Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện 2 thành phần. Trước đó, hồi đầu năm, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN xây dựng cơ chế giá điện 2 thành phần, gồm giá công suất và điện năng.
Giá điện 2 thành phần gồm phần giá mà người sử dụng điện phải trả cho công suất đăng ký sử dụng và phần phải trả cho lượng điện năng tiêu thụ. Các nước trên thế giới đa phần đều áp dụng theo hình thức này, Trong khi đó, Việt Nam đang duy trì cơ chế giá bán theo một thành phần điện năng tiêu dùng, nghĩa là tính theo lượng điện năng thực tế sử dụng.
Trên cơ sở nghiên cứu của đơn vị tư vấn, EVN đề xuất xây dựng hệ thống 2 biểu giá. Cụ thể, với hệ thống biểu giá cơ sở, hệ thống giá điện 2 thành phần này dựa trên nền tảng của chi phí biên dài hạn và điều chỉnh theo các đặc điểm hộ tiêu dùng.
Tập đoàn này đánh giá phương án trên phản ánh đầy đủ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện, chỉ có nhóm khách hàng sinh hoạt và ngoài sinh hoạt.
EVN đề xuất áp dụng cơ chế giá mới theo giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức (Ảnh: EVN).
Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo 2 giai đoạn: Giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.
Với giai đoạn thử nghiệm, sẽ thực hiện trên dữ liệu thời gian thực, song song áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành để tính hóa đơn tiền điện đến hết năm nay.
Sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc, quá trình hoàn thiện biểu giá điện 2 thành phần, chuẩn bị đầy đủ hành lang pháp lý và các điều kiện liên quan khác, triển khai áp dụng chính thức cho toàn bộ khách hàng sử dụng điện lớn của Nghị định 80/2024, thay thế cho biểu giá điện hiện tại. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá điện hiện hành.
Theo EVN, phương án lý tưởng nhất là thực hiện giai đoạn này từ ngày 1/1/2025 cho toàn bộ khách hàng nếu giai đoạn thử nghiệm được triển khai và kết thúc như dự kiến.
Tại tọa đàm hồi tháng 4, ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - chia sẻ giá điện 2 thành phần nôm na giống với giá cước điện thoại cố định, tức là một số tiền cố định gọi là tiền thuê bao hàng tháng, dù không nghe gọi gì, gọi là giá công suất. Phần thứ 2 là tính trên lượng điện năng tiêu thụ, gọi là giá điện năng.
Theo ông Đức, cơ chế biểu giá điện 2 thành phần phản ánh chính xác chi phí phải bỏ ra để phục vụ mỗi khách hàng, là chi phí đường dây, trạm biến áp và chi phí điện năng.
Vị này đánh giá tác động đầu tiên của cơ chế giá điện 2 thành phần là giảm việc bù chéo giữa các khách hàng. Bên cạnh đó, cơ chế này cũng tránh các khách hàng đăng ký công suất lớn nhưng không dùng.
Về định nghĩa, giá điện năng thị trường là mức giá cho một đơn vị điện năng xác định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán điện năng cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.
Giá công suất thị trường là mức giá cho một đơn vị công suất tác dụng xác định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán công suất cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.
Để dễ hình dung, nhà cung cấp sẽ đưa ra các gói sản phẩm tương ứng biểu giá khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Ví dụ, hai khách hàng cùng tiêu thụ 30kWh/ngày nhưng khách hàng dùng 30kWh trong 1 giờ sẽ được tính giá khác với khách dùng 30kWh trong vòng 24 giờ.
" alt=""/>EVN đề xuất giá điện 2 thành phần, áp dụng từ năm 2025Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, một cơn bão có tên quốc tế là Toraji đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông, Philippines.
Hồi 7h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,1 độ vĩ Bắc; 126,9 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.
Dự báo, khoảng 7h ngày 11/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15 và hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông.
Đến 7h ngày 12/11, bão giữ nguyên hướng di chuyển với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, đi vào Biển Đông và suy yếu dần.
Sau đó, bão hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 500km về phía Đông với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km; cường độ tiếp tục suy yếu thêm.
Do ảnh hưởng của bão, đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão sóng cao 4-6m; biển động rất mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
" alt=""/>Cơn bão Toraji xuất hiện và sắp đi vào Biển ĐôngTổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Trong bài phát biểu trực tuyến đêm 4/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Hôm nay cũng có một báo cáo riêng từ Tình báo Quốc phòng Ukraine và Cơ quan Tình báo Nước ngoài về quân đội Triều Tiên trên lãnh thổ Nga. Hiện đã có 11.000 lính Triều Tiên ở Kursk. Chúng tôi đang chứng kiến lực lượng quân sự Triều Tiên tăng cường hiện diện tại đây, nhưng các đối tác của chúng tôi không hề thay đổi phản ứng".
Cuối tuần trước, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU) cho hay, hơn 7.000 lính Triều Tiên đã triển khai đến tỉnh biên giới Kursk của Nga và bắt đầu giao tranh với quân đội Ukraine tại đây.
"Quân đội Triều Tiên đã được đưa đến tiền tuyến với sự trợ giúp của ít nhất 28 máy bay vận tải quân sự của lực lượng hàng không vũ trụ Nga", DIU cho biết.
Theo tình báo Ukraine, Moscow đã trang bị cho quân đội Triều Tiên các loại vũ khí của Nga, bao gồm súng cối 60mm, súng trường AK-12, súng máy, súng bắn tỉa, tên lửa chống tăng dẫn đường, súng phóng lựu chống tăng, cùng thiết bị nhìn ban đêm.
Cũng theo báo cáo, binh sĩ Triều Tiên đang được huấn luyện tại 5 địa điểm khác nhau ở Viễn Đông của Nga để có khả năng hỗ trợ cho chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.
Kiev gần đây liên tục báo động về sự hiện diện của lực lượng quân sự Triều Tiên tại Nga, đặc biệt là tại tỉnh Kursk, với hy vọng phương Tây tăng cường hỗ trợ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua nói rằng, khoảng 11.000-12.000 lính Triều Tiên đang ở Nga, trong đó ít nhất 10.000 quân đã triển khai đến Kursk. Tuy nhiên, Washington hiện chưa thể xác nhận liệu quân đội Triều Tiên đã giao tranh với lực lượng ở Ukraine hay chưa.
Nga, Triều Tiên hiện chưa bình luận về thông tin trên, song trước đó khẳng định hợp tác quốc phòng giữa hai nước phù hợp với luật quốc tế và không nhằm vào bên thứ ba nào.
Theo Pravda" alt=""/>Ukraine nói 11.000 lính Triều Tiên đang ở tỉnh Kursk của Nga