













Thúy Ngọc
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.

Thúy Ngọc
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Môi giới lấy ra hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng có ghi tên chủ nhà, nhưng người nhận cọc là môi giới và chỉ mỗi môi giới ký. Vợ chồng tôi thắc mắc thì chủ nhà nói đã giao toàn bộ việc bán nhà cho môi giới và bảo chồng tôi yên tâm cọc với môi giới. Nghe vậy, chúng tôi cũng xuôi và chuyển khoản 200 triệu đồng tiền cọc.
Hôm sau, chúng tôi đi kiểm tra quy hoạch thì bàng hoàng phát hiện căn nhà này nằm trong diện quy hoạch. Lập tức, chồng tôi gọi cho môi giới để hỏi rõ, tại sao hôm qua lại cam đoan nhà không dính quy hoạch. Nhưng môi giới thản nhiên trả lời rằng, dù dính quy hoạch cũng không sao vì “bao lâu rồi đã thấy làm gì đâu”.
Khi chồng tôi nói "nhà dính quy hoạch chúng tôi không mua, yêu cầu trả lại tiền cọc" thì môi giới từ chối và còn mắng ngược lại chồng tôi, rồi tắt máy. Vợ chồng tôi liên lạc nhiều lần với cả môi giới lẫn chủ nhà nhưng họ đều không đồng ý trả lại tiền cọc. Sau vài lần, họ thậm chí còn không nghe máy của chúng tôi.
Khi tìm đến luật sư để xin tư vấn, chúng tôi được biết, hợp đồng đặt cọc kia không có hiệu lực pháp lý vì không ký với chủ nhà. Đến lúc này, hai vợ chồng mới đặt vấn đề liệu có sự bắt tay giữa chủ nhà và môi giới?
Căn nhà giá hời với lý do cần bán gấp, sự thúc ép về thời gian khiến việc ký kết giấy tờ diễn ra gấp gáp. Vợ chồng tôi đã quá cả tin và vội vàng, chuyển tiền mà không kịp suy nghĩ thấu đáo.
200 triệu không phải là số tiền nhỏ, vợ chồng lao động cật lực mới dành dụm được. Hiện chúng tôi vẫn chưa bỏ cuộc hoàn toàn, đang hỏi thêm nhiều chỗ về thủ tục pháp lý để xem có cách nào đòi lại được tiền cọc không. Nhưng việc này không dễ dàng gì, sẽ tốn công sức, tiền bạc mà chưa chắc đã lấy được tiền.
Tìm mua nhà với tất cả sự trông mong và hy vọng, tôi không ngờ có ngày vợ chồng mình lại rơi vào tình cảnh này. Tôi chia sẻ câu chuyện để những ai đang tìm nhà có thể rút kinh nghiệm và tránh những sai lầm tương tự.
Hãy tỉnh táo, cẩn thận, thấy căn nào giá rẻ hơn thị trường đừng ham mà vội vàng xuống cọc. Việc kiểm tra quy hoạch là điều kiện tiên quyết, đừng chỉ nghe qua lời từ môi giới hay chủ nhà.
Khi làm hợp đồng cọc thì cần có chữ ký của chủ nhà, để an tâm hơn thì nên thông qua văn phòng công chứng. Đừng bao giờ để sự vội vàng, cả tin làm mất đi số tiền mà mình đã phải vất vả mới có.
Thanh Nga(Hưng Yên)
Liên quan đến vụ án này, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã khởi tố bị can đối với Hồ Trần Cẩm Thanh (SN 1982, trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Lê Thị Tuyết (SN 1982) và Đặng Thị Thảo (SN 1973, cùng trú tại TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Theo kết quả điều tra ban đầu, với thủ đoạn đưa ra thông tin gian dối, có khoản vay cần đáo hạn ngân và đưa ra mức lãi suất cao để đánh vào lòng tham, làm cho người khác tin tưởng, từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2020, Sâm vay của nhiều người dân trên địa bàn với số tiền hàng chục tỷ đồng.
Trong đó, có 3 người đã cho Sâm vay lãi suất cao từ 108%/năm đến 1.013%/năm, thu lợi bất chính hơn 4,5 tỷ đồng.
Sau khi vay tiền, Sâm không sử dụng để đáo hạn ngân hàng mà sử dụng vào mục đích cá nhân. Sau đó, Sâm không có khả năng trả nợ và đã chiếm đoạt của nhiều người cho vay với tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng.
Vụ án đang được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều tra, mở rộng.
Chí Kiên
" alt=""/>Khởi tố nguyên nhân viên qũy tín dụng lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồngTrước đông đảo các doanh nghiệp, Chủ tịch TPHCM cam kết, UBND TP sẽ tập trung làm tốt phần việc của mình, như là khơi thông các điểm nghẽn, rút ngắn và giải quyết nhanh nhất các thủ tục về nhà ở xã hội…
“UBND TP và các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ, để làm sao thực hiện các thủ tục cho dự án nhà ở xã hội trong 6 tháng; tiến hành khởi công và hoàn thành trong 1 năm”, ông Mãi cam kết.
Ông cũng bày tỏ, cam kết này chắc chắn làm được với quyết tâm của chính quyền và sự đồng hành của doanh nghiệp.
Trong đó, ông yêu cầu, với các dự án cũ, các sở, ngành phối hợp giải quyết nhanh các điểm nghẽn; với các dự án mới rút ngắn thời gian về thủ tục và minh bạch trong mọi quy trình.
Theo ông, nếu chính quyền quyết tâm, doanh nghiệp đồng lòng thì chỉ tiêu đề ra từ hơn 69.000 đến 93.000 căn hộ, đến năm 2030 là khả quan.
Ông cũng cho biết, cá nhân ông sẽ cùng Liên đoàn Lao động TPHCM phụ trách, đẩy mạnh xây dựng khoảng 100.000 căn hộ cho thuê đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động…. trong năm 2025.
‘Chúng tôi mong Hiệp hội Bất động sản, các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội như là một phần trách nhiệm, hơn là chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận”- Chủ tịch TPHCM kêu gọi.
Lãnh đạo TPHCM cũng yêu cầu, trong chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, khi ngân hàng duyệt vay thì tiền hỗ trợ phải được chuyển ngay vào tài khoản doanh nghiệp (theo khung quy định), không được chậm trễ.
Trước cam kết của Chủ tịch TPHCM, Hiệp hội Bất động sản và một số doanh nghiệp cho rằng, nếu thủ tục minh bạch và được rút ngắn, khả năng khởi công và hoàn thành dự án trong 1 năm là không đáng lo. Có điều, với những dự án cao khoảng 15 tầng đổ lại, thì việc này làm được; nhưng với những dự án lớn hơn, phải cần thời gian xây dựng từ 18-24 tháng.
Doanh nghiệp đăng ký xây dựng 60 nghìn căn nhà ở xã hội
Tại hội nghị xúc tiến, Ban tổ chức cho biết, có 21 doanh nghiệp đăng ký xây dựng, phát triển dự án nhà ở xã hội với khoảng 40.500 căn hộ; 7 dự án thành phố kêu gọi đầu tư được doanh nghiệp đăng ký triển khai hơn 8.000 căn hộ.
Theo Ban tổ chức, lũy kế đến nay thành phố có khoảng 28 dự án đã và đang triển khai với đăng ký xây dựng khoảng 60.000 căn.
Ngoài ra, thành phố sẽ dùng đầu tư công xây dựng khoảng 10.000 căn, đáp ứng chỉ tiêu đề ra đến năm 2030 đạt khoảng 69.000 đến 93.000 căn hộ nhà ở xã hội.
Theo Phó Chủ tịch TPHCM Bùi Xuân Cường, qua số lượng đăng ký phát triển nhà ở xã hội, cho thấy doanh nghiệp rất quyết tâm đồng hành cùng chính quyền thành phố.
“UBND TPHCM kiên định giữ chỉ tiêu 93.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Do đó, thành phố sẽ tiếp tục công tác tháo gỡ điểm nghẽn, nghiên cứu đề ra nhiều chính sách ưu đãi hơn để thu hút doanh nghiệp đồng hành cùng thành phố trong chỉ tiêu 93.000 căn hộ”, ông Cường bày tỏ.
Phó Chủ tịch TPHCM cũng cho rằng, Luật đất đai mới có hiệu lực, với pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn thì hy vọng chương trình phát triển nhà ở xã hội thuận lợi hơn với địa phương.