Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng các khoản huy động tài trợ, ủng hộ tự nguyện cũng cần thực hiện nghiêm.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban theo quy định của Thông tư số 55.
Trong trường hợp để xảy ra vi phạm trong việc thực hiện các khoản thu, chi trên địa bàn, Bộ GD-ĐT yêu cầu xử lý nghiêm người đứng đầu và quy trách nhiệm đối với chính quyền địa phương.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban
Các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương cũng cần phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện các khoản thu chi tại các trường học trên địa bàn; có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện thanh kiểm tra, áp dụng chế tài xử lý mạnh các trường hợp vi phạm quy định về thực hiện các khoản thu, chi trong nhà trường.
Các trường phải phổ biến, tuyên truyền đến cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên phải hiểu rõ quy định, từ đó thực hiện quyên góp, ủng hộ trên cơ sở tự nguyện, công khai minh bạch giữa phụ huynh và nhà trường theo quy định công khai việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn.
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát và chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm, lập đường dây nóng, thông báo công khai đường dây nóng trên website để người dân phản ánh kịp thời những vướng mắc.
Thúy Nga
Nhà trường sẽ quyết định tổ chức hoạt động gì và không tổ chức hoạt động gì, không thể “chuyển trách nhiệm” cho hội phụ huynh rằng “vì hội phụ huynh tự nguyện đề nghị” mà thực hiện những hoạt động tốn kém nhiều chi phí của phụ huynh.
" alt=""/>Hội phụ huynh chỉ thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diệnTrong văn bản, SLNA cũng đề xuất LS V-League 2020 không có đội xuống hạng, trong khi hạng Nhất có 2 đội lên hạng để đảm bảo công bằng. Mùa giải 2021, V-League sẽ có 16 đội tham dự.
![]() |
SLNA kiến nghị dừng luôn V-League |
Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc điều hành CLB SLNA Hồ Văn Chiêm nói: "Đây là ý kiến của riêng SLNA. Chúng tôi là đội bóng chuyên nghiệp, tham gia giải đấu chuyên nghiệp, nên cũng cần có quan điểm riêng của mình và mong muốn nhận được sự tôn trọng. SLNA đã có công văn gửi Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải, VFF, VPF và Ban điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam".
"Tất nhiên đây chỉ là đề xuất của SLNA. Kết quả thế nào còn phải chờ cuộc họp của Thường trực VFF, VPF và các đội bóng. Tuy nhiên, tôi biết không chỉ có SLNA mà một số đội bóng ở V-League cũng có quan điểm chung như vậy", ông Chiêm nói.
V-League chưa chốt ngày trở lại |
Theo đội bóng xứ Nghệ, sau khi có thông báo tạm dừng V-League, hạng Nhất, các đội bóng đã phải chi ra số tiền lớn để nuôi các cầu thủ. Ngoài ra, sau giai đoạn 1, nhiều đội bóng có nhu cầu mua ngoại binh mới nhưng các cầu thủ này không thể nhập cảnh vào Việt Nam.
SLNA nhấn mạnh trên thế giới có một số giải đấu đã cho dừng giải vì dịch Covid-19, sau đó trao chức vô địch cho đội đứng đầu. Nếu V-League 2020 diễn ra sẽ không thể chắc chắn về việc đảm bảo chống dịch cũng như chất lượng giải đấu, gây ảnh hưởng tới kinh tế các đội bóng, tâm lý cầu thủ, người hâm mộ...
Đặc biệt, nếu V-League và hạng Nhất tiếp tục hoãn vô thời hạn sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch tập trung của tuyển Việt Nam.
Ngày mai (28/7), VFF sẽ đưa ra quan điểm về việc tổ chức V-League và giải hạng Nhất 2020.
Video Than Quảng Ninh 2-0 SLNA:
LS V-League 1 2020Vòng 11 | |||||||||
# | Tên Đội | ST | T | H | B | TG | TH | HS | Đ |
1 | ![]() | 11 | 6 | 5 | 0 | 19 | 6 | 13 | 23 |
2 | ![]() | 11 | 5 | 4 | 2 | 19 | 13 | 6 | 19 |
3 | ![]() | 11 | 6 | 1 | 4 | 15 | 14 | 1 | 19 |
4 | ![]() | 11 | 5 | 3 | 3 | 17 | 10 | 7 | 18 |
5 | ![]() | 11 | 5 | 2 | 4 | 16 | 11 | 5 | 17 |
6 | ![]() | 11 | 4 | 5 | 2 | 12 | 12 | 0 | 17 |
7 | ![]() | 11 | 4 | 4 | 3 | 13 | 9 | 4 | 16 |
8 | ![]() | 11 | 4 | 2 | 5 | 7 | 11 | -4 | 14 |
9 | ![]() | 11 | 3 | 4 | 4 | 18 | 14 | 4 | 13 |
10 | ![]() | 11 | 2 | 6 | 3 | 9 | 9 | 0 | 12 |
11 | ![]() | 11 | 3 | 3 | 5 | 7 | 13 | -6 | 12 |
12 | ![]() | 11 | 3 | 1 | 7 | 12 | 18 | -6 | 10 |
13 | ![]() | 11 | 2 | 4 | 5 | 5 | 15 | -10 | 10 |
14 | ![]() | 11 | 2 | 2 | 7 | 13 | 27 | -14 | 8 |
Tuy nhiên, số tiết cho lớp 1 và 2 trong chương trình mới có tăng (tăng 2 tiết/tuần cho lớp 1 và 1 tiết/tuần cho lớp 2) so với chương trình cũ. Ngược lại, số tiết cho lớp 3, 4, 5 lại giảm.
Chuẩn đầu ra cao hơn so với sách năm 2000
Theo ông Hùng, việc tăng số tiết cho lớp 1 và 2 là để giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Tiếng Việt. Do mục tiêu của chương trình đặt ra các kĩ năng Tiếng Việt cao hơn (cùng với việc tăng số tiết), nên tất cả sách Tiếng Việt 1 mới đều thiết kế chuẩn đầu ra về đọc, viết, nói và nghe cao hơn so với sách Tiếng Việt 1 năm 2000.
![]() |
Học sinh lớp 1 trong ngày đầu học sách giáo khoa mới ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Thanh Hùng) |
Ông Hùng cho rằng, ngoài việc được tăng số tiết (70 tiết/năm), điều kiện dạy học và môi trường phát triển ngôn ngữ của trẻ hiện nay tốt hơn cách đây 20 năm, giúp cho việc đạt được chuẩn đầu ra mới là hoàn toàn khả thi.
“Nếu được tăng số tiết mà sách Tiếng Việt 1 mới không nâng cao kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thì lên các lớp 3, 4, 5 khi số tiết bị giảm, học sinh không thể đạt chuẩn đầu ra môn Tiếng Việt cấp tiểu học ít nhất là bằng với chuẩn đầu ra của tiểu học lâu nay. Do vậy việc sách Tiếng Việt 1 mới có yêu cầu cao hơn so với Tiếng Việt 2000 là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp”- ông Hùng khẳng định.
Không tăng nhiều như phụ huynh phản ánh
Cũng theo ông Bùi Mạnh Hùng trong giai đoạn đầu, giai đoạn học âm chữ, không phải sách Tiếng Việt 1 mới nào cũng tăng nhiều kiến thức, kĩ năng như phụ huynh phản ánh.
“Tiếng Việt 1 năm 2000 phần âm chữ (kể cả 3 nguyên âm đôi) học trong 31 bài, trong đó có 5 bài ôn tập và kể chuyện. Mỗi tuần 5 bài, mỗi bài 2 tiết, tổng: 62 tiết (khoảng 6 tuần, 10 tiết/tuần).
Tiếng Việt 1- Kết nối trí thức với cuộc sống, Phần âm chữ (kể cả 3 nguyên âm đôi) học trong 30 bài, trong đó có 6 bài ôn tập và kể chuyện. Mỗi tuần 5 bài, mỗi bài 2 tiết. Ngoài ra, theo quy định của chương trình Tiếng Việt mới, mỗi tuần có 12 tiết, tăng thêm 2 tiết/tuần so với chương trình Tiếng Việt 2000, nên sách thiết kế riêng 2 tiết/tuần để học sinh thực hành đọc, viết vào buổi chiều (nằm trong chương trình chính khóa).
Như vậy, tổng thời gian cho phần âm chữ là 60 tiết (buổi sáng) + 12 tiết (buổi chiều) = 72 tiết. Đó là chưa kể sách Tiếng Việt 1- Kết nối tri thức với cuộc sống dành hẳn một tuần ngay sau khai giảng để học sinh làm quen với môi trường học tập mới, làm quen với đồ dùng học tập và luyện viết các nét cơ bản mà chưa phải học đọc và viết chữ. Nếu tính thêm tuần 0 (tuần làm quen) thì tổng thời gian cho phần học âm chữ là 84 tiết. Cùng số lượng âm chữ như nhau, nhưng sách Tiếng Việt 1 mới dành thời gian nhiều hơn hẳn so với Tiếng Việt năm 2000”- ông Hùng nêu.
Theo ông Hùng, mỗi bài học trong Tiếng Việt 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống có yêu cầu đọc số lượng tiếng và từ ngữ nhiều hơn (để giúp học sinh được luyện đọc nhiều lần âm chữ được học trong bài, chứ không tăng số âm chữ được học), yêu cầu đọc câu và đoạn dài hơn, nhưng theo một trình tự được cân nhắc kĩ và không vượt nhiều so với Tiếng Việt 1 năm 2000.
Cụ thể, ở sách Tiếng Việt 1 năm 2000, từ bài 7 (tuần thứ 2), học sinh đọc 8 tiếng/từ rời, một câu 3 từ; bài 8, học sinh đọc 8 tiếng/từ rời, một câu 5 từ; bài 9, học sinh đọc 8 tiếng/từ rời, một câu 5 từ. Nhưng Tiếng Việt 1 sách mới, từ bài 7 (tuần thứ 2, nếu tính cả tuần mở đầu là tuần thứ ba), học sinh đọc 11 tiếng/từ rời, một câu 4 từ, bài 8, học sinh đọc 12 tiếng/từ rời, một câu 4 từ; bài 9, học sinh đọc 12 tiếng/từ, một câu 3 từ. Như vậy, độ lệch về khối lượng đọc không đáng kể. Số chữ học sinh cần viết trong mỗi bài cũng tương đương.
Ngoài ra, so với cấu trúc bài học trong sách Tiếng Việt 2000, sách mới có hoạt động nói và nghe tương tự, có thêm hoạt động nhận biết (quan sát tranh, đọc hoặc nói theo giáo viên...). Đây là hoạt động nhận biết, học sinh không cần phải luyện tập gì nhiều.
"Phụ huynh cứ yên tâm, hết lớp 1 các em sẽ đọc thông, viết thạo"
Ông Hùng khẳng định, với thời gian tăng thêm 2 tiết/tuần so với chương trình Tiếng Việt 2000 thì việc tăng cường rèn luyện kĩ năng thông qua thực hành trong sách Tiếng Việt 1 mới là cần thiết và phù hợp. Học sinh chỉ cần học ở lớp dưới sự hướng dẫn của các thầy cô.
"Chương trình và SGK đã có tính toán thời gian và điều kiện để một học sinh trung bình có thể hoàn thành được nội dung học tập trong thời gian học tại lớp theo quy định của chương trình. Ngoài ra, sang học vần ở phần sau của tập 1 và “luyện tập tổng hợp” ở tập 2, sách thiết kế với nội dung có tăng thêm, nhưng hoàn toàn căn cứ chuẩn đầu ra của chương trình và phù hợp với thời gian mà chương trình quy định cũng như điều kiện dạy học và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ hiện nay so với cách đây 20 năm”- ông Hùng nói.
Ông Hùng khuyên, thời gian đầu học sinh còn khó khăn khi phải làm quen với những kiến thức và kĩ năng mới, nhưng phụ huynh không nên lo lắng và thúc ép học sinh.
“Về nhà phụ huynh hãy để học sinh vui chơi thoải mái, nếu quan tâm thì dành cho con 10-15 phút xem bài, không nên quá nôn nóng nghĩ rằng học chữ nào sẽ viết đẹp, đọc thành thạo chữ đó. Phụ huynh cứ yên tâm hết lớp 1 các em sẽ đọc thông, viết thạo”- ông Hùng khẳng định.
Ông Hùng cũng cho rằng, dù SGK mới, bài học mới và yêu cầu với phương pháp giảng dạy mới nhưng thời gian giáo viên sẽ quen dần nên không có gì phải lo lắng.
Lê Huyền
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, hiện có một số phụ huynh chia sẻ trên một số diễn đàn, mạng xã hội cho rằng nội dung chương trình lớp 1 mới hơi nặng. Tuy nhiên, nhận định này chưa đủ căn cứ xác đáng.
" alt=""/>Sách Tiếng Việt 1 có yêu cầu cao hơn sách cũ là phù hợp