bất động sản Histar... Hay dự án Khu đô thị sinh thái Cổ Mã Tu Bông ở huyện Vạn Ninh, quy mô 2.100 ha cũng thu hút sự quan tâm của 3 nhà đầu tư: Sungroup, IPPG và Sovico. Dự án quần thể nghỉ dưỡng Hồ Na - Mũi Đôi trên địa bàn xã Vạn Thạnh, Vạn Thọ thuộc huyện Vạn Ninh cũng có 3 nhà đầu tư quan tâm là: Sun group, FPT và Sovico. Sovico, Phát Đạt, Sam Holding... quan tâm đến dự án khu đô thị Đông Bắc Ninh Hòa quy mô 550ha tại phường Ninh Hải, Ninh Diêm, Ninh Thọ thuộc thị xã Ninh Hòa. Ngoài ra, các doanh nghiệp khác như Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Sumitomo, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn T&T, CTCP Đầu tư Eurowindow... cũng quan tâm đến nhiều dự án khác trên địa bàn tỉnh. |
Do số lượng bị cáo quá đông nên phải mất hơn một ngày phần thủ tục và thẩm tra lý lịch đối với các bị cáo mới hoàn tất.
Trước khi đại diện VKS công bố cáo trạng, chủ tọa phiên tòa Huỳnh Văn Trực thông báo, trong phần xét hỏi, mỗi ngày HĐXX sẽ tiến hành thẩm vấn đối với 15-30 bị cáo. Do hiện tại, phần lớn các bị cáo đang ở hội trường Trại tạm giam Chí Hòa (T30) nên khi thẩm vấn, HĐXX sẽ có danh sách cụ thể gửi cho trại giam để dẫn giải đến tòa.
HĐXX lưu ý trong phần xét hỏi, các bị cáo tại ngoại và luật sư bào chữa phải có mặt tại tòa. Nếu các bị cáo vắng mặt, coi như vắng mặt không lí do và nếu luật sư vắng mặt, HĐXX cũng xem như không tham gia phần xét hỏi.
Đồng thời, HĐXX thông báo, kết thúc phần xét hỏi đối với nhóm tội danh nào, sẽ tiến hành tranh luận đối với nhóm tội danh đó. Nếu luật sư vắng mặt, HĐXX sẽ không quay lại phần tranh luận.
9h30, đại diện VKS công bố cáo trạng truy tố đối với các bị cáo.
Theo cáo trạng của VKS, tính đến thời điểm tháng 2/2023, trên cả nước có 280 trung tâm đăng kiểm, gồm: 20 trung tâm khối V trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, 64 trung tâm khối S thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh/thành phố và 196 trung tâm khối D là khối tư nhân.
Tại TPHCM có 5 trung tâm khối V và 2 chi nhánh, 3 trung tâm khối S, 9 trung tâm khối D.
103 bị cáo bị xét xử tội Nhận hối lộ
Gần 2 năm trước, trong các ngày 26 và 28/10/2022, khi đang thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TPHCM phát hiện 2 ô tô có dấu hiệu cơi nới thành, thùng xe nên dừng phương tiện để kiểm tra.
Kết quả cho thấy, số đo kích thước thành, thùng xe trùng khớp với số đo trong Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ (Giấy chứng nhận kiểm định). Tuy nhiên, kích thước này lại sai lệch so với số đo theo thông số kỹ thuật của xe trên cơ sở dữ liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam. Do đó, kết quả này được chuyển đến cơ quan điều tra để xác minh, làm rõ.
Từ dấu hiệu tội phạm nói trên, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TPHCM tiến hành điều tra, xác định hành vi phạm tội có tổ chức xuyên suốt từ Cục Đăng kiểm Việt Nam đến các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới, chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TPHCM và các địa phương trên cả nước.
Từ đó, cơ quan điều tra khởi tố 254 bị can về 11 tội danh, trong đó có nhiều bị can bị khởi tố từ 2-3 tội.
Trong đó, hai bị cáo là cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà và Trần Kỳ Hình cùng 101 đồng phạm bị xét xử về tội nhận hối lộ theo Khoản 4 Điều 354 BLHS có khung hình phạt lên đến tử hình. Ngoài ra, ông Trần Kỳ Hình còn bị xét xử tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Có 133 bị cáo đang bị tạm giam, 120 bị cáo tại ngoại và 1 bị cáo đang bị truy nã được đưa ra xét xử vắng mặt.