Thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam. Có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì, hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).
Báo cáo của Google và đối tác phù hợp với công bố mới của Lazada. Nền tảng này đánh giá trong giai đoạn bình thường mới, nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi và được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng. Người tiêu dùng tiếp tục duy trì thói quen mua hàng trực tuyến, cứ 10 người thì sẽ có 8 người tiếp tục mua sắm online vì sự thoải mái và tiện lợi.
Dù vậy, với tâm lý lo lắng về dịch bệnh và những biến động kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng có xu hướng cân nhắc và tiết kiệm trong việc mua sắm. Do đó, mức chi tiêu trung bình của mỗi khách hàng thấp hơn so với hai năm trước.
Cụ thể về xu hướng mua sắm trong quý 3/2022 vừa qua, sàn thương mại điện tử cho rằng, người dùng sẽ mong chờ có nhiều trải nghiệm hơn trên ứng dụng mua sắm, thay vì chỉ xem hàng hoá. Bên cạnh đó, có làn sóng ưa chuộng tiêu dùng hàng Việt.
Lazada cho rằng, bên cạnh việc mua sắm đơn thuần, người tiêu dùng ngày càng mong muốn thương mại điện tử làmột điểm đến tích hợp, nơi họ có thể xem livestream, chơi game giải trí, giao lưu với người nổi tiếng…
Thêm vào đó, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục dành sự ưu tiên nhiều hơn đối với các thương hiệu nội địa. Theo khảo sát, 52% người Việt được hỏi cho biết, họ ưa thích lựa chọn những thương hiệu Việt, đặt lòng tin nơi thương hiệu Việt nhiều hơn.
Xu hướng này được cho là tất yếu khi các thương hiệu nội địa Việt Nam ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cùng giá thành phù hợp trong giai đoạn thắt chặt chi tiêu. Ngoài ra, các thương hiệu nội địa cũng tích cực đổi mới sáng tạo, mang đến các sản phẩm phù hợp và ứng dụng cao cho người Việt.
Tài chính, đầu tư kỹ thuật số tăng trưởng mạnh
Trong báo cáo kinh tế số thường niên của Google, Temasek và Bain & Company, người dùng kỹ thuật số thành thị tại Việt Nam có mức tiếp nhận dịch vụ kỹ thuật số cao nhất, trong đó lĩnh vực thương mại điện tử, thực phẩm và tạp hóa đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 96%, 85% và 85%.
Mặt khác, tần suất một người Việt Nam tiêu thụ nội dung số thấp hơn mức trung bình của khu vực, với 23% người tham gia khảo sát cho biết, họ xem video theo yêu cầu ít nhất một lần mỗi tuần, tiếp đến là 19% cho hoạt động chơi game online và 16% cho hoạt động nghe nhạc theo yêu cầu. Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Lĩnh vực cho vay kỹ thuật số đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) nhanh nhất ở mức 114%, và lĩnh vực đầu tư dự kiến sẽ có bước nhảy vọt lớn nhất vào năm 2025 với mức hơn 106% CAGR.
Hơn nữa, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong thị trường tăng trưởng dài hạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) với 83% quỹ đầu tư mạo hiểm kỳ vọng hoạt động thương vụ tại Việt Nam tăng trưởng trong dài hạn
“Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm nay với nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển nhanh nhất và thương mại điện tử có tốc độ tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á”, bà Stephanie, Phó chủ tịch Google Châu Á Thái Bình Dương, Phụ trách khu vực Đông Nam Á thông tin.
Bất chấp những khó khăn hiện tại trên toàn cầu và khu vực, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam đang trên đà chạm mức 50 tỷ USD vào năm 2025.
Lực lượng lao động nội địa chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và sự thâm nhập ngày càng tăng của dịch vụ số hóa ở các khu vực thành thị và nông thôn, theo bà Stephanie, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển kỹ thuật số của Việt Nam trong tương lai.
“Nhận thức ngày càng cao xoay quanh các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị sẽ giúp Việt Nam và khu vực Đông Nam Á xây dựng một kế hoạch tăng trưởng bền vững cho thập kỷ kỹ thuật số”, đại diện Google nhận định.
Hải Đăng
" alt=""/>Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế số cao nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2022Trong niềm vui mừng, phấn khởi khi vợ vừa mới sinh em bé, anh Lương Quốc Huy ở tổ 8, khu 3 phường Hà Lầm, TP Hạ Long đã đến bộ phận một cửa UBND phường Hà Lầm để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con.
Không phải khai báo hàng loạt biểu mẫu như trước đây, chỉ cần đăng nhập tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng cách quét mã QR từ ứng dụng VNeID trên điện thoại di động, dưới sự hướng dẫn của cán bộ tư pháp, một vài thao tác đơn giản trên môi trường mạng, anh Huy đã hoàn thành cùng lúc 3 thủ tục gồm “Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi” cho con của mình.
Khai sinh, khai tử là quyền nhân thân của mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh; cá nhân khi mất đi phải được khai tử. Nếu như trước đây, công dân sử dụng bản giấy đối với 2 loại giấy tờ này, thì nay, khi công dân đi đăng ký khai sinh, khai tử mà có yêu cầu, thì sẽ được cán bộ tư pháp cấp bản điện tử.
Giấy khai sinh, trích lục khai tử điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy. Khi quét mã QR, bản khai sinh điện tử đã hiển thị đầy đủ thông tin về khai sinh của công dân. Nhanh gọn, tiện lợi là những cảm nhận chung của người dân khi làm online qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bản điện tử giấy tờ hộ tịch có giá trị sử dụng như giấy tờ hộ tịch bản giấy trong các giao dịch, thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến; có giá trị thay thế các giấy tờ hộ tịch bản giấy.
Mã QR trên bản điện tử giấy tờ hộ tịch là địa chỉ Internet dẫn tới dữ liệu, định dạng hình ảnh của giấy tờ hộ tịch tương ứng trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, có giá trị cung cấp thông tin về tính chính xác, hợp lệ, các thông tin chi tiết của giấy tờ hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch do người yêu cầu đăng ký hộ tịch nộp, xuất trình có thể kiểm tra tính chính xác, thời hạn sử dụng, thông tin cập nhật của bản điện tử giấy tờ hộ tịch thông qua mã QR trên bản điện tử của giấy tờ đó.
Biểu mẫu điện tử giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành, cung cấp thông tin hộ tịch hoặc nguồn tra cứu thông tin hộ tịch của cá nhân, có giá trị như giấy tờ hộ tịch. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chấp nhận, sử dụng, không được yêu cầu cá nhân phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ hộ tịch để đối chiếu.
Hồ sơ của công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia được tiếp nhận, cán bộ tư pháp sẽ đối sánh dữ liệu và trình phê duyệt qua phần mềm quản lý hộ tịch điện tử. Với việc chứng thực được giải quyết nhanh, đồng nghĩa với việc rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ liên thông, phần lớn kết quả sẽ được trả trước hạn.
Theo Đề án 06, “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp Thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng” là 02 nhóm thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư Pháp và UBND tỉnh Quảng Ninh, từ tháng 8/2023, Sở Tư pháp đã hoàn thành việc tạo lập và phân quyền tài khoản ký số trên Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử cho UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện ký số bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử; đồng thời đã gửi các địa phương “Tài liệu hướng dẫn sử dụng tạo lập, trình ký, ký số bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử”.
Để tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ 10/6/2024 quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.
Nghị định này với nhiều điểm mới tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện gồm: Việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện hợp lý, khoa học, bảo đảm yêu cầu khai thác, tái sử dụng dữ liệu phục vụ cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không yêu cầu nộp bản giấy không làm tăng chi phí cho cá nhân, tổ chức.
Hồ sơ, biểu mẫu điện tử của từng thủ tục sẽ được Phần mềm dịch vụ công liên thông tự động phân tách để chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định.
Mỗi năm ước tính có khoảng 1,4 triệu hồ sơ khai sinh và 680 nghìn hồ sơ đăng ký khai tử. Bên cạnh đó, các thủ tục này thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều ngành: y tế, tư pháp, công an, lao động, thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tiết kiệm chi phí cho cả người dân và các cơ quan nhà nước.
TheoLê Nam (Báo Quảng Ninh)
" alt=""/>Tiện ích từ liên thông thủ tục hành chính ở Quảng NinhĐ.N
" alt=""/>Ngọc Trinh, Lý Nhã Kỳ dự chung show thời trang sau ồn ào đá xéo