Nhiều ô tô, xe máy ở TP.HCM cũng như TP Thủ Đức bị chết bình ắc-quy, không thể đề nổ sau nhiều tháng không hoạt động. Ảnh: Team Kỹ thuật của Cư dân Masteri Thảo Điền.
Khác với anh Hoài Phương, anh Vĩnh Phúc (Tân Bình, TP.HCM) đã tính trước việc giãn cách kéo dài nên đặt mua bộ sạc bình ắc-quy từ cuối tháng 7. Tuy nhiên, đến cuối gần cuối tháng 9 anh mới nhận được hàng.
Loại thiết bị sạc anh Phúc mua có khả năng điều chỉnh cường độ dòng sạc phù hợp cho bình ắc-quy xe máy lẫn ôtô, giá bán gần 300.000 đồng. Anh Phúc cho biết ngoài việc phục hồi ắc-quy cho mình, có thể anh cũng sẵn sàng hỗ trợ cho người quen, bạn bè rơi vào tình cảnh xe cạn bình ắc-quy.
Trao đổi với Zing, anh Ngô Nguyễn Việt Tuấn (chủ cửa hàng sửa chữa và nâng cấp xe máy tại TP.HCM) cho biết đối với xe hết bình ắc-quy nhưng có cần đạp thì có thể đạp nổ, xe số cũng có thể đẩy sau đó vào số nếu không có cần đạp.
"Ngoài ra có thể dùng bình ắc-quy khác để kích bình. Nối cọc âm với cọc âm và cọc dương với cọc dương. Sau khi có thể nổ máy thì bình trên xe sẽ tự động được sạc, tầm 20 phút sẽ đủ điện để đề máy. Nếu vẫn không đề được thì bình đã hỏng", anh Tuấn nói thêm.
Nhu cầu mua bộ sạc, kích ắc-quy tăng mạnh
Chia sẻ vớiZing, anh Nguyễn Đăng Hoàn, chủ cửa hàng chuyên chăm sóc môtô xe máy Home Motorcycle (Tân Bình, TP.HCM) cho biết nhu cầu mua dụng cụ kích bình ắc-quy tăng mạnh từ giữa tháng 9, khi bắt đầu có thông tin thành phố chuẩn bị nới lỏng giãn cách và cho phép nhiều dịch vụ hoạt động trở lại.
“Thời gian trước dụng kích bình cửa hàng của tôi bán rất chậm, có khi cả tháng mới bán được một bộ, tôi chỉ nhập sẵn vài bộ và cũng không đăng thông tin giới thiệu vì nhu cầu cầu ít. Tuy nhiên, hiện giờ mỗi ngày tôi bán được 4-5 bộ là bình thường”, anh Hoàn nói.
So với nhiều loại kích bình và sạc bình di động hiện có trên thị trường có giá vài trăm nghìn đồng, sản phẩm của anh Hoàn bán đắt hơn đáng kể, gần 2,4 triệu đồng. Anh giải thích rằng bộ kích bình của anh có chức năng tự động ngắt mạch nếu người dùng cắm sai cực, ngoài ra có thể kích bình cho cả ôtô lẫn xe máy, có bảo hành chính hãng nên giá cao hơn những loại hàng trôi nổi.
Anh Hoàn cho biết cửa hàng của mình vốn có dịch vụ cứu hộ 24/7, bao gồm việc kích nổ hoặc sạc bình ắc-quy, chi phí dao động 150.000-500.000 đồng tùy theo khoảng cách. Còn nay do toàn bộ nhân viên của cửa hàng đã nghỉ dịch nên tạm thời ngưng nhận đi cứu hộ cho xe bị hỏng ắc-quy, đổi lại là lượng đặt mua bộ kích bình tăng mạnh.
![]() |
Không chỉ môtô, xe máy mà nhiều chủ ôtô cũng tìm mua dụng cụ cứu hộ bình ắc-quy. Ảnh: Quang Võ. |
Chia sẻ thêm, anh Hoàn cho biết cách cửa hàng vài chục mét có một khu chung cư, rất nhiều xe máy và ôtô tại đây bị chết bình. Do không có người hỗ trợ nên anh phải trực tiếp đến thực hiện kích bình khi được yêu cầu trợ giúp.
Xe máy thì được đẩy lên khỏi hầm rồi đưa sang cửa hàng để xử lý, còn với ôtô thì anh Hoàn đưa cho bảo vệ mượn bộ kích bình để cứu hộ. “Bữa giờ cứu mấy chục chiếc rồi, có gần chục xe phải thay bình vì sạc hết được và chết luôn bình”, anh Hoàn kể.
Hầu hết người liên hệ giúp đỡ từng sử dụng dịch vụ tại cửa hàng thường xuyên nên anh Hoàn không nhận tiền công những lần cứu hộ cho cư dân chung cư, xem như hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn.
Anh Quang Võ, chủ cửa hàng phụ kiện môtô Anemoi (Bình Thạnh, TP.HCM), xác nhận rằng đang có nhiều người tìm mua bộ sạc bình hơn trong khoảng một tháng qua, bao gồm cả người mua về sử dụng cho môtô và ôtô.
“Trước đây tôi có bán thăm dò bộ sạc bình nhưng nhu cầu thấp nên đã ngưng từ trước khi dịch bệnh bùng phát. Còn khi mở đặt hàng trở lại 3 tuần gần đây thì đã bán liên tục được 5 bộ”, anh Quang nói.
Bộ dụng cụ cứu hộ ắc-quy mà anh Quang kinh doanh tập trung vào việc sạc lại điện cho bình sau thời gian dài không sử dụng. Thiết bị có giá gần 1,4 triệu đồng, đi cùng chức năng tự ngắt khi sạc đầy cũng như chẩn đoán tình trạng ắc-quy, giúp cảnh báo thay bình kịp thời.
Cần cân nhắc nhu cầu sử dụng
Theo anh Quang Võ, loại dụng cụ chuyên dành để sạc bình ắc-quy phù hợp nhất cho môtô, vì tại Việt Nam hầu hết môtô ít được sử dụng thường xuyên. Trong thời gian không vận hành kéo dài, người dùng có thể sử dụng bộ sạc để nạp lại bình, tránh ắc-quy bị yếu và sẵn sàng đưa xe vận hành trở lại khi cần thiết.
Trong khi đó, các thiết bị kích bình ắc-quy tần suất sử dụng ít nên anh Quang không khuyến khích người dùng mua loại thiết bị này. Theo anh, bộ kích bình nên trang bị mang theo trong các chuyến đi xa, nhất là với các mẫu xe dùng bình ắc-quy đã cũ để phòng hờ trục trặc.
![]() |
Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dùng có thể mua dụng cụ sạc hoặc kích bình ắc-quy. Ảnh: Long Thành Lê. |
Ngoài việc tìm hướng xử lý ắc quy cạn bình, người dùng cũng nên quan tâm đến việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ xe máy và ôtô trong thời gian ít hoạt động. Chẳng hạn đề nổ máy xe 1-2 lần mỗi tuần, xem xét tình trạng hoạt động của các chức năng cơ bản như đèn, xi-nhan, còi, lốp xe…
Khi điều kiện cho phép, nên đưa xe đến garage, cửa hàng dịch vụ để kiểm tra tổng quan và thực hiện các hạng mục bảo dưỡng quan trọng như thay dầu động cơ, dầu hộp số (dầu láp), châm nước làm mát...
Theo ZingNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nội thất mốc meo, lốp xe bẹp dí, ắc-quy hết sạch điện hay thậm chí là thấy cả một đàn chuột trong khoang máy là những cảnh tượng "khóc dở mếu dở" nhưng cũng có thể xảy ra với bất chiếc xe nào trong thời gian này.
" alt=""/>Người dân TP.HCM tìm đủ cách cứu xe chết máy vì bị hết bình ắcPhương pháp Fifo
Fifo là viết tắt của "First In, First Out", có nghĩa là cho vào trước, lấy ra trước.
Quy tắc Fifo có thể áp dụng trong mọi không gian sống nhưng phù hợp nhất khi sắp xếp các món đồ như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ trang điểm, đồ dùng vệ sinh.
Shantae Duckworth, người sáng lập tổ chức Shantaeize Your Space, giải thích cách hoạt động của phương pháp Fifo là: "Khi bạn mua bất kỳ mặt hàng mới nào, đặc biệt là liên quan đến thực phẩm hoặc đồ dùng vệ sinh, bạn cần đảm bảo rằng các sản phẩm có ngày hết hạn gần nhất được đặt ở phía trước để sử dụng trước, trước các mặt hàng có date mới hơn mà bạn vừa mua".
Áp dụng phương pháp Fifo giúp bạn tiết kiệm tiền, thông qua việc sử dụng những thứ gần hết hạn trước. Bạn cũng có thể kiểm soát tốt những gì mình đang có và đánh giá xem bạn có thực sự cần mua thêm thứ gì đó không.
Kris Hargrove, nhà tổ chức chuyên nghiệp và là người sáng lập tổ chức Organized by Kris, cho biết áp dụng Fifo có thể giúp giảm bớt sự lộn xộn trong không gian bếp, nhà tắm, phòng ngủ.
Trân trọng mời bạn đọc tham gia với bài viết góc nhìn về vấn đề này, hoặc kể về trải nghiệm lái xe của riêng mình. Mọi tin bài xin gửi về email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Gần 80 tuổi vẫn đi học lái xe
Với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm vừa qua, cùng với đó là sự “già hoá” về cơ cấu dân số, số lượng người cao tuổi điều khiển các phương tiện giao thông ngày càng trở nên đông đảo. Các cụ ông, cụ bà đã 60-70 tuổi không chỉ đi xe máy, xe đạp điện ra đường mà ngày càng xuất hiện nhiều người cao tuổi có thể lái cả ô tô.
![]() |
Số người cao tuổi lái xe ô tô đang có xu hướng tăng lên. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Qua khảo sát tại một số trung tâm dạy lái xe tại Hà Nội, lượng học viên trên 60 tuổi có xu hướng tăng theo từng năm. “Kỷ lục” học viên cao tuổi nhất tại các trung tâm liên tục bị “xô đổ”.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Nghiêm Xuân Đỉnh – phụ trách đào tạo của Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe LOD (Hà Nội) cho biết, nếu như những năm trước, số người trên 60 tuổi đi học lái xe ô tô chỉ đếm được trên đầu ngón tay thì năm 2020 vừa qua, trung tâm đã tiếp nhận hàng chục trường hợp học viên trên 60 tuổi.
“Những người trên dưới 70 tuổi lái xe cũng không hiếm. Như cuối năm ngoái, tôi nhận hướng dẫn một bác trai sinh năm 1943 (78 tuổi) học và thi lấy bằng B2, bác đã thi đỗ và có bằng lái cách đây gần 5 tháng. Ngày 2/3 vừa qua, cũng có một bác sinh năm 1948 (73 tuổi) lấy được bằng B2 khá dễ dàng”, anh Đỉnh vui vẻ nói.
Vị chuyên gia về đào tạo lái xe này cũng cho biết thêm, nhiều người trên 60 tuổi mới đi học lái xe vì lúc này đa số họ đã về hưu, có nhiều thời gian nên đi học để chủ động lái xe đi chơi, thăm thú nơi này nơi khác thoả niềm đam mê.
Người già lái ô tô an toàn hơn xe máy?
Bà Trần Thị Thái Phan (63 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) có lẽ là một trường hợp nữ lái xe vô cùng đặc biệt. Sau khi nghỉ hưu chưa lâu, vào năm 2014, bà đã có 2 quyết định khiến nhiều người phải “giật mình”, đó là đăng ký đi học cao học và học lái xe ô tô.
Từ khi có tấm bằng lái đến nay, bà Phan thường xuyên “vi vu” trên chiếc xe nhỏ xinh của mình không chỉ ở khu vực nội thành Hà Nội mà còn các cung đường miền Bắc cùng gia đình, đôi khi là với những người bạn.
Chia sẻ với VietNamNet, bà Phan dí dỏm nói: “Tôi hay lái xe đi các tỉnh chơi với bạn bè như Bắc Ninh, Hoà Bình, Hải Phòng, Thái Bình,… không thấy ‘xi nhê’ gì. Từ khi biết tự lái xe, tôi thấy cuộc sống của mình thú vị hơn, không phải nhờ ai đưa đi nữa”.
Khi được hỏi rằng ở độ tuổi như hiện nay thì việc lái xe, nhất là ở đô thị đông đúc như Hà Nội có khó khăn gì không? Bà Phan một lần nữa khiến phóng viên phải bật cười: “Việc đi đường tắc, hay phải tiến, lùi đều đã quen nên tôi thấy dễ, không có vấn đề gì. Đi ô tô có những 4 bánh, không sợ bị ngã như đi xe máy”.
Bà Phan cũng chia sẻ thêm, khi lái xe quan trọng nhất là phải quan sát, bà thường đi chậm và để ý kỹ biển báo, vạch kẻ đường. Nhờ vậy mà đã gần 7 năm lái xe, bà chưa từng bị cảnh sát giao thông “tuýt còi” hay xảy ra va chạm đáng kể nào.
![]() |
Bà Trần Thị Thái Phan bên chiếc "xế cưng" của mình. (Ảnh do nhân vật cung cấp) |
Đồng tình với ý kiến của bà Phan, ông Trần Thế Sơn (71 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) từng phục vụ trong quân đội và là người đã có gần 40 năm kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, việc ngồi trên một chiếc ô tô đối với người già như ông an toàn hơn đi xe máy rất nhiều.
“Các xe đời mới hiện nay rất nhiều chức năng hỗ trợ người lái như camera 360 độ, cảm biến, hệ thống phanh tự động,... Khi lái xe, chỉ cần tập trung quan sát và phán đoán tình huống là mọi việc trở nên rất nhàn”, ông Sơn chia sẻ với VietNamNet.
Theo các chuyên gia lái xe an toàn, nếu sức khoẻ đảm bảo thì người già trên 60 tuổi hoàn toàn có thể lái xe tốt hơn cả người trẻ tuổi bởi họ có nhiều kinh nghiệm, cộng với tính cẩn trọng khi ra đường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên rằng, những người cao tuổi đã từng có một số bệnh nền trong người như tim mạch, thần kinh, bệnh về mắt hay cơ xương khớp,… nên định liệu sức khoẻ và tốt nhất là hạn chế tự mình điều khiển ô tô, xe máy ra đường.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về chủ đề "người già lái xe"? Mọi bài viết, kinh nghiệm lái xe xin gửi về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Hình ảnh những người cao tuổi lóng ngóng đi xe máy hay lái ô tô ra đường trong bối cảnh giao thông ở Việt Nam còn nhiều bất cập, khiến nhiều người không khỏi "ái ngại".
" alt=""/>Kỷ lục người già lái xe: 78 tuổi vẫn học lái ô tô