Trung Quốc đưa ra chính sách này trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm hơn dự kiến ở quý II vừa qua. Cụ thể, tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn gần 0,4 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng dự kiến theo dữ liệu tài chính từ Wind.
Thực tế, ô tô điện là một trong những điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc kể từ năm 2020 đến nay. Tuy vậy, do ảnh hưởng của hậu Covid-19, cùng với sự sụp đổ của thị trường bất động sản đang diễn ra tại nước này đã khiến thị trường ô tô điện trong nước bị ảnh hưởng không nhỏ.
Không chỉ gặp khó ở trong nước, xe điện Trung Quốc trong thời gian qua còn vướng phải những rào cản chính sách từ Liên minh Châu Âu và Mỹ khi hai thị trường lớn này đồng loạt tăng thuế nhập khẩu đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc. Đồng thời, các hãng xe Trung Quốc buộc phải giảm giá mạnh để cạnh tranh với nhau tại các thị trường mới.
Giới chuyên gia đánh giá, chính sách "chuyển cực" thị trường bằng cách rót tiền hỗ trợ trực tiếp chính người dân trong nước chuyển từ xe xăng/dầu sang xe điện được coi là hợp lý và đạt được nhiều mục tiêu. Điều này vừa kích thích được tiêu dùng trong nước, giúp tăng trưởng kinh tế, vừa giúp các hãng xe Trung Quốc tiêu thụ được một lượng lớn ô tô điện đang tồn.
Nửa đầu năm 2024, xe ô tô thuần điện và hybrid cắm sạc chiếm tới 47% thị phần tại thị trường ô tô Trung Quốc. Đồng thời, ô tô điện Trung Quốc đang chiếm tới 60% tổng lượng xe điện bán ra trên toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2024.
Trên thực tế, chính sách trợ cấp tiền mặt cho người mua lần đầu tiên được đưa ra tại Trung Quốc vào năm 2009. Có thời điểm vào năm 2014, Chính phủ nước này từng có khoản trợ cấp kỷ lục lên đến tối đa 100.000 nhân dân tệ (364 triệu đồng) cho việc chuyển đổi, tùy vào loại xe. Chính điều này đã giúp thúc đẩy doanh số tăng gấp 4 lần vào năm 2015.
Sau dịch Covid-19, Bắc Kinh đã hủy bỏ các ưu đãi tiền mặt vào cuối năm 2022 và mới khởi động lại việc trợ cấp mua xe năng lượng mới vào tháng 4 vừa qua với mức 10.000 nhân dân tệ (xấp xỉ 35 triệu đồng).
Theo InsideEVs, CnEVPost
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhạc trưởng Lê Phi Phi - người nhiều năm gắn bó với Điều còn mãi xúc động nghẹn ngào khi chia sẻ hai tác phẩm mà bố anh đã viết tôn vinh ngành y.
Hòa nhạc quốc gia Điều còn mãi năm nay không có Giám đốc nghệ thuật mà thay vào đó là ban cố vấn gồm nhạc sĩ Quốc Trung, nhạc trưởng Lê Phi Phi, Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Trịnh Tùng Linh, nhà báo Phạm Anh Tuấn - TBT báo VietNamNet cùng bàn bạc lên nội dung chương trình. Chính vì thế, việc lựa chọn tác phẩm năm nay theo nhạc sĩ Lê Phi Phi là ''rất chuẩn xác''.
''Với chủ đề Khát vọng Việt Nam, chúng tôi sẽ chơi lại tác phẩm thực sự có dấu ấn của Việt Nam và tôn vinh ngành Y. Đối với tôi, các bác sĩ, chiến sĩ áo trắng 3 thế kỷ nay vẫn là người đáng được tôn vinh số 1, đặc biệt là trong đại dịch. Chương trình cũng sẽ tôn vinh hai tác phẩm của bố tôi làHoa huệ trắng vàBài ca người chiến sĩ áo trắng. Hai bài hát ca ngợi hình tượng người chiến sĩ áo trắng trong sáng, thanh khiết lại được bố tôi lấy cảm hứng sáng tác từ người vợ của mình - là mẹ tôi người chiến sĩ áo trắng trong thời chiến. Tôi tin 2 tác phẩm sẽ lay động khán giả", nhạc trưởng Lê Phi Phi chia sẻ.
![]() | ![]() |
Nhạc trưởng Lê Phi Phi, TBT báo VietNamNet Phạm Anh Tuấn. Ảnh: Thạch Thảo.
'Điều còn mãi' là chương trình của nhân dân
Ông Phạm Anh Tuấn cho rằng, Điều còn mãi đã không còn là của riêng báo VietNamNet nữa mà là chương trình của nhân dân. "Cứ năm nào tới dịp 2/9 là chúng tôi đều được hỏi chương trình năm nay có diễn ra hay không. Sự ủng hộ, háo hức đó khiến chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục làm và suy nghĩ tới việc sẽ tổ chức một quỹ Điều còn mãi để có kế hoạch dài hơi hơn, chủ động hơn nữa", ông Phạm Anh Tuấn nói.
Chia sẻ về chủ đề của chương trình: Khát vọng Việt Nam, ngoài ý nghĩa về khát vọng của Việt Nam với sức sống mạnh mẽ, phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 theo nhà báo Phạm Anh Tuấn, khát vọng lớn hơn cả là khát vọng về một Việt Nam hùng cường.
Ông Phạm Anh Tuấn chia sẻ, chương trình hoà nhạc Điều còn mãi không chỉ là chương trình nghệ thuật đơn thuần, nó còn mang ý nghĩa lớn về lịch sử, chính trị. "Hoà nhạc được tổ chức vào 14h chiều 2/9 - ngay thời điểm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã nói lên điều đó" - TBT Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.
Ông Tuấn cho rằng,Điều còn mãi tiếpnối quá khứ rất dễ vì kho tàng âm nhạc của Việt Nam có quá nhiều tác phẩm hay và kinh điển nhưng kết nối tương lai thì khó khăn. "Tác phẩm mới thì nhiều, qua thời gian để chứng minh nó là điều còn mãi cần có thời gian đủ dài, nhưng lựa chọn tác phẩm Sống như những đoá hoa trong Điều còn mãi2022, tôi tin chắc nó sẽ là tác phẩm còn mãi với thời gian", ông Tuấn nói.
![]() | ![]() |
Các nhà báo đặt nhiều câu hỏi cho BTC và nghệ sĩ trong buổi họp báo. Ảnh: Lê Anh Dũng, Thạch Thảo.
Trước thắc mắc của truyền thông về việc BTC có liều lĩnh khi giao Sống như những đoá hoacho ca sĩ Mỹ Anh - ca sĩ trẻ chưa có nhiều trải nghiệm?, nhạc trưởng Lê Phi Phi cho biết: "Khi tôi tìm hiểu ca khúc này có lên mạng nghe và thấy giọng của một cô bé tên Mỹ Anh. Tôi nghe tưởng cô bé hát trong cuộc thi nào đó và thấy ngạc nhiên bởi phần trình diễn rất trong sáng. Khi ban cố vấn thống nhất chọn ca khúc này và lựa chọn mời Mỹ Anh thể hiện thú thật gần đây tôi mới biết bạn ấy là con gái Mỹ Linh và Anh Quân.
Giả dụ đưa cho Mỹ Anh bài khác như Người giáo viên nhân dân, Bài ca hy vọng… mới lo ngại và chúng ta đặt ra câu hỏi này, còn cách Mỹ Anh thể hiện Sống như những đóa hoara sao chắc phải chờ nhưng với tư cách là nhạc trưởng, tôi tin tưởng Mỹ Anh cùng với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam sẽ làm tốt".
Cũng theo chia sẻ của nhạc trưởng Lê Phi Phi, năm nay bên cạnh các nhạc sĩ hàng đầu về lĩnh vực phối khí như nhạc sĩ Trọng Đài, Quốc Trung, Trần Mạnh Hùng thì có 2 gương mặt mới cũng tham gia là Lưu Hà An, Lưu Quang Minh... Theo đó, các tác phẩm: Dáng đứng Việt Nam, Bài ca hy vọng, Hà Nội ngày trở về, Hoa huệ trắng và Bài ca người chiến sĩ áo trắng, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam, Đất nước tình yêu, Người là niềm tin tất thắng, Biển hát chiều nay, Em có nghe âm thanh ngày mới, sẽ được làm mới bên cạnh các tác phẩm khí nhạc như: Hà Nội niềm tin và hy vọng(Phan Nhân, chuyển soạn cho dàn dây: Lê Bằng), Người về đem tới ngày vui (Trọng Bằng), Se chỉ luồn kim(Trần Mạnh Hùng)...
Nhạc sĩ Lưu Quang Minh cho biết, với bài Sống như những đoá hoa- là ca khúc nhạc pop nhưng được phối cho dàn nhạc giao hưởng với màu sắc khác hẳn. Anh hy vọng sự kết hợp với dàn nhạc giao hưởng và giọng ca của Mỹ Anh sẽ mang lại nhiều nét mới lạ cho người nghe.
![]() | ![]() |
Ca sĩ Phạm Thu Hà.
Điều còn mãi 2022có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới âm nhạc như Thanh Lam, Tùng Dương, Đăng Dương, Vũ Thắng Lợi, Phạm Thu Hà, Đào Tố Loan, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác, Trần Trang, Trang Bùi, Mỹ Anh cùng Dàn Nhạc giao hưởng Việt Nam, Hợp xướng Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam...
Ca sĩ Phạm Thu Hà thấy tự hào và hãnh diện bởi được hát trong chương trình Điều còn mãi - chương trình mà bất cứ ca sĩ theo dòng nhạc chính thống nào cũng mong muốn. "Lần đầu tiên được đứng trên sân khấu Điều còn mãi, lại hát vào đúng thời khắc lịch sử của dân tộc, đó là niềm tự hào to lớn", Phạm Thu Hà bày tỏ.
Hình ảnh đăng kèm bài viết ghi lại cảnh một bác sĩ nam lớn tuổi, ngồi bệt trên nền nhà của Trung tâm Y tế huyện A Lưới, lưng tựa vào tường để chợp mắt, thu hút sự quan tâm của nhiều người xem.
Bác sĩ Phạm Minh Trường tranh thủ chợp mắt sau các ca mổ đục thủy tinh thể cho bệnh nhân nghèo (Ảnh: MXH)
Qua tìm hiểu, nhân vật trong ảnh là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Minh Trường, Giám đốc Bệnh viện Mắt Huế.
Bức ảnh do chị Nguyễn Thị Minh Nhật, nhân viên tư vấn của bệnh viện ghi lại vào trưa ngày 26/3, trong khuôn khổ chuyến công tác của Bệnh viện Mắt Huế cùng chuyên gia nhãn khoa, Giáo sư Hattori Tadashi phối hợp tổ chức hoạt động phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho các bệnh nhân nghèo tại huyện vùng cao A Lưới.
Chị Nhật cho biết, buổi trưa hôm đó, sau khi kết thúc hoạt động buổi sáng, ai cũng thấm mệt, mọi người tập trung nghỉ ngơi. Khi đi sang phòng bên cạnh, thấy bác sĩ Trường đang ngồi nghỉ trưa trên nền đất nên đã ghi lại hình ảnh đẹp để làm kỷ niệm, không ngờ khi chia sẻ lên mạng xã hội lại được sự động viên của nhiều người như vậy.
Được biết, bác sĩ Phạm Minh Trường là bác sĩ nhãn khoa đầu tiên của bệnh viện công lập ở Việt Nam được nhận giải thưởng "Eye Health Heroes - Anh hùng nhãn khoa", giải thưởng danh giá của tổ chức phòng chống mù lòa thế giới IAPB. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và vinh danh những cá nhân đã có đóng góp trong công tác phòng, chống mù lòa trên toàn thế giới.
Ông cũng đã làm việc với chính quyền địa phương để thành lập 5 trung tâm khúc xạ tuyến huyện, mang dịch vụ chăm sóc mắt đến gần hơn với cộng đồng.
Theo Bệnh viện Mắt Huế, từ ngày 21 đến 26/3, đoàn công tác của bệnh viện cùng chuyên gia nhãn khoa Hattori Tadashi đã thực hiện thăm khám cho hơn 500 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện A Lưới.
Chương trình giúp khôi phục thị lực cho 41 bệnh nhân bị đục thủy tinh thể không có điều kiện thăm khám, điều trị. Đây là một trong nhiều hoạt động chăm sóc mắt cho bệnh nhân nghèo của bệnh viện trong nhiều năm qua.
" alt=""/>Bác sĩ ngồi trên sàn nhà, lưng dựa tường chợp mắt sau phẫu thuật từ thiện