
Đây là hoạt động đối thoại quốc gia duy nhất được WEF tổ chức trong khuôn khổ hội nghị, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam như một hình mẫu về phục hồi kinh tế và đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo cơ hội để trao đổi về những định hướng, chính sách và môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Khái quát về tình hình kinh tế xã hội thời gian qua, Thủ tướng cho hay, dù trong bối cảnh hết sức khó khăn, Việt Nam đã ứng phó hiệu quả với những rủi ro, thách thức từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh, môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.
Việt Nam tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Chia sẻ với WEF và các doanh nghiệp về những lợi thế của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đề nghị WEF và các thành viên tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị hiện đại.
Tâm đắc trước những ý kiến phát biểu của Thủ tướng, lãnh đạo WEF và đại diện doanh nghiệp đánh giá cao thành tựu phục hồi và triển vọng kinh tế Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp đánh giá, Việt Nam là một trong những điểm sáng phục hồi kinh tế của khu vực, là hình mẫu thành công trong phòng chống dịch bệnh, đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cam kết chuyển đổi năng lượng.
Nhiều doanh nghiệp ấn tượng với những chính sách Chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm gỡ khó, tạo điều kiện kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp.
Với chính sách, biện pháp quyết liệt của Chính phủ để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp nhìn nhận, Việt Nam là một trong những lựa chọn phù hợp nhất, điểm đến đầu tư và tìm kiếm cơ hội hợp tác lâu dài.
Nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ quan tâm tìm hiểu về chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, hoàn thiện hệ thống giao vận (logistic), tiến trình triển khai dự án quy hoạch điện VIII, tình hình đẩy mạnh chuyển đổi số...
WEF cam kết hợp tác với Việt Nam triển khai các dự án thực chất
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF và chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam – WEF giai đoạn 2023-2026.
Thủ tướng và Giáo sư Klaus Schwab đã trao đổi về tình hình kinh tế thế giới, những xu thế phát triển mới, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF.
Thủ tướng đề nghị WEF tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp thành viên WEF, giúp Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao. Trong đó đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, hạ tầng chiến lược.
Đồng thời, WEF tiếp tục tăng cường trao đổi về xu hướng phát triển của thế giới, tư vấn chính sách giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, thích ứng với quy định, xu hướng mới.
Giáo sư Klaus Schwab cho rằng, sự tham dự và đóng góp của Việt Nam tại hội nghị sẽ mang đến câu chuyện phục hồi kinh tế lạc quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức.
Bày tỏ ấn tượng về kết quả phục hồi kinh tế - xã hội và duy trì ổn định vĩ mô của Việt Nam, Chủ tịch WEF cam kết thúc đẩy hợp tác với Việt Nam và sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đề xuất và triển khai các dự án hợp tác thực chất, phù hợp với sự quan tâm của Việt Nam và thế mạnh của WEF.
Cũng trong chiều cùng ngày, Thủ tướng đã tiếp ông Robert H. McCooey, Jr. Phó Chủ tịch tập đoàn Nasdaq (Mỹ).
Thủ tướng mong lãnh đạo tập đoàn Nasdaq trao đổi, chia sẻ với Việt Nam về chính sách tiền tệ các nước lớn, xu hướng thị trường tài chính toàn cầu, thông tin và những kinh nghiệm giúp phát triển thị trường vốn trong nước.
Phó Chủ tịch Nasdaq cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra tầm toàn cầu và mong được đón Thủ tướng thăm Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq trong thời gian sớm nhất.
Bất chấp triển vọng tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn từ AI, Việt Nam hiện đối mặt với một thách thức quan trọng, đó là sự thiếu hụt nhân sự và chuyên gia AI. Sự khan hiếm nhân lực cùng với việc thiếu hụt cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo AI chất lượng cao càng làm nới rộng khoảng cách giữa nhu cầu của thị trường và sự đáp ứng nguồn nhân lực.
Ngoài tình trạng thiếu hụt nhân tài, các startup về AI tại Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức như thiếu cơ hội tiếp cận với các chuyên gia và cố vấn để đánh giá và thẩm định sản phẩm AI phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Startup AI của Việt Nam cũng thiếu cơ hội tiếp cận các cơ sở hạ tầng, nền tảng và công cụ sẵn sàng cho doanh nghiệp. Đây được xem là những yếu tố thiết yếu cho việc phát triển, thương mại hóa và mở rộng quy mô sản phẩm AI.
Theo ông Marc Woo - Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương: “Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 11 lần vào năm 2030, đạt 220 tỷ USD, tương đương gần một nửa GDP hiện tại của Việt Nam”.
“AI là một trong những yếu tố then chốt để hiện thực hóa dự báo trên. Cùng với NIC, chúng tôi tin rằng sáng kiến ‘Kiến tạo tương lai AI Việt Nam’ sẽ là bệ phóng vững chắc cho các nhân tài, startup và doanh nghiệp trong nước”, chuyên gia của Google chia sẻ.
Để giải quyết các thách thức này, Google cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ triển khai chương trình phát triển nhân tài số, cung cấp 40.000 suất học bổng với 10 khoá học, bao gồm khóa học về trí tuệ nhân tạo. Chương trình nhằm trang bị các kỹ năng AI mới nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam, trong đó có nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên của hơn 80 trường đại học và cao đẳng trên cả nước.
Đây là hoạt động nâng cấp từ chương trình Phát triển Nhân tài số đã được Google và NIC ra mắt hồi tháng 7/2022. Tính đến nay, chương trình đã trang bị bộ kỹ năng số cho 60.000 người trong độ tuổi lao động tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhận thấy vai trò then chốt của các startup địa phương, Google đã cam kết hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu. Năm nay, với Google for Startups Accelerator, gã khổng lồ tìm kiếm hướng đến mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy các startup Việt Nam trong kỷ nguyên AI.
Theo ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), sự phát triển của AI sẽ thay đổi hoàn toàn cách con người nghiên cứu, làm việc, sáng tạo nội dung và được dự đoán sẽ đóng góp hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ trong việc tham gia thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực AI. Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 55 thế giới về chỉ số sáng tạo AI”, Thứ trưởng Trần Duy Đông chia sẻ.
Chương trình "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam cùng Google - NIC" thể hiện sự cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ KH&ĐT và Google trong việc thúc đẩy hệ sinh thái AI tại Việt Nam. Chương trình sẽ trang bị cho nguồn nhân lực trẻ Việt Nam những kỹ năng cần thiết để nắm bắt cơ hội của kỷ nguyên AI, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo.