Đau lưng có thể là dấu hiệu ung thư giai đoạn cuối
2025-05-05 11:18:03 Nguồn:NEWS Tác Giả:Kinh doanh View:705lượt xem
Ngồi nhiều,Đaulưngcóthểlàdấuhiệuungthưgiaiđoạncuốmu liver ít vận động, chấn thương khi tập luyện, viêm khớp và gắng sức quá mức là những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng. Nhưng theo các chuyên gia, đau lưng đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư giai đoạn cuối.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết, nếu bạn cố gắng tự khắc phục chứng đau lưng tại nhà nhưng thấy tình trạng vẫn kéo dài trong vài tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ gia đình.
Đau lưng là triệu chứng của nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư. Ảnh minh họa: Health Havard
Ung thư bàng quang
Đau ở lưng dưới có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang. Đây là cơ quan ở vùng bụng dưới chứa nước tiểu. Khoảng 10.300 người ở Anh được chẩn đoán mắc ung thư bàng quang mỗi năm, khiến đây trở thành bệnh ung thư phổ biến thứ 11.
Theo Yale Medicine, các khối u có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bàng quang, nhưng phổ biến nhất là các mô sâu nhất.
Bác sĩ Daniel Petrylak của Đại học Y Yale (Mỹ) giải thích: “Màng bàng quang thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư xâm nhập vào máu và được lọc qua thận”.
Tác nhân gây ung thư là những hóa chất có thể phản ứng với DNA khiến các tế bào nhân lên quá mức và trở thành ung thư.
Đau lưng dưới được ghi nhận là dấu hiệu của dạng ung thư bàng quang tiến triển. Bạn nên đi khám nếu có thêm một số triệu chứng khác như đi tiểu thường xuyên, tiểu ra máu và đau khi đi tiểu.
Ung thư cột sống
Mặc dù hiếm gặp nhưng ung thư ở tủy sống và cột sống có thể là nguyên nhân gây đau lưng.
Nếu đau lưng là dấu hiệu của ung thư cột sống thì đó là dấu hiệu sớm và theo thời gian, khối u có thể lan rộng ra nơi khác. Theo Mayo Clinic, cơn đau cũng có thể lan xuống hông, chân hoặc cánh tay của bạn và trầm trọng hơn theo thời gian - ngay cả khi bạn đang được điều trị.
Các triệu chứng khác đi kèm gồm tê, yếu, phối hợp tay và chân kém.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến có thể gây đau lưng. Bạn phải đến bác sĩ nếu đau lưng xuất hiện cùng với các triệu chứng khác của ung thư phổi bao gồm ho ra máu, khó thở dai dẳng, ho kéo dài ngày càng nặng hơn.
TheoExpress, căn bệnh này được chia thành hai nhóm: ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Nhóm đầu là dạng phổ biến nhất và có tỷ lệ sống sót cao hơn.
Nguy cơ mắc ung thư có thể giảm đi bằng cách thực hiện một số thay đổi trong lối sống. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ của bạn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 30-40% nguy cơ ung thư do các yếu tố liên quan tới lối sống.
Khiến gần 24.000 người Việt tử vong mỗi năm, ung thư phổi có di truyền không?
Nhiều người lo lắng nếu có bố mẹ, anh chị em mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên trong gia đình sẽ ra sao.
Sau hơn 1 tháng tự điều trị tại nhà, chị Cúc đã âm tính với nCov.
“Tinh thần luôn là yếu tố tiên quyết, cần có sự bình tĩnh để biết mình phải làm gì trước khi nằm bẹp. Tôi chuẩn bị thuốc Tylenol Acetaminnophen loại mạnh, thuốc cảm để uống và sả, gừng, cam, chanh, dầu xanh, viên bạc hà để xông hơi”, chị Cúc kể.
Sau khi đã chuẩn bị xong, chị quyết định đóng cửa nhà, nhốt mình bên trong để tự cách ly, điều trị bệnh. Ngày đầu tiên, chị chỉ bị những cơn đau đầu hành hạ. Đến ngày thứ hai, chị cảm thấy những cơn lạnh thấu xương bao trùm cơ thể.
Chị kể: “Ngày thứ 3, người tôi đau nhức. Ngày thứ tư, tôi bắt đầu sốt cao, chân tay rã rời rồi ho, người xanh như tàu lá chuối. Ngày thứ 5 và thứ 6, tôi mất vị giác, khứu giác, khó thở”.
Cũng theo chị, ngày thứ 5 và thứ 6 là thời điểm căn bệnh phát tác mạnh nhất. Vào thời điểm ấy, chị như nghẹt thở, mệt mỏi rã rời, không muốn ăn uống. Tuy vậy, chị biết, đây là thời điểm quyết định để biết mình có thể vượt qua được bệnh tật, giành lại sự sống hay không.
Để cơ thể có điều kiện vận động, chống lại bệnh tật, trong thời gian tự cách ly, dù mệt mỏi chị cũng cố tự nấu ăn.
“Lúc này, tôi luôn phải vững tâm và tuyệt đối tin tưởng mình sẽ vượt qua rồi hạ quyết tâm phải chiến thắng dịch bệnh. Mỗi ngày, tôi uống thuốc đã chuẩn bị đúng giờ và cố gắng ăn uống dù miệng thấy nhạt, không có cảm giác muốn ăn”, chị Cúc chia sẻ.
Quá trình tự cách ly, điều trị tại nhà của chị Cúc kéo dài 10 ngày và bắt đầu bằng việc đóng cửa, giam mình trong nhà. Để bảo vệ người thân trước bệnh dịch, chị từ chối mọi lời đề nghị giúp đỡ từ con cái, bạn bè.
10 ngày giành giật sự sống
Chị nói: “Tôi từ chối, không cho con cái, bạn bè giúp đỡ nhưng không ai chịu. Thấy tôi kiên quyết quá, họ nói sẽ mua thức ăn treo ngoài cửa cho tôi. Tôi đồng ý để họ yên tâm nhưng rồi không nhận, cố gắng tự nấu ăn cho mình”.
“Đó cũng là một trong những phương pháp tự điều trị. Dù rất mệt nhưng phải vận động. Thế nên, tôi chọn cách đi tới đi lui nấu nướng để cơ thể được vận động”, chị kể.
Chị Cúc đang trong thời gian hồi phục sức khỏe và có thể trồng, chăm sóc hoa, rau trong vườn nhà.
Ngoài việc uống thuốc, cố gắng ăn uống, vận động, mỗi khi cơ thể mệt mỏi, khó thở, sốt, chị Cúc nấu nước xông hơi bằng sả, chanh, lá chanh, cam, dầu gió, viên bạc hà. Theo chị, những ngày đầu phát bệnh, chị chỉ xông 2-3 lần/ngày.
Tuy nhiên, đến ngày thứ 5, thứ 6, bệnh vào giai đoạn cao trào, nghẹt thở, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống chị tăng số lần xông trong ngày. Trong 2 ngày này, chị xông đến 6 lần/ngày.
Chị chia sẻ: “Hai ngày này là mấu chốt xem mình có vượt qua được hay không và tôi thấy rằng, việc xông hơi như thế rất quan trọng. Nhờ xông hơi liên tục tôi thấy mình khỏe hẳn, không còn mệt mỏi, nghẹt thở nữa”.
Sau khoảng 10 ngày thực hiện quá trình điều trị trên, chị dần nhận thấy cơ thể bớt mệt mỏi, không còn bị những cơn sốt hành hạ. Đặc biệt, chị không bị khó thở nữa. Tuy vậy, chị Cúc vẫn không chủ quan và tiếp tục tự điều trị theo phương pháp trên.
Cuối cùng, hai tuần sau chuỗi ngày điều trị, chị đến trung tâm y tế xét nghiệm với trong sự tự tin lớn rằng mình đã vượt qua căn bệnh. Thế nhưng, kết quả xét nghiệm cho thấy chị vẫn dương tính với nCov.
“Sau xét nghiệm lần 2 này, tôi không hề tuyệt vọng vì nhận thấy rằng, các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm rất nhiều. Tôi tiếp tục tự điều trị thêm 2 tuần nữa. Sau 2 tuần này, khi không còn cảm thấy các triệu chứng, tôi đi xét nghiệm lần thứ 3 và được thông báo âm tính với nCov”, chị chia sẻ trong niềm hạnh phúc.
Sau hơn 1 tháng căng mình chiến đấu với Covid-19 trong vô số khó khăn, nhiều lúc tưởng chừng như gục ngã, chị Cúc sụt cân nghiêm trọng, tiều tụy, xanh xao. Tuy vậy, chị vẫn cảm thấy vui vì đã giành lại sự sống, lan tỏa sự tự tin trong việc đối đầu với đại dịch.
Chị nói: “Hiện tại, tôi đã qua cơn bạo bệnh nhưng vẫn còn di chứng như tóc rụng nhiều, đôi lúc rất khó thở... Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết, có những người nhiễm Covid nặng, sau một năm mới trở lại bình thường. Thế nên, nếu không thật cần thiết, mọi người không nên ra ngoài để hạn chế thấp nhất việc nhiễm bệnh”.
Nguyễn Sơn
Ảnh: nhân vật cung cấp
Bệnh nhân khỏi Covid-19: Ngửi thấy mùi hôi thối, không thể hôn chồng
Một năm sau khi mắc Covid-19, Sophia (Anh) luôn ngửi thấy mùi khó chịu như mùi của rác thải. Chuyên gia cho rằng, tình trạng này của cô có thể kéo dài đến 3 năm.
" alt=""/>Nữ Việt kiều 10 ngày đóng cửa, một mình chiến đấu với Covid