
- Trường ĐH Cần Thơ quyết định kiện một tiến sĩ để đòi bồi thường chi phí đào tạo do chấm dứt hợp đồng làm việc.Dự kiến vào ngày 20/6, Tòa án Nhân dân quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án lao động “Đòi bồi thường chi phí đào tạo do chấm dứt hợp đồng làm việc” giữa nguyên đơn là Trường Đại học Cần Thơ và bị đơn là tiến sĩ Vũ Thị Nhuận.
Theo nội dung vụ án, vào năm 1997 bà Vũ Thị Nhuận được nhận vào làm việc tại Trung tâm năng lương mới của Trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, bà đảm nhận dạy bộ môn Sinh học của trường.

|
Đơn khởi kiện tiến sĩ Nhuận của Đại học Cần Thơ |
Năm 2005, bà Nhuận được Trường Đại học Cần Thơ cử đi học tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Kyushu (Nhật Bản), thời gian học tiến sĩ 3 năm.
Tháng 9/2008, bà Nhuận học xong chương trình đào tạo tiến sĩ tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2011, bà Nhuận tiếp tục nhận nhiệm vụ là cán bộ giảng môn Sinh học thuộc khoa Khoa học Tự nhiên của Trường Đại học Cần Thơ.
Cũng trong khoảng thời gian này, bà Nhuận viết đơn xin tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận.
Trước việc ban giám hiệu nhà trường không giải quyết đơn xin đi học sau tiến sĩ, ngày 10/3/2011, bà Nhuận gửi đơn xin nghỉ việc.
Theo Trường đại học Cần Thơ, kể từ khi có đơn xin nghỉ việc, bà Nhuận hoàn toàn không hợp tác khi nhà trường có văn bản thông báo mời làm việc liên quan đến “Đơn xin nghỉ việc” của bà, nhưng bà không đến dự.
Lúc này, nhà trường đề nghị bà Nhuận bồi thường tiền chi phí đào tạo là trên 3 triệu yên Nhật, tương đương gần 600 triệu đồng. Bà Nhuận không chấp nhận nên buộc nhà trường phải khởi kiện.
Phía Trường Đại học Cần Thơ lập luận rằng: “Bà Nhuận là viên chức của trường, do nhu cầu cấp thiết cần nâng cao trình độ đào tạo tại nhà trường cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, vì thế trường đã bỏ ra toàn bộ kinh phí để lo cho bà Nhuận đi học tiến sĩ tại nước ngoài, với mong muốn sau khi học xong thì bà sẽ đem những kiến thức được lĩnh hội, học tập tại nước ngoài để phục vụ tại trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo… Tuy nhiên, sau khi học về chưa được bao lâu thì bà Nhuận nảy sinh ý định không muốn phục vụ tại trường nữa, từ đó đơn phương xin nghỉ việc tại trường mà không bồi thường tiền chi phí đào tạo”.
Tuy nhiên, tiến sĩ Nhuận thì cho rằng, tháng 7/2005, bà trúng tuyển suất học bổng du học tiến sĩ tại Nhật Bản 3 năm và đã làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tham dự khóa học. Ngày 29/7/2005, Đại học Cần Thơ gửi giấy đề nghị lên Bộ GD-ĐT cho phép bà đi đào tạo bậc tiến sĩ tại Nhật, trong đó ghi rõ mọi chi phí có liên quan do phía mời đài thọ và được Bộ GD-ĐT đồng ý.

|
Đại học Cần Thơ – nơi tiến sĩ Nhuận từng làm việc |
“Học bổng mà tôi nhận là do Trường Đại học Kyushu của Nhật tuyển chọn, chứ không phải do Bộ GD&ĐT của Việt Nam tuyển chọn. Ngoài ra, học bổng này không phải mặc định cấp cho Đại học Cần Thơ, cũng không phải học bổng thuộc diện tài trợ chính thức cho Việt Nam thông qua Bộ GD&ĐT. Sau khi nhận được học bổng của trường đại học Kyushu, tôi làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tham dự khóa học. Hoàn toàn không có chuyện Đại học Cần Thơ cử tôi đi học, mà là do tôi tự tìm kiếm và thi đậu”, bà Nhuận cho biết.
Bà Nhuận cũng cho rằng, sau khi đi học tiến sĩ ở Nhật Bản về, bà không được sử dụng do có ý kiến góp ý thẳng thắn cho những đề tài luận án thạc sĩ do bộ môn quản lý.
“Thời gian đó, tôi bị phân biệt đối xử và không được tham gia các buổi xét duyệt đề cương, luận án tốt nghiệp cho chuyên ngành mà bộ môn quản lý trong 2 năm. Họ mời người ngoài tham gia hội đồng. Thế nhưng khi đi họp khoa, tôi lại bị nhắc nhở là không chịu cống hiến, không làm việc bằng hai tiến sĩ còn lại của bộ môn”, bà Nhuận bức xúc nói.
Cũng theo bà Nhuận, bà xin nghỉ việc theo đúng thủ tục và quá trình du học nhà trường chỉ trả cho bà 30% lương cơ bản, tổng chi phí cho 3 năm đi học tiến sĩ mà nhà trường trả là khoảng 16 triệu đồng, nhưng bây giờ lại bắt bà bồi thường chi phí đào tạo gần 600 triệu. Ngoài ra, tiến sĩ này cũng lập luận thêm bà không hề sử dụng tiền của nhà trường, nên việc Đại học Cần Thơ đòi chi phí đào tạo là vô lý.
Còn theo PGS.TS. Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, bà Nhuận đi học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản tài trợ, và trong thời gian bà đi học nhà trường vẫn trả lương vì vậy phía nhà trường kiện bà Nhuận là có cơ sở.
Hoài Thanh
" alt=""/>Một tiến sĩ bị ĐH Cần Thơ kiện đòi gần 600 triệu chi phí đào tạo

Ngay sau đó, một nguồn tin xác nhận văn phòng làm việc này nằm trong một tòa nhà cho thuê văn phòng ở quận Bảo An, thành phố Thâm Quyến. Nhiều cư dân mạng còn phát hiện ra logo của một hãng công nghệ được dán trên cửa kính trong đoạn video được chia sẻ trực tuyến.
Hôm 13/7, ông Tần, người đứng đầu công ty công nghệ có logo dán trên cửa đã lên tiếng giải trình, nói rằng những miếng dán trên cửa kính thực sự là của công ty mình. Nhưng công ty ông đã chuyển đi từ hồi tháng 4 năm nay và những miếng dán logo này vẫn còn sót lại. Về việc sau đó công ty nào đã thuê văn phòng và kinh doanh gì, ông hoàn toàn không biết.
"Sau khi dọn đi, chúng tôi chưa có thời gian để thay đổi địa chỉ văn phòng tại sở công thương. Nhiều cư dân mạng cho rằng đó là công ty của chúng tôi, điều này đã khiến chúng tôi bị chỉ trích, tấn công trên mạng Internet", vị giám đốc này "kể khổ". Ông cho biết đã liên hệ với đơn vị quản lý văn phòng để làm rõ sự việc nhằm minh oan cho công ty mình.
Sau đó, một nhân viên của văn phòng cho thuê, đơn vị quản lý tòa nhà văn phòng nói trên đã hé lộ thông tin, nói rằng văn phòng trong đoạn video lan truyền trên mạng xã hội đã được một chủ sở hữu mới thuê và sửa sang lại từ đầu tháng 5 vừa qua. Khi công ty mới này bắt đầu cải tạo, văn phòng quản lý cho thuê cũng nhận thấy có nhiều camera được lắp đặt và hỏi rằng việc đó có phải là để ngăn cản nhân viên làm việc riêng trong giờ hay không. Khi đó, nhân viên của công ty giải thích rằng công ty họ đang tham gia vào lĩnh vực phát triển game, và ông chủ muốn có thể quan sát và theo dõi từng chi tiết của quá trình phát triển game. Và việc này cũng để nhằm rò rỉ thông tin về trò chơi ra bên ngoài trước khi nó hoàn thành, tránh việc gây ra tổn thất lớn.
"Chúng tôi không biết ai đã chụp hình văn phòng công ty này và tung lên mạng", người này chia sẻ. Có nguồn tin trên mạng Internet nói rằng chính đơn vị thi công nội thất văn phòng của công ty này đã để lộ hình ảnh nhạy cảm nói trên.
 |
Mỗi chỗ ngồi trong văn phòng đều có camera gắn kèm trên đầu. |
Chia sẻ với báo giới, một luật sư tại Công ty Luật Hubei Haolu của Trung Quốc cho rằng việc công ty lắp đặt camera ở các khu vực công cộng, ở đây là lối đi và khu vực văn phòng là không vi phạm pháp luật, bởi các máy trạm cá nhân cũng là một phần của khu vực văn phòng. Tất nhiên, việc lắp đặt camera có thể không được chấp nhận bởi tất cả nhân viên.
"Nếu quyết định lắp camera được thông báo tới các nhân viên và nhận được sự đồng ý thì không có vấn đề gì", nữ luật sư này cho biết.
Nhưng cô nói thêm rằng nếu các video giám sát bị rò rỉ hoặc phát tán, chúng sẽ có nguy cơ xâm phạm quyền về hình ảnh và quyền riêng tư của nhân viên. Và nếu nhân viên không chấp nhận được việc lắp đặt camera của công ty, hoặc cho rằng động thái này vi phạm quyền riêng tư, họ có thể bảo vệ quyền của mình thông qua các biện pháp hành chính hoặc pháp lý, như báo cáo sự việc tới bộ phận thanh tra lao động hoặc tòa án.
 |
Thông tin từ các camera sẽ hiển thị trên màn hình cho giám đốc của công ty theo dõi liên tục. |
Quay trở lại với câu chuyện, cuối cùng, một nhân vật đại diện của công ty game đã lộ diện. Anh cho biết mình và ba đối tác khác đã gặp nhau trong trò chơi, và gần đây đã thuê một văn phòng để chuẩn bị mở công ty nghiên cứu và phát triển trò chơi. Hiện tại công ty vẫn chưa đăng ký kinh doanh, chưa có tên cụ thể, thậm chí chưa bắt đầu tuyển dụng lao động và tiến hành hoạt động kinh doanh.
"Ý định ban đầu của việc lắp đặt camera tại văn phòng là để game không bị rò rỉ trước khi phát hành, và nội dung giám sát sẽ không được sử dụng cho mục đích khác. Và khi tuyển dụng nhân viên, điều này cũng sẽ thông báo trước. Việc lắp đặt camera giám sát cũng tốn hơn 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng), nhưng do một số cư dân mạng hiểu nhầm nên chúng tôi đã gỡ bỏ", người này cho biết.
"Giờ đây, camera giám sát trên các máy trạm đã được gỡ bỏ, chúng tôi sẽ xem xét cài đặt phần mềm giám sát hoặc các phương pháp khác để ngăn chặn việc rò rỉ thông tin. Nhưng đối với một nhóm khởi nghiệp như chúng tôi, chi phí này có thể sẽ tốn kém hơn".
(Theo Trí Thức Trẻ, NetEase)

Tesla thuê công ty theo dõi nhân viên trong hội kín Facebook
Theo CNBC, năm 2017 và 2018, Tesla đã thuê một công ty PR để theo dõi hoạt động của nhân viên trong một nhóm kín trên Facebook.
" alt=""/>Công ty Trung Quốc lắp camera ở từng bàn làm việc để theo dõi nhân viên, ngăn việc rò rỉ thông tin