Bạch Công tử George Lê Công Phước ... chết không đất chôn
Người tôi muốn tìm là một người nổi tiếng. Ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Mỹ Tho. Khi mất ông được an táng tại ấp Thạnh Khiết (xã An Thạnh Thủy – huyện Chợ Gạo, Tiền Giang).
Ông là Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước (1901- 1950). Cuộc đời ngắn ngủi 49 năm đó, Bạch công tử - biệt danh dân gian thời bấy giờ đặt cho ông - đã để lại biết bao chuyện mà chúng ta cần chiêm nghiệm và suy gẫm.
Là con trai thứ 4 của Đốc phủ Lê Công Sủng, Bạch công tử sinh ra tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc phường 3 TP. Mỹ Tho). Đốc phủ Sủng vốn người Bình Định được chính quyền Pháp thuộc điều vào làm quận trưởng quận Châu Thành rồi sau đó làm quận trưởng quận Chợ Gạo.
Đốc phủ Sủng không giàu, có nhiều vợ trong đó có bà Đào Thị Linh quốc tịch Pháp là người giàu có trong vùng. Bà Linh sống với đốc phủ Sủng được một thời gian có một đứa con chung là Lê Công Phước thì bị bệnh lao. Bệnh này lúc bấy giờ là bệnh nan y nên không chữa được và bà chết sớm để lại một gia tài đồ sộ.
Nhờ vào thế lực và vốn liếng được thừa hưởng, đốc phủ Sủng đã lao vào làm ăn kinh doanh nên chẳng mấy chốc, gia tài đồ sộ của vợ để lại càng đồ sộ hơn. Mức giàu có của đốc phủ Sủng đứng vào hàng nhất nhì của khu vực Mỹ Tho - Gò Công lúc bấy giờ.
![]() |
Mộ Bạch công tử thứ 2 từ ngoài vào. Trên bia chỉ vỏn vẹn mấy chữ :"Bạch công tử, George Lê Công Phước", không ngày sinh ngày mất và tên người lập mộ |
Năm 1909, đốc phủ Sủng được đại diện cho tỉnh Mỹ Tho dự hội chợ ở Pháp. Tại kinh đô ánh sáng, đốc phủ Sủng đã tìm mọi cách để sau đó gởi gắm con trai Lê Công Phước sang Pháp du học.
Theo quan niệm của giới quan lại thời bấy giờ, có con qua Pháp du học là một vinh dự lớn. Ngày đi và ngày về luôn có những cuộc đưa đón rình rang long trọng. Vậy mà, trên đất Pháp, thay vì chuyên tâm học tập, George Phước lao vào ăn chơi trụy lạc. Sau mấy năm ở xứ người, Lê Công Phước trở về với bàn tay không khiến cho đốc phủ Sủng vô cùng thất vọng...
Hình phạt ông dành cho cậu quí tử là phải làm phụ hồ, gánh gạch khiêng đá cùng với nhóm thợ đang xây dựng căn nhà. Biết lỗi và chấp nhận hình phạt của cha, George Phước miệt mài lao động trong nhiều tháng cho đến khi xây dựng xong căn nhà. Nhờ vậy mà cha ông nguôi giận.
![]() |
Đường đến mộ Bạch công tử ở ấp Thạnh Khiết (xã An Thạnh Thủy – huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) |
Ông đốc phủ Sủng không may qua đời khi cậu tư Phước còn quá trẻ. Tuổi đời chưa đến 20 với sản nghiệp quá lớn, sẵn máu ăn chơi trong người đã làm cho George Phước lao vào những cuộc chơi suốt sáng, trận cười thâu đêm.
Cái kết cục của những cuộc chơi hoang phí vô độ đó, gia tài của mẹ cha để lại sớm vơi dần đi đến chỗ khánh tận. Khi chưa được 50 tuổi cậu tư Phước phải sớm lìa đời vì ma túy. Thi hài Bạch công tử được một người quen đem về an táng trên miếng đất mà vốn là của ông nay đã đổi chủ.
Bạch công tử qua đời khi không còn một chút tài sản nào trong tay. Nấm mồ của người giàu có nhất vùng trong hàng chục năm qua vẫn là nấm mồ đất. Mãi cho đến 2005, ngôi mộ mới được xây lại.
Lấy cốt làm du lịch
"Mời anh vào nhà mình nói chuyện. Đứng ở đây trời nắng, nóng lắm", giọng nói từ phía sau vọng tới làm tôi quay người lại. Anh Võ Thành Sang, 42 tuổi hiện là người chủ mảnh đất này kiêm cả việc "quản trang" 5 ngôi mộ trong vườn.
![]() |
Nhà của ông Nguyễn Hoàng Phi, nơi Bạch công tử sống những ngày cuối đời và đã chết tại đây. Ngày nay, ngôi nhà này thuộc ban Dân vận huyện ủy Chợ Gạo |
Anh Sang cho biết, mấy năm trước năm nào cũng có người của ngành Thông tin văn hóa về đây viếng mộ Bạch công tử. Chỉ có 2 năm gần đây vắng bóng.
"Tôi thừa kế mảnh đất này trong đó có mộ Bạch công tử từ cha tôi. Tôi chỉ nghe loáng thoáng cũng không nhớ rõ, trước đây khu vực này nằm trong vùng đất cò bay thẳng cánh của Bạch công tử. Do ăn chơi quá trớn nên tài sản lần lượt đội nón ra đi và mảnh đất này chuyển sở hữu về cho ông Nguyễn Hoàng Phi - một điền chủ vùng Chợ Gạo.
Những năm tháng cuối đời, Bạch công tử nghiện ngập nặng sống lang thang ở vùng vườn Ông Thượng (công viên Tao Đàn ngày nay). Ông Nguyễn Hoàng Phi vốn trước đây được Bạch công tử giúp đỡ nên cảm ân đức đã đón Bạch công tử về nhà tá túc. Ngôi nhà đó bây giờ là ban Dân vận thuộc huyện ủy Chợ Gạo.
Sống ở đây được vài tháng, đầu năm 1950, Bạch công tử qua đời. được đưa về ấp Thạnh Khiết chôn cất. Ban đầu chỉ là nấm mộ đất. Ông Nguyễn Hoàng Phi sau đó cũng mất và con trai ông - ông Nguyễn Hoàng Lũy - thừa kế chăm sóc và bảo quản các mộ phần.
![]() |
Mộ phần Bạch công tử |
Tôi cũng không hiểu sao chỉ nghe cha tôi nói, ông Lũy sau đó đổi cho cha tôi thửa đất này và giờ đây tôi là người cư ngụ tại đây tiếp nối công việc bảo quản giữ gìn các ngôi mộ.
Tôi còn nhớ, năm 2005, ông Lũy cho biết có xin được tiền nhưng không nói rõ là xin của ai và xin được bao nhiêu, sửa sang lại ngôi mộ của Bạch công tử. Ngày xây mộ tôi có mặt chứng kiến khi đào huyệt làm móng có lộ ra quan tài bằng gỗ tốt. Điều này có thể xóa tan được sự đồn đãi, Bạch công tử chết không có hòm phải bó chiếu đem chôn.
![]() |
Anh Võ Thành Sang,người chăm sóc mộ Bạch công tử hiện nay, trước ngôi nhà của mình |
Có nhiều dư luận về ngôi mộ của Bạch công tử. Năm 1999, NSND Phùng Há, người vợ một thời của Bạch công tử có về gặp ông Lũy đặt vấn đề xin lấy cốt hỏa táng đem về thờ ở nghĩa trang nghệ sĩ. Ông Lũy không đồng ý vì theo ông Lũy hỏa táng là mất hết dấu vết không còn gì chứng minh khi nhắc đến Bạch công tử"
"Cách đây khoảng 3 năm" - anh Sang kể tiếp "có một người xưng là Thầy Đức có gặp anh đề nghị được lấy cốt đem về thị trấn cải táng xây mộ hoành tráng làm khu du lịch như khu du lịch công tử Bạc Liêu. Ông thầy Đức nói sẵn sàng chi 8 tỉ để lo cho công việc này. Tuy nhiên, tôi cũng không đồng ý cho lấy cốt và nói nếu muốn làm như vậy sao không làm tại đây mà phải chuyển đi xa? Người chết đã chết không nên động mồ động mả.
Ý tưởng xây khu du lịch Bạch công tử của ông Thầy Đức không thành và từ đó đến nay, không còn ai trở lại lui tới viếng mộ Bạch công tử nữa.
Đã hơn 60 năm trôi qua, câu chuyện về Bạch công tử ở đất Chợ Gạo dần đi vào quên lãng. Cũng còn người nhớ đến và họ vẫn xem như đây là một bài học để răn dạy con cháu về phong cách sống và làm người. Sống xa hoa phung phí đến lúc chết không có mảnh đất để chôn vẫn luôn là lời cảnh tỉnh đến mọi người trong mọi thế hệ...
(còn tiếp)
Trần Chánh Nghĩa
" alt=""/>Cuộc đời George Lê Công PhướcSáng 2/8, vào lúc 9h55, 9h56 và 9h58, 3 bé gái con sản phụ Y. lần lượt cất tiếng khóc chào đời với trọng lượng là 2,1kg, 2,2kg và 2,2kg. Các bé được chuyển khoa Sơ sinh, được áp dụng sớm phương pháp chăm sóc Kangaroo dành cho trẻ sinh sớm với sự hỗ trợ của gia đình, giúp bé ổn định thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim, tiêu sữa tốt.
Chiều cùng ngày, 3 bé gái con chị T. chào đời với cân nặng 1,5kg, 1,7kg và 2kg. Ba bé gái được chuyển về khoa Hồi sức sơ sinh nằm giường sưởi ấm để ổn định thân nhiệt, chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi chặt chẽ.
“Các công ty công nghệ toàn cầu không được nằm ngoài vòng pháp luật , đặc biệt khi có quá nhiều thứ đang bị đe dọa”, ông Rod Sims, chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC) nhận định.
Đó là vào một ngày mùa hè năm 2019, ACCC đã đệ trình Thủ tướng Úc một bản báo cáo dày 623 trang toàn những biểu đồ và số liệu cho thấy sự suy giảm mạnh mẽ của báo chí địa phương.
Báo cáo này chính là phát súng báo hiệu sự mở đầu cho một cuộc chiến tưởng như không cân sức giữa các cơ quan báo chí với những gã khổng lồ công nghệ xuyên biên giới hay còn gọi là Big Tech.
Dự luật mang tính cách mạng
Hồi tháng 2 năm nay, dự luật Đàm phán truyền thông tin tức của Úc đã chính thức đi vào hiệu lực, tạo ra một đòn giáng mạnh vào đế chế mạng xã hội Facebook và gã khổng lồ tìm kiếm Google.
Đạo luật này là kết quả của một quá trình chuẩn bị kéo dài tới ba năm, được thúc đẩy bởi chính phủ Úc và soạn thảo bởi ACCC.
Trong giai đoạn từ 2017-2019, cơ quan này đã soạn ra tám báo cáo khác nhau để phân tích về mối tương quan giữa báo chí với các nền tảng kỹ thuật số như Facebook và Google.
Facebook từng đáp trả dự luật của Úc bằng việc chặn mọi tin tức của Úc trên mạng xã hội này.
Tháng 4/2020, chính phủ Úc yêu cầu ACCC phải soạn ra một dự luật bắt buộc, lần đầu tiên và chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Từ đó, một dự luật đã được trình lên Thượng viện và Hạ viện Úc lần đầu vào cuối năm 2020, được lưỡng viện nước này thông qua và có hiệu lực ngay lập tức kể từ ngày 25/2/2021.
Đây có thể xem là một tốc độ làm việc vô cùng khẩn trương trong bối cảnh Big Tech đang ngày càng bành trướng và nuốt hết thị phần của báo chí. Bằng những thuật toán riêng, Facebook hay Google đã gom những miếng bánh ngon nhất, lấy nội dung báo chí mà không có sự chia sẻ doanh thu công bằng.
Khi đó, rất ít người nghĩ đến chuyện đòi lại tiền từ Facebook hay Google. Các quốc gia đều không đạt được những nỗ lực đáng kể nào để đem lại sự công bằng giữa báo chí và các nền tảng số.
Cuối cùng, Úc đã làm nên lịch sử với một dự luật nhắm thẳng vào bất cứ công ty công nghệ nào cạnh tranh không lành mạnh và xâm phạm bản quyền nội dung tin tức.
Có gì ở đạo luật của Úc?
Đạo luật Đàm phán truyền thông tin tức không phải công cụ trực tiếp để thu tiền của Facebook hay Google, mà nó đóng vai trò trọng tài và gây sức ép cho các nền tảng số.
Các điều khoản trong đạo luật này nhìn chung là có lợi cho cơ quan báo chí, bao gồm cả các tờ báo giấy rất nhỏ ở địa phương cho đến các hãng thông tấn có sự hiện diện ở Úc như các ấn bản điện tử do tập đoàn News Corp của Mỹ vận hành hay The Guardian và Daily Mail của Anh.
Facebook đương nhiên chính là kẻ phản ứng dữ dội nhất khi dự luật được thông qua hôm 25/2. Dù đã ‘làm mình làm mẩy’ với chính phủ Úc, Facebook cuối cùng cũng chịu nhượng bộ.
Dự luật cũng được sửa đổi vào phút chót khi trao quyền đàm phán lại cho các cơ quan báo chí và chính phủ sẽ chỉ định cơ quan đóng vai trò trọng tài khi đàm phán thất bại.
Cuối cùng, Facebook đã đạt được dàn xếp với News Corp và Nine Entertainment trong một thỏa thuận không được tiết lộ lên tới nhiều triệu USD mỗi năm. Theo nhà phân tích ở Morningstar, mô hình của Úc có thể đem về khoảng 150 triệu USD mỗi năm mà các nước khác có thể học hỏi.
Gần hơn, Facebook tiếp tục nhượng bộ và trả tiền cho các cơ quan báo chí nhỏ hơn dưới dạng tài trợ quỹ. Số tiền ở thỏa thuận này không được tiết lộ, nhưng Facebook và Country Press Australia (CPA) đã ký một thư ngỏ dẫn tới thỏa thuận chung trong nhiều năm tới.
CPA là tổ chức đại diện cho 81 nhà xuất bản tin tức với 160 ấn bản địa phương trải khắp nước Úc. CPA đã được ACCC ủy quyền đại diện làm việc với Facebook và Google trong việc đòi lại tiền từ các nền tảng số.
Cơ hội nào cho các nước khác?
Phát súng khai hỏa của Úc đã mở đường cho các nước như Mỹ, Anh hay Pháp tìm ra cách thu tiền từ Facebook và Google hoặc ít nhất là gây sức ép để Big Tech chia lại miếng bánh cân bằng hơn.
Sức ép này phần nào đã có hiệu quả ở bên ngoài nước Úc. Theo đó, Google đang phải triển khai News Showcase như một cách để trả tiền bản quyền nội dung cho báo chí với cam kết con số ban đầu khoảng 1 tỷ USD. Tính năng này hiện đã có mặt ở tám nước là Anh, Úc, Đức, Brazil, Argentina, Ý, CH Séc và Ấn Độ.
Facebook cũng đang triển khai mục News ở Anh với chi phí bản quyền tin tức phải trả không được tiết lộ. Nhưng mạng xã hội này đang lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD trong vòng ba năm tới để hỗ trợ báo chí trên toàn cầu.
Facebook sau cùng cũng phải nhượng bộ, ngồi vào bàn đàm phán với các hãng tin ở Úc. (trong ảnh: CEO Mark Zuckerberg của Facebook và CEO Robert Thomson của News Corp.)
Điều này đồng nghĩa với việc, các cơ quan báo chí ở Việt Nam cũng sẽ nằm trong kế hoạch của Facebook và Google mà vấn đề chỉ còn là thời gian. Nhưng nếu muốn nhanh hơn, một dự thảo luật buộc các nền tảng xuyên biên giới phải trả tiền cho cơ quan báo chí là điều cần được tính đến.
Hoặc ít nhất cơ quan quản lý cần siết chặt hoạt động của Facebook và Google ở Việt Nam theo các quy định đã có về thuế, Luật An ninh mạng và Luật Cạnh tranh. Có như vậy, Big Tech mới chịu ngồi vào bàn đàm phán để đi đến một thỏa thuận đem lại sự công bằng cho ngành xuất bản nội dung nói chung và báo chí nói riêng.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho biết: "Hơn 80% doanh thu quảng cáo hiện nay rơi vào tay Facebook, Google". Miếng bánh quảng cáo của các báo điện tử của Việt Nam đang bị các nền tảng xuyên biên giới như Facebook và Google xâm lấn ngày càng mạnh. Trong khi các nền tảng này lại sống dựa rất nhiều trên các thông tin của các báo điện tử qua hình thức người dùng chia sẻ.
Lãnh đạo một tờ báo chia sẻ có vẻ như Google có chính sách nới lỏng việc chi trả cho các báo điện tử của Việt Nam, nhưng Facebook là "gã" keo kiệt đang kiếm tiền trên lưng các báo điện tử của Việt Nam mà số tiền họ chi trả thấp đến mức mà các báo không còn quan tâm đến. Đây là điều không thể chấp nhận được. Thế nhưng, nếu các báo điện tử Việt Nam không chung sức đồng lòng như các nước khác thì Facebook vẫn cứ nhởn nhơ kiếm tiền trên lưng họ.
Phương Nguyễn
" alt=""/>Nước Úc bắt Facebook trả tiền cho báo chí, bài học cho Việt Nam