Tiến sĩ Andreas Palm, Đại học Uppsala, Thụy Điển, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy tình trạng thiếu oxy do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ có liên quan đến ung thư”.
“Trước đây, người ta vẫn chưa rõ liệu điều này do bản thân chứng ngưng thở khi ngủ hay do các yếu tố nguy cơ liên quan như béo phì, bệnh tim và các yếu tố lối sống”.
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng ai đó ngừng thở trong thời gian ngắn khi họ đang ngủ. Điều đó làm cho lượng oxy trong máu giảm xuống, có thể “bỏ đói” các cơ quan quan trọng và mô của cơ thể, trong trường hợp xấu, gây tổn thương tế bào nghiêm trọng.
Những người béo phì, hút thuốc lá hoặc nghiện rượu nặng dễ bị rơi vào tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Ba nghiên cứu được chia sẻ tại hội nghị của Hiệp hội Hô hấp châu Âu đã liên kết tình trạng trên với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Dữ liệu từ 4.200 người Thụy Điển ghi nhận, những người bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng có nhiều khả năng bị ung thư hơn những trường hợp nhẹ hơn.
Phân tích dữ liệu từ 358 người của Bệnh viện Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ cũng cho thấy bất ổn khi ngủ dẫn đến tốc độ suy nghĩ chậm hơn.
Các tế bào não rất nhạy cảm với sự thay đổi oxy. Sự sụt giảm oxy trong thời gian dài dễ khiến tâm trí già đi nhanh hơn.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Nicola Marchi, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra chứng ngưng thở khi ngủ, với nồng độ oxy thấp, có liên quan đến suy giảm mạnh hơn về chức năng nhận thức, tốc độ xử lý và ký ức”.
“Những người từ 74 tuổi trở lên và nam giới có nguy cơ suy giảm nhận thức liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn”.
Trước đó, ngày 10/5, Công an huyện Lục Ngạn tiếp nhận trình báo của ông Nguyễn Văn T. (SN 1984, trú tại xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn; chủ cơ sở bán thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi) về việc khoảng cuối tháng 9/2023, ông T. nhận được cuộc gọi của đối tượng tự xưng là Phạm Dũng, công tác tại thanh tra môi trường tỉnh Bắc Giang, yêu cầu ông T. phải hoàn thiện hồ sơ môi trường của cơ sở.
Sau đó, đối tượng đã gửi hồ sơ qua bưu điện, yêu cầu ông T. hoàn thành và phải chuyển 5 triệu đồng cho đối tượng, nếu không sẽ bị thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Qua đó, đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt 5 triệu đồng của ông T.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an huyện Lục Ngạn và Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành rà soát, xác minh, bước đầu xác định đối tượng nghi vấn là Mai Văn Huyên.
Ngày 16/5, lực lượng công an đã khám xét khẩn cấp chỗ ở của Huyên, qua đó thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội của đối tượng này.
Tại cơ quan điều tra, Huyên đã thừa nhận hành vi của mình. Đối tượng này khai nhận, từ năm 2020 đến nay, đã giả danh cán bộ thanh tra môi trường, tự lấy tên Phạm Dũng, gọi điện cho các chủ cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An,… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định Huyên đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hơn 40 người, mỗi người bị lừa đảo chiếm đoạt từ 2 - 7 triệu đồng. Đối tượng đã thu lợi bất chính tổng số tiền khoảng 200 triệu đồng.
Hiện nay, Công an huyện Lục Ngạn đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ vụ việc.
" alt=""/>Bắt kẻ giả danh thanh tra môi trường, lừa tiền của hơn 40 ngườiTheo bác sĩ Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, sự thay đổi cảm xúc ở người bệnh sau đột quỵ được chia thành 4 nhóm:
Rối loạn lo âu/Rối loạn hoảng loạn: Có khoảng 25% người bệnh đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua bị rối loạn lo âu trong 5 năm đầu sau khi bệnh khởi phát.
Ban đầu, những cơn lo lắng chỉ xuất hiện với tần suất vừa phải. Nếu không được phát hiện và điều trị có thể tiến triển thành những cơn rối loạn kịch phát từng đợt kèm với triệu chứng co quắp tay chân, thở nhanh…
Rối loạn cảm xúc giả hành: Tăng cao ở người bệnh tái phát đột quỵ nhiều lần. Đặc trưng của tình trạng này là sự bộc phát cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn, người bệnh có thể cười trước sự việc buồn hoặc ngược lại, có thể khóc trước điều gì đó vui nhộn.
Trầm cảm và có ý định tự sát: Đây là rối loạn khí sắc thường gặp nhất, làm hạn chế khả năng phục hồi chức năng cũng như tăng nguy cơ tử vong gấp 10 lần ở người bệnh. Có khoảng 30% người bệnh đột quỵ còn sống trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm đầu sau khởi phát bệnh.
Các thay đổi cảm xúc khác: Sau đột quỵ, người bệnh có thể thay đổi về tính tình như dễ bực bội, thiếu kiên nhẫn, tự ti, mặc cảm và sống nội tâm hơn. Nguyên nhân thường vì nỗi lo sợ dựa dẫm, làm phiền người thân do mất đi khả năng hoạt động độc lập.
Nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, tổn thương tâm lý khiến người bệnh mất nhiều thời gian để phục hồi, mất chức năng nặng hơn, tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Từ đó, cản trở quá trình hội nhập cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ.
Theo bác sĩ Quyên, tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân ở người bệnh đột quỵ là rất lớn, dẫn đến sự nóng nảy, cáu bẳn. Người thân nên đồng hành, chia sẻ, đồng cảm và khen ngợi, động viên khi người bệnh có sự cải thiện. Đây là liều thuốc tinh thần tốt nhất giúp người bệnh lạc quan và phối hợp điều trị, phục hồi tốt hơn.
Trong trường hợp người bệnh bị rối loạn cảm xúc cấp tính với biểu hiện nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc điều trị kết hợp với liệu pháp tâm lý trị liệu.