
 |
Ảnh minh hoạ: Internet |
Chưa thấy mặt mũi chồng đâu, chưa rõ thực hư thế nào mà cái tin chồng tôi bị gái làng chơi trên phố huyện "bỏ bùa yêu" đến mất sạch cả xe máy, tiền nong cùng giấy tờ đã ào về làng, len vào từng ngõ, từng nhà như một cơn lốc cuốn. Bàng hoàng với những gì nghe được khiến tôi và đứa con gái lên 7 chỉ còn biết đóng cửa, âm thầm chờ chồng tôi về để biết rõ ngọn ngành...
19 tuổi tôi yêu anh, và chỉ sau vài tháng đi lại tìm hiểu tôi đã trở thành dâu nhà anh. Anh hơn tôi 8 tuổi, ở cái tuổi của anh trong làng đã làm bố vài đứa trẻ rồi, nhưng vì anh rời làng vào Nam làm thợ xây khi 18 tuổi nên muộn vợ.
Sau hai năm vợ chồng hạnh phúc, tôi sinh con gái đầu lòng trong sự mừng vui của đôi bên gia đình, còn chồng tôi anh yêu con gái lắm, đi làm thợ dù có xa xôi bao nhiêu anh cũng cố về với con, dù chỉ là một buổi.
Khi con gái được 5 tuổi, tôi mang bầu lần thứ 2, nhưng không may bị ngã khi gánh lúa về nhà nên phải bỏ cái thai mới tượng hình. Chồng tôi xót xa lắm, anh nhất quyết bỏ nghề thợ xây để về nhận làm thuê bất cứ việc gì miễn sao được gần vợ, gần con, đỡ đần cho tôi việc nhà, việc đồng để tôi có thời gian lấy lại sức.
Thật may mắn đúng dịp chồng tôi về quê thì con đường lên huyện được bê tông hoá, cầu vượt được xây khang trang nối liền làng tôi với phố huyện. Tôi bàn với chồng sẵn tiền tích cóp được lâu nay mua một chiếc xe máy để hàng ngày chồng chạy xe ra phố huyện làm xe ôm.
Bởi trong làng cũng có khối người chỉ làm nghề xe ôm trên phố mà dư ăn, dư mặc cho vợ con. Khỏi phải suốt ngày hóng việc làm thuê, khỏi phải chân lấm tay bùn vất vả hôm sớm với đồng ruộng, chồng tôi ủng hộ ngay việc tôi vừa đề ra.
Vậy là chỉ sau nửa tháng vừa mua xe vừa hoàn thành thủ tục đăng kí hợp pháp, chồng tôi đã mang về những đồng tiền đầu tiên do nghề xe ôm của anh mang lại. Chồng tôi là người chăm chỉ hạt bột, thật thà và chịu khó nên đông khách, thời gian đầu tiên đi làm, cuộc sống của gia đình tôi khấm khá trông thấy, tôi mừng vì đã lấy lại được vốn bỏ ra mua xe, lại còn tiết kiệm được chút ít cho sau này.
Thế nhưng càng về sau tiền chồng đưa về ngày càng ít, lúc nào cũng nghe chồng kêu vắng khách, xăng lại tăng chóng mặt nên chẳng ăn thua. Tuy vậy bảo chồng ở nhà làm nông cùng vợ, chồng tôi ậm ừ rồi vẫn dắt xe lên phố đều đều...
Người làng biết chồng tôi gặp nạn, người tin không có mà người dè bỉu, đàm tiếu thì hầu như cả làng. Sốt ruột, đợi đến tối mịt mới thấy chồng tôi lò dò về, bực mình lẫn xấu hổ tôi lôi tuột chồng vào nhà hỏi cho ra nhẽ.
Chồng run rẩy thú nhận rằng chẳng có bùa yêu, bùa ngải gì, đó chỉ là chồng tung tin để đỡ nhục chứ thực ra vì mê một cô gái làng chơi mà bấy lâu nay anh giấu tôi có đươc bao nhiêu tiền đưa cả cho cô ấy. Rồi cung không đủ cho cầu nên chồng đành bấm bụng vay lãi đen để làm vừa lòng tình trẻ.
Vay có mấy triệu bạc mà nay họ tính bằng giá trị cả xe, cả tiền chạy xe cả tháng vẫn không đủ...
Tôi ân hận quá, biết thế thì vợ chồng bới đất lật cỏ nuôi nhau, nuôi con, còn hơn để anh lên phố...
(Theo TienPhong)
" alt=""/>Sự thật chuyện chồng tôi bị gái làng chơi “bỏ bùa yêu“
Những câu dỗ dành như "mẹ không có tiền", "ở nhà con có nhiều búp bê rồi"...đã quá "xưa" và càng ngày càng không có hiệu quả với trẻ.Nếu đã làm mẹ, bạn chắc chắn sẽ bị môt (hoặc thậm chí một tỷ lần) phải bối rối khó xử khi con liên tục đòi, thậm chí khóc, giãy, "ăn vạ"... để mẹ mua đồ chơi, bánh kẹo...hay một món đồ bé thích.
Những câu như "mẹ không có tiền" "nhà mình nghèo lắm", "ở nhà con có bao nhiêu búp bê/ ô tô/ bánh kẹo rồi" đã quá "xưa" và dường như càng ngày càng không có hiệu quả với trẻ.
Muốn con chấp nhận ngừng đòi hỏi trong tâm trạng vui vẻ, không ăn vạ, mẹ nên nói những câu "thần chú" này
1. "Con đã hỏi và mẹ đã trả lời rồi"
Con: Mẹ ơi, mua cho con đồ chơi này đi
Mẹ: Không được, con yêu
Con: Nhưng mẹ ơi, con muốn mua đồ chơi này
Mẹ: Con đã hỏi và mẹ đã trả lời rồi.
Con: Mẹ chẳng bao giờ mua cho con đồ chơi
Mẹ: Con đã hỏi và mẹ đã trả lời rồi
Nếu con tiếp tục nhõng nhẽo bạn chỉ cần lặp đi lặp lại câu nói này, bé sẽ biết mẹ không bao giờ thay đổi ý định và từ sau không còn cảnh đòi hỏi mẹ nữa.

|
|
2. "Mẹ không nói về vấn đề này nữa"
Con: Mẹ ơi con có thể sang nhà bạn Nhím chơi không?
Mẹ: Con vừa sang nhà bạn ấy hôm qua rồi
Con: Cho con đi tiếp đi mà mẹ
Mẹ: Mẹ không bàn về chuyện này thêm lần nào nữa.
Khi đã nói câu nói này, mẹ nên đảm bảo dứt khoát sẽ không cùng con nói thêm một câu nào nữa
3. "Cuộc nói chuyện đến đây là kết thúc"
Con: Mẹ ơi cho con ra ngoài đi xe đạp
Mẹ: Không được con, ngoài trời đang nắng lắm
Con: Con sẽ đội mũ mà
Mẹ: Cuộc nói chuyện đến đây là kết thúc
Con: Nhưng mẹ ơi...
Mẹ: Con đã hỏi và mẹ đã trả lời rồi
4. "Con đừng nhắc lại chuyện này nữa"
Con: Mẹ ơi con muốn mua cái ô tô này
Mẹ: Không được con ạ, ô tô này đắt quá
Con: Nhưng con thích nó
Mẹ: Con đã có một cái rồi. Chuyện này đến đây là xong. Con đừng nhắc lại lần nữa
Con: Không, con muốn mua nó
Mẹ: Con vừa nhắc lại việc này. Tối nay con sẽ không được ăn món tráng miệng nữa.
Tất cả chúng ta sẽ hiểu rằng sau câu nói đó, trẻ sẽ còn khóc nhiều hơn. Nhưng về lâu về dài, bé sẽ biết "tác dụng phụ" của việc không ngừng nhõng nhẽo.
5. "Mẹ đã nói rồi. Nếu con còn tiếp tục đòi, con sẽ bị phạt"
Con: Mẹ ơi cho con chơi Ipad
Mẹ: Không, bây giờ không phải giờ chơi Ipad
Con: Con chơi một tí thôi
Mẹ: Mẹ đã nói rồi. Nếu con còn tiếp tục, con sẽ bị phạt
Con: Cho con chơi đi mà
Mẹ: Mẹ đã nói rồi, con sẽ bị phạt không chơi Ipad trong ngày hôm nay.
Chuẩn bị tinh thần cho vài cơn giận dữ, khóc lóc, mè nheo cho đến khi con bạn học được rằng bạn sẽ vẫn giữ nguyên quyết định.
Đây là cách bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của trẻ và thiết lập mối quan hệ mà trẻ đồng ý với những quyết định của bạn ngay từ đầu.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>5 câu nói khiến trẻ đang đòi hỏi, nhõng nhẽo 'ngừng ngay lập tức'