Hành động hướng tới giải quyết các thách thức thời đại và toàn cầuUNESCO triển khai các hoạt động của mình trên các lĩnh vực chuyên môn sau: Giáo dục, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Văn hoá, Thông tin và Truyền thông. Các lĩnh vực chuyên môn chính và các lĩnh vực chuyên sâu do các vụ, các phòng ban chuyên môn của Ban Thư ký của UNESCO phụ trách. Cấu trúc và mối quan hệ giữa các lĩnh vực chuyên sâu và các chuyên đề cụ thể được sắp xếp hệ thống như sau:
1. Giáo dục:
- Quyền được học tập
- Các kế hoạch và các chính sách về giáo dục
- Trẻ em độ tuổi ấu thơ và gia đình
- Giáo dục tiểu học
- Giáo dục trung học
- Giáo dục cao đẳng
- Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề
- Giáo dục khoa học và công nghệ
- Giáo dục phi chính quy
- Giáo dục kỹ năng
- Giáo dục sức khoẻ nhà trường và giáo dục HIV/AIDS
- Tính đa dạng văn hoá và ngôn ngữ trong giáo dục
- Giáo dục sư phạm
- Giáo dục trong hoàn cảnh nguy cấp, khủng hoảng và tái thiết
- Giáo dục thể chất và thể thao
- Giáo dục về hoà bình và nhân quyền
- Giáo dục phi bạo lực
2. Khoa học tự nhiên:
- Khoa học về nước sạch
- Nghiên cứu về vấn đề con người, tính đa dạng sinh học và sinh thái học
- Hải dương học
- Khoa học về trái đất
- Khoa học cơ bản và khoa học chế tạo
- Khoa học về các vùng ven biển và các đảo nhỏ
- Chính sách khoa học
- Khoa học về thiên tai
- Vấn đề phụ nữ và khoa học
- Nghiên cứu về hệ thống tri thức bản địa
3. Khoa học Xã hội và Nhân văn:
- Mỹ học
- Nhân quyền
- Triết học
- Vấn đề giải quyết tận gốc rễ sự đói nghèo
- Tương lai học
- Khoa học nghiên cứu về biến đổi xã hội
4. Văn hoá:
- Di sản thế giới
- Di sản vật thể
- Di sản phi vật thể
- Tính đa dạng văn hoá
- Hành vi chuẩn mực
- Đối thoại giữa các nền văn hoá
- Văn hoá và phát triển
- Nền công nghiệp văn hoá
- Nghệ thuật và sáng tạo
- Quyền tác giả
- Bảo tàng
- Du lịch văn hoá
- Tiêu điểm đặc biệt
5. Thông tin và truyền thông:
- Sự truy cập thông tin
- Sức chứa thông tin và tạo dựng thông tin
- Phát triển nội dung thông tin
- Tự do biểu cảm
- Phát triển phương tiện thông tin đại chúng
- Bảo quản thông tin
Các chủ đề đặc biệt trong các chương trình hành động của UNESCO
- Chủ đề giới tính
- Chủ đề thanh niên
- Ưu thế của Châu Phi
- Các nước chậm phát triển
- Văn hoá vì hoà bình
- Đối thoại giữa các nền văn minh
Các chủ đề mang tính nóng hổi mà UNESCO quan tâm:
- Loại bỏ sự đói nghèo, đặc biệt là đối với tình trạng bần cùng hoá.
- Sự đóng góp của công nghệ thông tin và truyền thông đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hoá và truyền thông và việc xây dựng một xã hội tri thức.
Các lĩnh vực ưu tiên đặc biệt của UNESCO
- Giáo dục cơ bản cho tất cả mọi người
- Nước và hệ thống sinh thái liên hợp
- Ủng hộ vấn đề tính đa dạng văn hoá song song với việc nhấn mạnh đặc biệt vấn đề di sản vật thể và phi vật thể.
- Trao quyền hành động cho con người thông qua hệ thống thu nhận thông tin và kiến thức song song với việc nhấn mạnh về quyền tự do biểu cảm.
Những chủ đề đặc biệt khác được UNESCO quan tâm:
- HIV/AIDS
- Phát triển bền vững
- Dân tộc bản địa
- Các đảo nhỏ
- Sóng thần ở Ấn Độ Dương
" alt=""/>Các lĩnh vực chuyên môn của UNESCO

 |
Toạ đàm chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng của những người khuyết tật khởi nghiệp thành công. |
Những người phụ nữ khuyết tật đã chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020 với chủ đề “Khởi nghiệp sáng tạo - Kết nối thành công” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.
Câu chuyện của Nguyễn Thị Thu Hiền (Hiền Suri) – chủ một doanh nghiệp sản xuất ghế đá Granito cho các trường học, bệnh viện đã khiến nhiều người cảm phục. Tốt nghiệp 2 trường đại học chuyên ngành Kế toán, chị Hiền mơ ước sau này sẽ mở công ty riêng.
“Sau khi tốt nghiệp, tôi làm cùng lúc 3 công việc, đúng chuyên ngành, nhưng mức lương nhận được chưa đến 3 triệu/ tháng. Lúc đấy, tôi mới nghĩ ‘ôi, thế này thì bao giờ mình mới giàu?’.”
Từ suy nghĩ mình muốn cho người khác cái gì thì mình phải có cái đó, chị quyết tâm chọn một con đường khác cho riêng mình.
“Tôi dừng công việc kế toán để khởi nghiệp. Năm 2010, tôi mở công ty chuyên sản xuất ghế đá cho các bệnh viện, trường học. Lúc tôi mở công ty, cả nhà, cả họ phản đối. Bố mẹ nói rằng tôi nên chọn một công việc an toàn. Nhưng lúc ấy, tôi đã trả lời rằng ‘con sẽ không đi theo suy nghĩ của đám đông. Con biết con làm được và chắc chắn làm được’”.
Khao khát làm giàu chính đáng, khao khát được trở thành người có giá trị là động lực giúp chị đi đến ngày hôm nay. Chưa dừng lại ở đó, năm 2011, chị mở dịch vụ kinh doanh Billiards Snocker – Coffee – một môn thể thao giải trí lành mạnh. Sau 7 năm ra đời, chị đã tổ chức được 3 mùa giải cho những người chơi bi-a nghiệp dư và có những phần thưởng giá trị cho người đạt giải. Đây là việc mà không phải người kinh doanh Billiards Snocker nào cũng làm được. Doanh nghiệp sản xuất ghế đá của chị cũng tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương từ 5,5 - 6,4 triệu đồng/ tháng.
Ngoài công việc kinh doanh, Hiền Suri còn thích tham gia công tác thiện nguyện.
Để làm được những việc đó, chị luôn tâm niệm rằng đầu tư vào chính mình là đầu tư có lợi nhất. “Tôi luôn cố gắng duy trì trạng thái tốt ở cả 3 mặt: trí tuệ, sức khoẻ và tinh thần”.
Một bí quyết khác mà nữ doanh nhân chia sẻ, đó là: đừng chờ thời cơ đến, mà phải chủ động nắm bắt. “Hãy liên tục học hỏi và quên đi khuyết tật của mình. Nếu bạn chỉ nhìn vào nó, bạn sẽ chẳng làm được gì cả”.
 |
Thầy giáo công nghệ thông tin "tí hon" Nguyễn Văn Hùng chia sẻ câu chuyện của mình. |
Cũng giống như Thu Hiền, thầy giáo tí hon Nguyễn Văn Hùng sinh ra kém may mắn hơn người khác. Nhưng khi có mặt trên sân khấu với những người phụ nữ khuyết tật thành công, Hùng tâm sự rằng: “Tôi thấy mình may mắn vì vẫn đi lại được bình thường và khoẻ mạnh như những người khác”.
Ngày nhỏ, khi nhìn thấy thầy cô đứng trên bục giảng, Hùng cũng từng mơ ước được là thầy giáo. “Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm được, bởi vì ngoại hình tôi thế này thì dạy ai, dạy cái gì”.
Tốt nghiệp phổ thông, Hùng vào Sài Gòn học trung cấp Công nghệ thông tin. Sau đó, cậu bén duyên với Trung tâm Nghị lực sống. Ở đây, Hùng dạy cho những người khuyết tật như mình các kỹ năng công nghệ để họ có thể tự kiếm sống bằng sức lao động của mình.
“Tôi may mắn được các bạn quý mến. Có lẽ một phần do mình là người khuyết tật, phần khác mình cùng hoàn cảnh ở quê ra như các bạn nên hiểu được những tâm tư, suy nghĩ của các bạn”. Cứ thế, Hùng gắn bó với trung tâm cho đến nay mặc dù cậu có thể làm việc ở những nơi khác có mức thu nhập cao hơn. Nhưng cậu nói rằng, ở đây, cậu thấy mình có giá trị.
Hùng cũng bày tỏ mong muốn, gia đình người khuyết tật hãy tạo điều kiện cho con em mình được đi học, được tiếp xúc với cộng đồng nhiều nhất có thể để họ sớm tự lập và đứng vững bằng chính khả năng của mình.
Đó cũng là lý do khiến chị Nguyễn Lan Anh – người sáng lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng ACDC – đã từ bỏ những công việc an toàn khác để theo đuổi ước mơ.
Mang trong mình căn bệnh xương thuỷ tinh, chị Lan Anh được gia đình định hướng cho học sư phạm, biên dịch. Nhưng sau khi ra trường, công việc đầu tiên của chị là làm makerting cho một công ty. Rồi chị phát hiện ra xung quanh mình có nhiều người khuyết tật không may mắn có một công việc như chị. Suy nghĩ làm thế nào để giúp họ bắt đầu nhen nhóm trong chị. Rồi đến một ngày, chị từ bỏ công việc cũ để chuyển sang một công việc nhiều thử thách hơn.
“Đã có những lúc trong két sắt của trung tâm chỉ còn hơn 300 nghìn đồng. Đã có những lúc nghĩ rằng ‘hay mình quay về đi làm công ăn lương cho người khác’”.
Nhưng rồi chị và các đồng nghiệp đã chọn không lùi bước. Đến bây giờ, Trung tâm của chị đã lớn mạnh, đã quản lý những nguồn vốn hàng triệu đô la, có văn phòng ở các tỉnh thành trên cả nước, có mạng lưới kết nối ở ASEAN và các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
“Để làm được như thế không phải là dễ dàng và cũng không phải là tất cả công của mình. Chính những đồng nghiệp đã truyền cảm hứng cho mình. Có những lúc tưởng chừng như mình phải dừng lại, nhưng khi nhìn lại, mình thấy một tia hi vọng, một tình yêu, một sự thay đổi của bất kỳ ai xung quanh mình, thì đó chính là nguồn cảm hứng để mình có thể đi tiếp”.
Tuy nhiên, qua câu chuyện của chính mình và của những người khuyết tật khác, chị muốn gửi đi một thông điệp rằng: Dù người khuyết tật có nỗ lực thế nào đi chăng nữa, nhưng nếu không có con đường mở rộng cho họ thì cũng vô ích. Mong muốn của chị là các doanh nhân hãy mở rộng con đường, những cánh cửa để đón nhận những người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động.

Chàng trai khởi nghiệp kiếm tiền tỷ năm nào cũng đi thi đại học
SN 1987, Nguyễn Văn Mão có sự nhạy bén với kinh doanh, chất lãng mạn của một nghệ sĩ thổi sáo và nhiều nét mơ mộng của một chàng sinh viên.
" alt=""/>Chuyện khởi nghiệp của những con người đặc biệt