Ấp ủ được đứng trong hàng ngũ công an nhân dân từ nhỏ, Huy nói đã dành nhiều tâm sức ôn tập suốt ba năm qua. Vốn học thiên về khối tự nhiên, nam sinh còn phải chú ý ôn kiến thức xã hội, bởi đề thi đánh giá của Bộ Công an có phần này.
"Em dự kiến đạt khoảng 26 điểm khối A00 (Toán, Lý, Hóa) từ kỳ thi tốt nghiệp và tạm hài lòng. Nhưng đứng trước kỳ thi cuối cùng, em vẫn rất run", Huy cho hay. "Nếu điểm chuẩn tương đương năm ngoái, em tính toán mình cần đạt khoảng 60/100 điểm ở lần thi này".
Xuất hiện tại chương trình Sài Gòn ta thương tập 6 là một nhân vật khá đặc biệt, anh Tám Sang - Trưởng hội thiện nguyện BDS, người hùng trong tim của nhiều bà con.
Đây cũng là lần hiếm hoi anh chia sẻ với MC Ngọc Ánh về hành trình cứu trợ thầm lặng, gian nan. Trong đó có nhiều trường hợp khiến anh khóc cạn nước mắt, đặc biệt là chuyện những sản phụ sinh con mùa dịch.
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, anh Tám Sang cùng các anh em trong hội đã túc trực 24/7, tất bật rong ruổi các con đường, ngõ hẻm tham gia công tác chống dịch, thiện nguyện.
Anh kể: “Mấy tháng nay, các anh em đều không về nhà mà trụ lại nhà mình để tham gia cuộc chiến này. Anh em nói với nhau chừng nào hết dịch mới quay về với gia đình. Khi tham gia cuộc chiến này, mình chấp nhận hy sinh cả tính mạng”.
Để công tác chống dịch được hiệu quả, anh Tám Sang sẵn sàng bỏ tiền túi hàng trăm triệu đồng để mua thuốc và máy móc về nghiên cứu, lập ra đội phun sát khuẩn.
Anh cũng tận dụng 6 chiếc xe để cho chạy hệ thống xe cứu thương 0 đồng, đưa các ca F0 lên tới nơi cách ly. Có những trường hợp bệnh nhân không qua khỏi, anh đưa về lo chu toàn lễ an táng cho họ mà không lấy một đồng.
![]() |
Sau những ngày tham gia chống dịch, anh cùng các anh em đã rơi không ít nước mắt khi chứng kiến nhiều trường hợp sinh ly tử biệt chỉ trong tích tắc.
Từ đó anh nhận ra nhu cầu sử dụng bình oxy cấp thiết nhường nào. Đó cũng là lý do anh mua vỏ chai về bơm oxy, thành lập “Đội oxy” để góp phần giành giật lại sự sống cho các bệnh nhân nguy kịch. Tất cả những công việc anh Tám Sang cùng anh em đang âm thầm cống hiến cũng chỉ mong một ngày thành phố bình an trở lại.
Kể về những ngày qua, anh Tám Sang nghẹn ngào nhắc lại: “Chúng tôi hầu như không còn nước mắt để khóc. Có trường hợp kêu cứu tại nhà nhưng khi chúng tôi đem bình oxy tới thì bệnh nhân chỉ ngước mắt nhìn rồi ra đi.
Có ngày chúng tôi ôm đứa bé chạy tới bệnh viện đợi bé được cứu sống, chúng tôi cũng khóc. Đau lắm! Hay có một mẹ bầu nghèo nằm trong 'vùng đỏ' phong tỏa nên khi chuyển dạ người dân không ai dám vô giúp. Khi chúng tôi tới nơi thì đứa bé đã bị sinh rớt ra ngoài, chính tay tôi bồng người mẹ và đứa bé ra xe cứu thương. Người mẹ này còn bị dương tính, không đem theo tiền nên tôi cũng gửi cho chị ấy 27 triệu".
![]() |
Mấy tháng nay, các anh em trong nhóm ăn ở tại nhà anh Tám Sang để cách ly với vợ con. |
Tại chương trình Sài Gòn ta thương, anh Tám Sang cũng tâm tình rằng bản thân từng bị “đẻ rớt” nên khi thấy cảnh sản phụ sinh con anh hình dung ra bản thân mình ngày xưa. Vì vậy, anh càng quyết tâm giành giật cơ hội sống cho cả mẹ và bé.
"Ngày hôm qua, có mẹ bầu 7 tháng bị lưu thai ở tận Bình Dương ngồi đợi ngoài đường từ 1 giờ đến 7 giờ tối mà không có xe. Khi tôi nhận được điện thoại cầu cứu đã tức tốc chạy đi ngay, vì nếu để thai lưu lâu sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Đưa được mẹ bầu vô phòng cấp cứu thì người chồng lại hoang mang không biết tiền đâu lo cho vợ vì trong người chỉ có vài trăm ngàn. Tôi đem ra 30 triệu, đóng viện phí 20 triệu còn 10 triệu đưa cho người cha của đứa bé xấu số”, anh kể thêm.
Tám Sang cũng chia sẻ, bản thân đã lớn lên trong nghèo khổ, vì mưu sinh mà suýt sa vào con đường tội lỗi. Từ ngày theo Phật, anh nhận ra nhiều ý nghĩa của cuộc sống và bắt đầu công việc thiện nguyện. May mắn, trên con đường từ thiện của anh luôn có anh em và các mạnh thường quân chung tay, lan tỏa yêu thương đi nhiều nơi. Bên cạnh đó, anh Tám Sang còn có một nguồn động viên rất lớn nơi hậu phương đó là vợ và con.
Nhắn gửi những lời thân thương tới thành phố, anh nghẹn ngào: “Trong khoảnh khắc này, chúng ta hãy đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh, chúng ta không được hoang mang. Hãy chấp hành đúng các chỉ thị, kề vai sát cánh với các ban ngành, đội ngũ y bác sĩ, chúng ta phải thương và thông cảm cho họ”.
Đăng Dương
Bận rộn với hành trình cứu trợ người dân ở TP.HCM, Quyền Linh quên cả sinh nhật con gái nhưng lời nhắn của vợ và cách phản ứng của gia đình khiến anh ấm lòng.
" alt=""/>Người đàn ông kể chuyện cứu sản phụ đẻ rơi trong khu phong tỏaPhát biểu tại hội nghị, PGS. TS Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) khẳng định: “Việt Nam đã vinh dự 2 lần được trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003. Tính đến nay, Việt Nam có gần 7 vạn DSVH PVT được kiểm kê; trong đó có 534 di sản cấp quốc gia, 15 di sản được UNESCO ghi danh, 1.881 nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú. DSVH PVT có sự đóng góp giá trị tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và cho đất nước”.
Đánh giá về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2023, ông Doãn Sinh Nam, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VHTTDL tỉnh Nam Định) cho biết, Nam Định hiện có gần 200 bản hội, hàng trăm thanh đồng và cung văn, hầu dâng, cùng với nhiều con nhang đệ tử khác đang là những chủ thể nắm giữ di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn.
Tỉnh Nam Định có 12 nghệ nhân được phong tặng trong lĩnh vực Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, trong đó có 1 nghệ nhân nhân dân và 5 nghệ nhân ưu tú. Bên cạnh những thuận lợi, tình trạng thương mại hóa các nghi lễ, lễ hội vẫn xuất hiện ở một số nơi; hiện tượng đốt vàng mã quá mức vẫn diễn ra ở các đền phủ. Lực lượng cán bộ quản lý và chuyên môn tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản tại các địa phương còn ít, chưa đồng đều; các chủ thể nắm giữ văn hóa, được coi là báu vật sống thì phần lớn đã cao tuổi nên việc tư liệu hóa, truyền dạy gặp nhiều khó khăn.
TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia khẳng định với nỗ lực không ngừng, trách nhiệm và tình yêu di sản văn hóa phi vật thể; thông qua tăng cường thực hiện và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, Việt Nam cam kết mạnh mẽ việc thực hiện Công ước 2003 của UNESCO; đồng thời đã và đang đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.
Tại sự kiện, các chuyên gia, nhà quản lý, nghệ nhân cũng chia sẻ những tồn tại và kiến nghị giải pháp nhằm phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Đại diện Sở Văn hoá Thể thao TP.HCM chia sẻ, đây là loại hình tín ngưỡng khá mới mẻ với người dân TP.HCM. Trong công tác quản lý nhà nước, TP.HCM cũng còn lúng túng đối với trường hợp cá nhân đăng ký hoạt động tín ngưỡng “thờ Mẫu hầu đồng” tại gia.
Sau sự kiện, Cục Di sản Văn hoá đã sắp xếp cho các thanh đồng thực hành di sản tại Khu di tích Phủ Dầy và Phủ Quảng Cung.
Công ước về Bảo vệ DSVH PVT được UNESCO thông qua năm 2003 (Công ước 2003). Ngày 5/9/2005, Việt Nam chính thức tham gia và trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này. Công ước 2003 quy định các nội dung như: Xác định các biểu hiện văn hóa là DSVH PVT; phân loại DSVH PVT; vai trò, sự tham gia của cộng đồng chủ thể và các quốc gia vào hoạt động bảo vệ DSVH PVT; kiểm kê DSVH PVT; các danh sách và việc ghi danh di sản văn hóa vào các danh sách, các báo cáo, bảo vệ DSVH PVT ở cấp quốc gia và quốc tế… |