UBND TP.HCM chỉ đạo cho học sinh lớp 12 (cả giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên) nghỉ tới ngày 8/3.Học sinh mầm non và phổ thông kể cả giáo dục thường xuyên từ lớp 1 đến lớp 11 cùng học viên các trung tâm tin học- ngoại ngữ, cơ sở dạy thêm, giáo dục kỹ năng sống nghỉ hết 15/3.
Đối với học sinh, sinh viên, học viên khối giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố nghỉ hết tháng 3.
UBND thành phố yêu cầu sau các mốc thời gian nghỉ học nêu trên, Sở GD-ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế cập nhật tình hình phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố tham mưu phương án đi học trở lại cho học sinh. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tiến độ, hiệu quả thực hiện chương trình theo quy định.

|
Công văn quyết định lịch đi học lại của TP.HCM |
Đối với các địa phương khác, ngoại trừ học sinh Hà Nội trở lại trường sau ngày 8/3, đa số các địa phương khác đều cho học sinh THPT đi học lại từ ngày 2/3. Học sinh từ mầm non đến THCS tiếp tục nghỉ 1-2 tuần.
Hôm qua, Sở GD-ĐT TP.HCM đã gửi tin nhắn tới các trường lấy ý kiến phụ huynh về việc này.
Các phương án Sở đưa ra đối với các bậc học là
- Đi học lại ngày 2/3
- Đi học lại ngày 16/3
- Đi học lại đầu tháng 4
- Nếu học sinh đi học lại, có cần mang khẩu trang hay không.
 |
Khử trùng trường học ở TP.HCM |
Trước đó, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất: Học sinh mầm non nghỉ hết ngày 15/3. Ngày 16/3 lớp 5 tuổi đi học lại nhưng không tổ chức ăn sáng. Riêng các lớp khác tùy theo tình hình dịch bệnh để quyết định.
Học sinh tiểu học, học sinh nghỉ học hết ngày 15/3. Riêng học sinh lớp 5 đi học lại từ ngày 16/3 nhưng không tổ chức bán trú. Các lớp khác tùy tình hình dịch bệnh để quyết định.
Học sinh THCS nghỉ hết ngày 15/3. Riêng học sinh lớp 9 (bao gồm cả GDTX) đi học lại ngày 2/3, nhưng không tổ chức bán trú, chỉ học 1 buổi. Ngày 16/3, các khối còn lại sẽ đi học bình thường.
Học sinh THPT nghỉ tới ngày 15/3. Riêng lớp 12 bao gồm cả giáo dục thường xuyên đi học lại từ ngày 2/3 nhưng chỉ một buổi, không tổ chức bán trú. Các khối còn lại đi học vào ngày 16/3.
Các trung tâm ngoại ngữ, dạy kỹ năng sống đi học lại ngày 16/3.
Các trường ĐH, CĐ theo cơ chế tự chủ căn cứ vào mốc thời gian để quyết định việc đi học.
Hồi tháng 2, TP.HCM đã có kiến nghị lên Chính phủ cho học sinh cả nước nghỉ học hết tháng 3. Mới đây, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Phong đều có giải thích lý do kiến nghị này.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Covid-19 là loại bệnh có cường độ người chăm sóc rất lớn. Ví dụ chỉ để chữa cho hai cha con người Trung Quốc, Bệnh viện Chợ Rẫy phải dành cả một khoa. Mỗi ngày 3 ca, mỗi ca là 1 bác sĩ và khoảng 5 điều dưỡng, y tá. Như vậy, 1 ngày là 3 bác sĩ và 15 điều dưỡng, y tá phục vụ.
Theo ông Nhân, với cường độ này, sẽ phải mất nhiều nhân lực và thời gian để chữa trị cho một ca bệnh. Khi vượt quá 1.000 bệnh nhân, mọi chuyện sẽ khó kiểm soát. Mặt khác, thành phố chỉ có gần 1.000 giường cách ly. Vì vậy, phải ngăn chặn để không có quá 1.000 người phải chữa.
Theo ông Nhân thành phố đề xuất cho nghỉ học tới hết tháng 3 vì mong đến cuối tháng là chữa xong tất cả những người bị bệnh ở đây. Cách ly và giám sát xong các ca bệnh, như vậy đi học cũng đã sẵn sàng.
Còn ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP, cho biết TP.HCM đã đề xuất Trung ương cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 3 nhưng trường hợp Trung ương quyết định thời gian đi học lại từ tháng 3 thì thành phố cũng có phương án, lộ trình đối với từng cấp lớp.
Nếu Chính phủ yêu cầu đi học lại ngày 2/3 thì sẽ có ngay phương án cho khung thời gian này. Nếu Chính phủ đồng ý với đề xuất thì thành phố cũng đã chuẩn bị phương án.
Theo thống kê, TP.HCM hiện có hơn 1,7 triệu học sinh với hơn 80.000 giáo viên. Đây là thành phố có lượng học sinh lớn nhất cả nước, trong đó có số học sinh tới từ nhiều địa phương.
Thống kê của Sở GD-ĐT tính tới chiều 25/2, có 766 người gồm học sinh, giáo viên và người thân đã đi qua vùng có dịch, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc. Hiện Sở GD-ĐT tiếp tục yêu cầu các trường thống kê con số này.
Lê Huyền

Lịch đi học lại của các địa phương trên cả nước
- Tới thời điểm này, gần 60 địa phương trên cả nước đã thông báo lịch đi học lại sau thời gian nghỉ do dịch Covid-19.
" alt=""/>TP.HCM quyết lịch đi học lại sau thời gian nghỉ Covid
Từ những bước chân đầu tiên20 năm trước, Việt Nam mở cửa và hội nhập với thế giới. Cánh cửa giao thương rộng mở và xuất hiện nhu cầu bức bối: cần lắm tiếng Anh để giao tiếp và trao đổi. Mô hình học ngoại ngữ ngày ấy gói gọn trong những lớp học nhỏ lẻ với thầy cô Việt Nam cùng giáo trình Streamline từ thập niên 70. Đúng lúc ấy, ILA xuất hiện với mô hình giáo dục Anh ngữ chuẩn quốc tế cùng đội ngũ 100% giáo viên bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt lớn cho việc học tiếng Anh và nhận được sự hưởng ứng lớn. Từ một lớp học nhỏ ban đầu, ILA nhanh chóng phát triển và trở thành thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam về đào tạo Anh ngữ.
Ngay từ ngày đầu, ILA đã luôn chú trọng đầu tư vào giáo dục chuẩn quốc tế một cách bài bản và nghiêm túc. Với đội ngũ Giám đốc và Quản lý hơn 80 người nước ngoài dày dạn kinh nghiệm, ILA tập trung nghiên cứu và phát triển những nội dung giảng dạy dẫn đầu về xu hướng giáo dục thế kỷ 21. CEO của ILA, bà Trần Xuân Dzu cho biết: “Chúng tôi có một triết lý: đầu tư vào chương trình học chính là điều cốt lõi, là sự sống còn của một tổ chức giáo dục. Tôi tin rằng, bất cứ một mô hình kinh doanh nào cũng sẽ không có đường dài nếu không đặt sản phẩm của mình và những cam kết với khách hàng lên trên hết.” Cũng bởi quan điểm này mà ILA không ngừng nỗ lực cập nhật và cải tiến sản phẩm, không chỉ dừng lại ở việc dạy tiếng Anh, ILA định hướng trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 nhằm phát huy tính cách, kỹ năng mềm và kỹ năng cho học sinh.
 |
Đội ngũ giáo viên đóng vai trò cốt lõi trong mọi giá trị ILA mong muốn mang lại |
Đội ngũ hơn 700 giáo viên nói tiếng Anh trình độ bản ngữ, gần 50 trung tâm trên toàn quốc cùng hơn 30.000 học viên là những con số biết nói cho sự tín nhiệm và tin cậy về chất lượng giảng dạy của ILA qua 2 thập kỷ. “Học ILA, học viên luôn cảm thấy như bước vào một thế giới đầy cảm hứng học tập, vui học - học vui, mỗi ngày đến lớp là một chuyến du hành nhiều cảm xúc với thầy cô, bạn bè, bài tập, dự án, kỳ thi và điều này tăng dần theo thời gian khi mà công nghệ giúp chúng ta có nhiều cách tiếp cận kiến thức thông minh hơn.” - anh Quang Huy, một trong những học sinh khóa đầu tiên của ILA chia sẻ.
Đến hành trình “Giáo dục thay đổi cuộc đời”
Một tháng qua, ngoài an toàn sức khỏe thì chuyện học tập của các con là nỗi trăn trở của phần đông phụ huynh Việt Nam. ILA - nhà giáo dục tâm huyết với nhiều năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, đã kịp thời mang đến mô hình “Hệ sinh thái học trực tuyến" gồm thư viện ILA@Home và lớp học trực tuyến ILA@Live dành riêng cho học sinh ILA. Tại “Hệ sinh thái" này, các em không chỉ ôn luyện trực tiếp với thầy cô và bạn bè mà còn tự ôn luyện, thực hành và khám phá các hoạt động cùng các thành viên trong gia đình.
Ngay từ khi ra mắt, hệ sinh thái đã nhận được phản hồi tích cực từ phụ huynh. “Đỡ hẳn gánh lo. Học tiếng Anh thì vẫn đảm bảo vì học với thầy cô, lại còn thêm cả một kho các video, bài tập và hoạt động cho con làm cả ngày không chán.” Đây là minh chứng cho thành công đến từ sự chuyên nghiệp, bài bản trong triển khai, nghiêm túc trong nghiên cứu xây dựng và quan trọng hơn hết là cần phải xuất phát từ trái tim của những người làm giáo dục - thấu hiểu và vì học sinh.
 |
Học sinh thích thú khi tham gia lớp học trực tuyến ILA@Live |
“Hệ sinh thái" này không chỉ nhận được hưởng ứng từ phụ huynh, học sinh mà còn cả từ đội ngũ giáo viên và nhân viên ILA. Joel Swagman cho biết: “Sự khắt khe và tiêu chuẩn cao tại ILA buộc tôi phải nỗ lực không ngừng, nhờ vậy tôi phát triển hơn rất nhiều. Chỉ ở đây tôi mới được học những khoá chuyên biệt về sự khác biệt văn hoá và cách giảng dạy trẻ em Việt Nam. Hệ sinh thái trực tuyến là một sản phẩm khiến chúng tôi tự hào. Ngay thời điểm thách thức này, chúng tôi vẫn được ILA tạo những điều kiện tốt nhất để tập trung chuyên môn.” Bình tĩnh trong xử lý và nhân văn trong cách triển khai của ILA đã giải quyết đồng thời được ba bài toán khó: niềm vui học cho học sinh, sự an tâm cho phụ huynh và giữ được năng lượng và nhiệt huyết cho giáo viên, nhân viên.
Chào 2020 đầy thử thách, ILA bĩnh tĩnh tự tin đồng hành cùng phụ huynh, học sinh vượt qua Covid-19 và nắm chặt tay đội ngũ giáo viên, trợ giảng đầy tâm huyết tiếp tục hành trình “Giáo dục thay đổi cuộc đời” đầy cảm xúc .
“Cuộc sống giống như lái xe đạp. Để giữ thăng bằng ta liên tục phải chuyển động." (Albert Einstein) - hai thập kỷ “chuyển động" của ILA đã tạo ra những cột mốc lớn cho giáo dục Anh ngữ và góp phần kiến tạo nên những thế hệ người trẻ Việt Nam tự tin, bản lĩnh hội nhập và thay đổi thế giới.
Doãn Phong
" alt=""/>ILA, 20 năm sứ mệnh ‘giáo dục bằng cả trái tim’