Công nghệ màn hình được sử dụng phổ biến trong các dòng laptop trên thị trường hiện nay là màn hình tinh thể lỏng (LCD - Liquid Crystal Display). Các màn hình được phân biệt khác nhau bởi kích thước màn hình và độ phân giải. Độ phân giải được xác định bằng các điểm chấm (pixel). Mỗi điểm chấm trên màn hình LCD được cấu thành bởi 3 điểm chấm phụ: điểm đỏ, điểm xanh lá cây và điểm xanh nước biển. Ba màu này được kết hợp với nhau để tạo thành màu hoàn chỉnh cần hiển thị.
Độ phân giải là một “thước đo” với khả năng hiển thị của màn hình. Ví dụ, một màn hình XGA 14.1” tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1024 x 768. Trong đó, 1024 là số điểm chấm theo chiều ngang màn hình, 768 là số điểm chấm theo chiều dọc màn hình. Với một màn hình SXGA 14.1” tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1280 x 1024. Nếu một hình ảnh ở trên màn XGA có kích thước 20 x 10 pixel, thì ở trên màn hình SXGA, nó sẽ có kích thước tương đối nhỏ hơn, mặc dù số điểm chấm được sử dụng để hiển thị là như nhau. Điều này giúp cho màn hình SXGA hiển thị được nhiều hình ảnh hơn, tạo nên cảm giác “rộng hơn” so với màn hình XGA.
Hầu hết các màn hình LCD hiện nay sử dụng công nghệ TFT (Thin-Film Transistor), hay còn gọi là công nghệ hiển thị chủ động (active matrix display). Tên gọi này để phân biệt với công nghệ hiển thị bị động (passive matrix display). Màn hình TFT sử dụng một bóng bán dẫn (transistor) riêng biệt tại mỗi điểm chấm phụ được kích hoạt bởi một dòng điện rất nhỏ, giúp cho tốc độ hiển thị màu tại mỗi điểm chấm phụ nhanh hơn. Do đó, với màn hình hiển thị chủ động, các thay đổi về màu sắc hay hình ảnh sẽ được hiển thị chân thực và nhanh hơn nhiều so với các màn hình bị động.
Nếu một bóng bán dẫn bị nối tắt hoặc bị hở sẽ dẫn đến một điểm chấm đó không có khả năng hiển thị màu sắc bình thường, gọi là điểm chết (dead pixel). Một điểm chết có thể bị sáng, chỉ hiển thị một màu như màu đỏ, màu xanh, màu trắng hoặc bị mất hẳn chỉ nhìn thấy màu đen.
" alt=""/>Làm sao chọn được màn hình laptop tốt?Tháng trước, tại trường đại học Corvinus ở Hungary, Steve Ballmer đã bị một sinh viên ném 3 quả trứng vào người, nhưng ông may mắn tránh được. Mới đây, hãng đa truyền thông Cultimedia của Thụy Sỹ đã phát hành trò chơi Egg Attack, lấy ý tưởng từ sự việc trên.
" alt=""/>Ballmer lại bị ném trứng?Thuộc tính của các icon tùy thuộc vào nhiệm vụ mà nó gánh vác, do vậy giữa các icon với nhau ít có điểm tương đồng về thuộc tính. Bấm nút phải chuột vào icon Recycle Bin, một menu xuất hiện, nhấp chuột chọn Properties để tìm hiểu các thuộc tính của nó thì hộp Recycle Bin Properties xuất hiện. Với thẻ đầu tiên có tên là Global có mặc định là đánh dấu vào ô Use one setting for all drivers - sử dụng chung một quy định cho tất cả các ổ đĩa cứng. Nhìn vào thanh trượt phía dưới thì thấy mặc định là 10%.
Điều này có nghĩa là trong máy tính của bạn có thể chỉ có một ổ đĩa cứng, nhưng được chia thành nhiều phân vùng. Với sự mặc định như trên thì quy định này ứng dụng cho tất cả các phân vùng, mỗi phân vùng được phép dùng 10% dung lượng để làm nơi chứa tạm các file khi ra lệnh xóa. Nếu muốn tăng dung lượng cho cái nhà kho phế thải tạm ấy thì bấm chuột vào thanh trượt và kéo về bên phải và ngược lại muốn giảm thì kéo về bên trái.
![]() |
Bấm chuột trở lại thẻ Global. Bấm chuột đánh dấu chọn vào ô Configure drivers independentlynghĩa là muốn mỗi phân vùng đĩa cứng được có những quy định về không gian dành cho việc xóa tạm file vào Recycle Bin. Những quy định này có thể khác nhau, độc lập với nhau. Với cách dánh dấu như vậy thì thanh trượt ngay trong thẻ Global sẽ bị mờ đi, không thể thao tác với nó như trước. Bấm chuột qua các thẻ mang ký hiệu các ổ đĩa khác để thấy rằng thanh trượt quy định dung lượng đã hiển thị rõ ràng chờ người dùng quy định và tất nhiên có thể quy định dung lượng ở thẻ này khác hẳn với thẻ kia.
" alt=""/>Tiếp tục khám phá Icon và Shortcut