'Gạo nếp gạo tẻ' tập 89: Thuý Ngân bỏ nhà đi trong nước mắt
'Gạo nếp gạo tẻ' tập 88: Thúy Ngân quỳ gối, cầu xin chồng cũ tha thứ
'Gạo nếp gạo tẻ' tập 87: Sau khi đánh tình địch, Thuý Ngân dùng con để níu kéo chồng
Trong tập 91 Gạo nếp gạo tẻ, Hân (Thúy Ngân) đã thực hiện ca phẫu thuật ghép gan để cứu bà Mai (Hồng Vân). Hân giấu cả gia đình chuyện mình hiến gan, chỉ có mình Kiệt biết nên anh đã ở bên chăm sóc cô. Vì không muốn Phúc biết chuyện dẫn tới hiểu lầm nên Kiệt đã giấu cô để bí mật chăm sóc cho Hân.
![]() |
Kiệt là người duy nhất ở bên Hân trong lúc cô làm phẫu thuật ghép gan cứu mẹ. |
Cuối cùng, Phúc cũng phát hiện được mọi chuyện. Cô tìm đến gặp Hân và tuyên bố hãy tránh xa Kiệt, đừng làm anh mệt mỏi. Nghe những lời nói này, Hân quyết định tiếp tục rời bệnh viện.
Dù đã được ra tù nhưng vụ án lừa đảo của Hân vẫn chưa thực sự kết thúc. Trong trích đoạn mới nhất sắp lên sóng, luật sư đã gặp ông Vương và Kiệt khuyên nên đi thuyết phục 3 nạn nhân được Hân trực tiếp ký hợp đồng mua bán đất trong vụ lừa đảo để họ ký giấy bãi nại, nếu không cô sẽ tiếp tục phải tiếp tục thụ án.
Thương con, ông Vương không đành lòng nhìn con gái phải vào tù một lần nữa. Ông đi tới từng nhà nạn nhân, van xin họ hãy ký giấy tha cho Hân. Tuy nhiên dù có cầu xin đến mức ngã ra đường, các nạn nhân vẫn không đồng ý.
![]() |
Ông Vương đến nhà chủ nợ cầu xin tha thứ cho Hân. |
Chứng kiến cảnh tượng này Hương (Lê Phương) vô cùng xót xa. Cô không đành lòng mà tới khuyên bố hãy đi về. Tuy nhiên, ông Vương nhất định không từ bỏ và muốn ngồi trước cửa nhà các nạn nhân để tiếp tục xin sự tha thứ từ họ. Không thuyết phục được bố, Hương cũng ngồi lại để đợi cùng với ông Vương.
Liệu Hân sẽ nhận được sự tha thứ hay tiếp tục phải đối mặt với pháp luật về việc lừa đảo?
Đón xem 'Gạo nếp gạo tẻ' tập 92 sẽ lên sóng tối nay, 4/12 trên HTV2.
T.N
Căn bệnh ung thư gan bất ngờ ập đến với bà Mai (NSND Hồng Vân). Sợ mình không qua khỏi, bà Mai quyết định tiết lộ với chồng về số tiền bấy lâu nay đã lén lút cất giữ để lo cho gia đình.
" alt=""/>Gạo nếp gạo tẻ tập 92: Bố Hân đến nhà chủ nợ xin tha cho con gáiNăm trước, em dâu đến nhà kể chuyện Tết về đón giao thừa nhà ngoại vui sướng thế nào khiến tôi muốn trào nước mắt. Nhiều năm nay, phải đến ngày mùng 4 Tết tôi mới được về với bố mẹ đẻ của mình. Nhiều lần tôi góp ý chồng để về sớm hơn nhưng anh nhất mực không đồng ý. Đối với anh, lấy chồng thì phải theo chồng, phải xong hết việc nhà chồng mới được về nhà ngoại. Cãi nhau nhiều về chuyện Tết nội, Tết ngoại khiến tôi không còn muốn bàn đến. Tôi đành chấp nhận tất cả để dĩ hòa vi quý.
Nhưng năm vừa rồi đứa em gái lấy chồng xa nhiều năm có dịp về Tết ngoại nên tôi xin phép bố mẹ và chồng về sớm vào mùng 2. Vậy mà chồng trừng mắt nhìn tôi, còn nói tôi không ra gì trước mặt bố mẹ anh. Anh yêu cầu tôi không thay đổi, nhất nhất mùng 4 mới được về.
“Tức nước vỡ bờ”, tôi phản ứng gay gắt trước mặt bố mẹ chồng: “Anh ích kỉ vừa phải thôi. Tám năm nay tôi lấy anh, tôi có không làm tròn vai trò của người vợ, người con dâu với bố mẹ không? Năm nào anh cũng bắt tôi mùng 4 về nhà bố mẹ đẻ. Anh nghĩ xem mùng 4 còn ai chơi Tết không?
Năm nay em gái tôi về chơi, mùng 5 đã phải đi, mùng 4 về để làm gì? Anh cũng có con gái, bố mẹ anh cũng có con gái, anh không hiểu đạo lý cơ bản ấy à? Năm nào em gái anh cũng về ăn Tết từ mùng 2, có năm còn đón giao thừa ở đây, sao anh không nghĩ cho tôi vậy? Sau này con gái anh không về ăn Tết với anh, chắc anh vui lắm!”.
Sau phản ứng của tôi, không khí có chút căng thẳng. Cả nhà không ai nói một câu vì quá bất ngờ trước thái độ của tôi. Thật may khi đó bố chồng nhẹ giọng: “Cái T. nó nói đúng đó, năm nay hai đứa sắp xếp về sớm với ông bà thông gia, đừng để ông bà mong ngóng mãi. Mùng 4 thì hết Tết rồi còn về gì nữa con? Con cũng nên thay đổi. Cả bà nữa, nghĩ cho con gái thì cũng phải nghĩ cho con dâu, bớt thủ tục rườm rà đi. Nhà này có phải hết người đâu mà cứ giữ nó”.
Sau câu nói của bố chồng, tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Chồng tôi cũng không dám phản kháng. Năm đó tôi được về quê từ mùng 2 Tết. Và cũng kể từ năm đó, chồng không ý kiến gì về việc về sớm về muộn. Anh cũng rất vui vẻ khi được ăn Tết sớm hơn ở nhà vợ.
Năm nay, nghe tôi than vãn, anh định thay đổi quyết định, mỗi năm ăn Tết một quê. Nếu thực sự được như vậy thì đúng là tôi đã làm được một "cuộc cách mạng".
Độc giảgiấu tên
Mời độc giả gửi bài Chuyện Tết xưa - Tết nayvề địa chỉ email: [email protected] |
Chị Chúc Lan cho biết: “Tôi thường tổ chức, nấu nướng cho những buổi tiệc giáng sinh, họp mặt… nhưng đây là lần đầu tiên tôi chuẩn bị tiệc kỷ niệm 4 năm ngày cưới”.
Những năm trước, vào dịp này, vợ chồng chị Lan thường chọn đi ăn ở nhà hàng lần đầu hẹn hò hoặc du lịch kết hợp bày tiệc ở homestay.
Lần đầu tiên chuẩn bị tiệc tại nhà mà lại phải làm trong bí mật, chị Lan cảm thấy rất thú vị.
Vợ chồng chị Lan yêu xa 2 năm, kết hôn được 4 năm. Ở Nhật Bản, kết hôn năm thứ 4 được gọi là Đám Cưới Hoa.
Chị Lan không biết đến cách gọi này nhưng lại trùng hợp trang trí buổi tiệc nhỏ với nhiều hoa lá cỏ cây.
Bữa tiệc nhỏ được chị Lan thực hiện trong 2 ngày. Ngày đầu, chị tập trung làm các vật dụng trang trí. Ngày hôm sau, chị bắt đầu lên thực đơn và chế biến.
“Chồng ra khỏi nhà lúc 8h, tôi bày mọi thứ ra cắt tỉa, gói ghém, trang trí. Làm xong, tôi cất hết vào kho. Hôm sau, anh ấy đi làm thì tôi lại lấy ra hoàn thiện”, chị Chúc Lan chia sẻ.
Hiện tại, Nhật Bản đang dần về cuối thu, nhiệt độ trung bình vào ban ngày chỉ tầm 20-24 độ C.
Điều kiện này thuận lợi để các loại lá cây trong vườn tươi cứng dù không cần ngâm nước, chăm sóc khi dùng để trang trí.
Tối hôm trước ngày kỷ niệm, chồng chị Lan thấy vợ nướng bánh bông lan nhưng anh không có chút nghi ngờ. Anh chỉ cười và hối vợ làm nhanh để nghỉ ngơi.
Người đàn ông mau nước mắt
Bữa tiệc kỷ niệm của vợ chồng chị Chúc Lan bắt đầu trong một không gian lãng mạn, ngập tràn hoa lá và nến.
Cả hai uống chút rượu và dùng tiệc với các món ngon do tự tay chị Lan chế biến. Dưới ánh nến huyền ảo, chị Lan đưa cho anh Akitaka một bức thư tay viết bằng tiếng Nhật.
Trong thư, chị Lan nắn nót từng dòng: “Chồng yêu à! Chúc mừng kỷ niệm 4 năm tụi mình về chung một nhà.
Cảm ơn anh nhé, vì đã luôn yêu thương em hết mình. Cảm ơn anh vì đã luôn nhường nhịn cưng chiều em như công chúa. Cảm ơn anh vì đã luôn quan tâm chăm sóc cho em.
Cảm ơn anh vì đã luôn coi em là người quan trọng nhất với anh. Cảm ơn anh đã luôn tin tưởng và ủng hộ em tất cả mọi chuyện trong cuộc sống. Cảm ơn anh vì đã luôn luôn bên cạnh em như thế này.
Quãng thời gian tiếp theo, cho đến sau này… lại phải cần đến anh chở che cho em nhé!
Vợ của anh, Ran bé bỏng”.
Anh Akitaka chỉ đọc đến hàng thứ hai của bức thư thì đã ngập ngừng không thể đọc tiếp.
Chị Lan thỏ thẻ hỏi chồng: “Nến tối quá, anh không nhìn thấy hả? Để em mở đèn lên nha”.
Chị Lan vừa dứt lời, anh Akitaka bật khóc: “Không phải tối…”.
Và cứ như thế, anh khó khăn lắm mới đọc hết thư, rồi lau khô nước mắt trong sự dỗ dành của vợ.
Chị Lan không quá ngạc nhiên khi thấy chồng xúc động. Bởi, với trái tim quá ấm áp, anh Akitaka rất mau nước mắt.
Bình thường, xem phim tình cảm, tin tức chiến tranh, nạn đói… anh cũng bật khóc.
Đi đường, anh ứa nước mắt khi nhìn thấy mấy bạn Việt Nam chạy xe đạp chở thùng hàng dưới mưa.
Chị Chúc Lan tự nhủ những ngọt ngào và đủ đầy trong hôn nhân ngày hôm nay đều nhờ có một người bạn đồng hành siêu tử tế.
Biết ơn anh bao nhiêu thì chị cũng thầm cảm ơn bản thân bấy nhiêu vì ngày đó đã gật đầu đồng ý tấm chân tình của anh.
Ảnh: Nhân vật cung cấp