Tạ Tài Bình, sinh năm 1963, là người Trùng Khánh. Vốn là một nhân viên thuế vụ khu Ba Nam, người phụ nữ này bỏ việc vào năm 2000 rồi tập hợp một nhóm đối tác cùng mở sòng bạc.  |
Tạ Tài Bình bị cảnh sát đặc nhiệm Trung Quốc bắt giữ. |
Chỉ trong thời gian ngắn, Tạ Tài Bình được biết đến là "chị đại" đất Trùng Khánh, khét tiếng đến nỗi ngay cả những tay đầu gấu bặm trợn nhất ở thành phố này khi đó cũng phải dè chừng và khiếp sợ khi nhắc đến tên bà ta. Báo chí địa phương gọi Tạ Tài Bình "sư nương xã hội đen".
Tạ Tài Bình thoải mái "tác oai tác quái" là nhờ dựa hơi người anh chồng tên Văn Cường, nguyên Phó giám đốc thường trực Sở Công an, Cục trưởng Tư pháp Trùng Khánh. Núp bóng chiếc ô to này nên trong tất cả các tụ điểm cờ bạc của Trùng Khánh, duy nhất sòng bạc của nữ quái họ Tạ là an toàn nhất đối với các con bạc.
Sòng bạc của Bình hoạt động "ổn định" từ năm 2000 đến 2009 (khi cả băng nhóm do Tạ cầm đầu sa lưới) mà gần như không gặp bất cứ khó khăn nào từ cảnh sát hoặc cơ quan chức năng.
Chuyện kể rằng Văn Binh, chồng của Bình và là em của Văn Cường, từng gặp trực tiếp Trưởng phòng Công an phân khu Du Trung trực tiếp yêu cầu "quan tâm" tới việc làm ăn của hắn. Vị trưởng phòng tên Trường Kiện biết mình đang nói chuyện với ai nên không dám trái lời. Kiện thậm chí công khai dặn dò hoặc ngầm báo cấp dưới hãy để yên cho "chị Bình" làm ăn.
"Chị Bình là em dâu của đại ca Văn Cường, đến chỗ chị thì yên tâm đi, đố viên công an nào dám lởn vởn"- đó là những lời mà các con bạc thường rỉ tai nhau.
 |
Tạ Tài Bình cùng đàn em ra hầu tòa. |
Tháng 7/2009, Tạ Tài Bình cùng đồng bọn bị bắt trong chiến dịch triệt phá tội phạm xã hội đen của Công an Trùng Khánh do Bạc Hy Lai (người cũng đã "ngã ngựa") chỉ đạo. Cục trưởng Cục Tư pháp Văn Cường cũng sa lưới. Hai tháng sau đó, Tạ Tài Bình chính thức bị khởi tố tội danh lãnh đạo tổ chức xã hội đen và mở sòng bạc.
Theo cáo trạng, Tạ Tài Bình điều hành 20 ổ đánh bạc trong các khách sạn, hộp đêm, phòng trà ở Trùng Khánh. Băng đảng tội phạm của nữ quái đã gây ra hàng loạt vụ án tày trời như giết người, cướp của, bắt cóc, cố ý gây thương tích, tổ chức mại dâm, bắt giữ người trái phép, mở sòng bạc quy mô lớn….
Tuy nhiên, không chỉ là một thủ lĩnh xã hội đen khét tiếng, Tạ Tài Bình còn là con người dâm đãng vô độ. Bà ta đã từng bao 16 thanh niên trẻ trong thời gian dài để mua vui và thỏa mãn "nhu cầu" bản thân. Trong số này có nhiều người chỉ đáng tuổi con của "chị đại".
 |
Trong số các tình trẻ có La Toàn được Tạ Tài Bình sủng ái nhất. |
Một số thuộc hạ của Tạ Tài Bình hé lộ rằng, bà ta không bao giờ đi cùng chồng Văn Binh vì hai người đã giao kèo, không ai can thiệp "công việc nội bộ" của ai. Văn Binh nghiện ma túy rất nặng nên từ lâu đã "bất lực", không còn khả năng đáp ứng nhu cầu chăn gối của vợ.
Với những tội lỗi nghiêm trọng đã phạm phải, Tạ Tài Bình bị tòa tuyên phạt 18 năm tù. Hơn 20 đàn em của bà này lĩnh các mức án 1-13 năm tù. Ngoài ra, "chị đại" Trùng Khánh còn phải nộp phạt hơn 1 triệu Nhân dân tệ.
Thanh Hảo
" alt=""/>'Chị đại' khét tiếng TQ cùng lúc mua vui với hàng chục trai trẻ
Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965) là một bậc vĩ nhân và là một trong những chính khách nổi tiếng toàn cầu, đặc biệt trong vai trò Thủ tướng Anh từ tháng 5/1940 đến tháng 7/1945. Với tài hùng biện kiệt xuất, ông đã có nhiều bài phát biểu chứa đựng lời văn hùng hồn, rõ ràng và trong sáng, mang về cho ông Giải thưởng Nobel Văn học năm 1953. |
Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965). Ảnh: AP |
Từng là một người lính, nhà báo, tác gia và họa sĩ, Winston Churchill gây ấn tượng với hình ảnh một nhà lãnh đạo bệ vệ cùng điếu xì gà trên miệng và hai ngón tay giơ hình chữ V – biểu tượng của chiến thắng. Ông từng tuyên bố sẽ cống hiến cho dân tộc Anh "máu, công sức, nước mắt và mồ hôi" để giúp dân chúng bảo vệ được tự do của họ.
Sau khi Thế chiến 2 bùng nổ, ông Churchill đã kêu gọi người dân Anh chịu đựng gian khổ, đồng thời động viên binh lính Anh chiến đấu hết mình trước quân phát xít. Tháng 6/1940, liên quân Anh – Pháp bị Đức đánh cho đại bại. Để giải cứu 340.000 quân Anh – Pháp ở cảng Dunkirk của Pháp đang bị quân phát xít bao vây, Churchill đã huy động hơn 800 tàu thuyền các loại, từ tàu chiến, tàu đánh cá đến thuyền buồm… kéo sang Dunkirk.
Nhờ sự yểm trợ của không quân Anh, đội tàu đã di chuyển dưới làn mưa đạn của quân Đức và hoàn thành sứ mệnh một cách thần kỳ. Khoảng 224.000 quân Anh và 111.000 quân Đồng minh rút lui thành công. Ngay sau khi những con tàu cuối cùng đưa binh sĩ Đồng minh về đến Anh, vào ngày 4/6/1940 trước Hạ viện, Thủ tướng Winston Churchill đã có bài phát biểu nổi tiếng trên. Nhiều báo, tạp chí, như The Guardian (Anh) và Time (Mỹ) đã xếp bài phát biểu này vào danh sách những bài diễn văn vĩ đại của thế kỷ 20.
Mở đầu bài phát biểu, ông Churchil đã tường thuật lại tình hình "khó khăn và nặng nề" trên chiến trường mà những đội quân Anh phải đương đầu. "Đúng một tuần trước, khi tôi yêu cầu Hạ viện lên lịch chiều nay để tôi có cơ hội tường trình, tôi đã e rằng tôi đành phải thông báo thảm họa quân sự tồi tệ nhất trong lịch sử lâu dài của chúng ta", ông bày tỏ.
"Quân địch tấn công dữ dội tứ phía với sức mạnh lớn lao, và lực lượng chủ yếu của họ là Không lực, với sự áp đảo về số lượng, được ném vào trận chiến hoặc tập trung ở Dunkirk cùng các bãi biển”, ông nhấn mạnh thêm.
Tuy nhiên, các binh sĩ Anh vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ. “Họ phải hoạt động dọc bờ biển khó khăn, thường là trong thời tiết xấu, trong khi bom và pháo rơi hầu như không ngớt. Và như tôi đã nói, vùng biển này đầy những mìn và thủy lôi. Trong những điều kiện như thế mà quân ta vẫn tiếp tục, ít khi hoặc chẳng nghỉ ngơi gì cả, cả ngày lẫn đêm, đi từ chuyến này đến chuyến khác trong vùng nước hiểm trở, chở những binh sĩ mà họ cứu thoát được. Số người mà họ mang về là bằng chứng cho thấy sự tận tâm và hy sinh của họ”.
Ông nói, một "phép mầu giải cứu, đạt được bằng lòng dũng cảm, bằng quyết tâm, bằng kỷ luật hoàn hảo, bằng sự phụng sự xuất sắc, bằng nguồn lực, bằng kỹ năng, bằng lòng trung kiên không gì lay chuyển được, đã đến với chúng ta. Quân thù bị đánh bật trở lại bởi những người lính Anh và Pháp đang rút lui. Họ bị thiệt hại quá nặng nên không thể đuổi kịp bước quân ta".
Nhưng, Thủ tướng Anh cũng thẳng thừng khuyến cáo: “Chúng ta phải rất cẩn thận, đừng coi cuộc giải cứu đã là chiến thắng. Không thể thắng cuộc chiến bằng các các cuộc sơ tán. Nhưng có một chiến thắng trong chiến dịch này mà ta phải ghi nhận. Đó là chiến thắng của không lực".
Winston Churchill tiếp tục lý giải về chiến thắng này, để thuyết phục những ý kiến đánh giá thấp về thành tích của không lực Anh: "Đó là cuộc đọ sức lớn giữa không lực Anh và không lực Đức. Quý vị có thể nghĩ ra một mục tiêu to tát hơn cho không lực Đức không? Mục tiêu là ngăn chặn cuộc di tản từ các bãi biển, và đánh chìm tất cả tàu thuyền tham gia lên đến con số hàng nghìn. Liệu có mục tiêu quân sự nào quan trọng hơn nữa cho toàn bộ mục đích cuộc chiến này? Họ đã cố hết sức và bị đẩy lui; họ nhụt chí trong nhiệm vụ của mình.
Chúng ta đã di tản được lục quân, còn họ phải chịu thiệt hại gấp bốn lần. Những đội hình máy bay Đức to lớn - và chúng ta cũng biết họ thuộc chủng tộc rất dũng cảm – nhiều lần hứng đòn tấn công của không lực Hoàng gia vốn có số lượng chỉ bằng một phần tư, và họ đã phải phân tán ra các hướng khác nhau. 12 máy bay bị truy kích bởi chỉ 2 chiến cơ của không lực Anh. Một máy bay thậm chí phải lao xuống nước và chạy trốn khỏi một máy bay Anh không còn đạn. Tất cả các loại máy bay của ta – Hurricane, Spitfire và loại mới Defiant – cũng như tất cả các phi công của ta đều đã được minh chứng là vượt trội so với kẻ thù".
Tiếp tục bài phát biểu, Winston Churchill dành những lời xúc động ca ngợi lục quân: "Trong một chuỗi dài các trận đánh rất ác liệt, nay ở mặt trận này, chiến đấu trên ba mặt trận cùng một lúc, hai hoặc ba sư đoàn đã đấu với một số lượng quân địch ngang bằng hoặc đông hơn, và đã chiến đấu ác liệt trên một số chiến trường cũ mà nhiều người đều biết rõ, chúng ta đã thiệt hại hơn 30.000 người, gồm cả tử vong, bị thương và mất tích. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời chia buồn của Hạ viện tới tất cả những người đã mất và những người vẫn còn lo lắng"
Sau đó, ông tuyên bố tình trạng này sẽ không tiếp tục" và "chúng ta sẽ không mãn nguyện với một cuộc chiến phòng thủ. Chúng ta có nghĩa vụ đối với đồng minh của ta. Chúng ta phải gây dựng Lực lượng Viễn chinh Anh một lần nữa...".
Đề cập hiểm họa phát xít Đức đang hướng mũi dùi chiến tranh sang Anh, Winston Churchill khẳng định: "Chưa từng có thời kỳ nào trong tất cả những thế kỷ dài mà chúng ta kiêu hãnh lại có một lời đảm bảo tuyệt đối chống lại xâm lăng có thể được hứa với người dân"
"Cá nhân tôi có niềm tin trọn vẹn rằng, nếu tất cả làm tròn nhiệm vụ, nếu không lơ là việc gì, và sắp đặt tốt nhất mọi việc, như đang diễn ra hiện nay, chúng ta sẽ một lần nữa chứng tỏ khả năng bảo vệ đảo quê hương, vượt qua bão tố chiến tranh, hóa giải mối đe dọa của kẻ bạo tàn, trong nhiều năm nếu cần, và làm một mình nếu cần. Bất luận thế nào, đó là những gì chúng ta sẽ nỗ lực thực hiện".
Kết thúc bài phát biểu, Winston Churchill đưa ra những tuyên bố đầy sức mạnh: "Chúng ta sẽ đi đến cùng, chúng ta sẽ chiến đấu ở Pháp, chúng ta sẽ chiến đấu trên những vùng biển và các đại dương, chúng ta sẽ chiến đấu trên bầu trời với niềm tin ngày càng lớn và với nghị lực ngày càng mạnh. Chúng ta sẽ bảo vệ đảo của mình bằng bất kỳ giá nào. Chúng ta sẽ chiến đấu trên những bờ biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên những bến bãi, chúng ta sẽ chiến đấu trên những cánh đồng và những tuyến đường, chúng ta sẽ chiến đấu trên những ngọn đồi".
"Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng, và kể cả nếu như vậy – điều mà tôi không tin là hiện thực dù chỉ một khoảnh khắc – đảo này hoặc một phần lớn của nó sẽ bị khuất phục và chịu đói khát, thì đế chế của chúng ta ở phía bên kia biển cả, được trang bị vũ khí và bảo vệ bởi Hạm đội Anh, sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu, cho đến khi, vào thời điểm tốt lành của Chúa, Tân Thế giới, với tất cả sức mạnh và ý chí, tiến đến để cứu nguy và giải phóng Cựu Thế giới".
Thanh Hảo

'Tôi sẵn sàng chết đi', bài phát biểu để đời của Nelson Mandela
"Tôi sẵn sàng chết đi" là tựa đề bài phát biểu dài 3 tiếng đồng hồ của Nelson Mandela ngày 20/4/1964, được xếp vào danh sách những diễn văn làm thay đổi thế giới.
" alt=""/>'Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờ biển', diễn văn oai hùng bậc nhất