Khi tự đưa đồ ăn vào miệng, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú với việc ăn uống, đồng thời rèn luyện khả năng phối hợp tay và mắt.
Thích vầy nước
Phần lớn những đứa trẻ đều thích nghịch nước. Chúng có thể lén mở vòi hoặc nghịch nước thật lâu khi tắm, thậm chí là lấy tay đập xuống mặt nước để nước bắn tung tóe.
Nhiều bố mẹ sợ con nghịch nước quá lâu sẽ bị cảm. Nhưng thực ra, trong mắt của những đứa trẻ, nước là một thứ kỳ diệu. Chúng có thể nắm vào bàn tay rồi để nước chảy qua các kẽ tay hay để đồ chơi nổi lên mặt nước.
Trong quá trình tiếp xúc và khám phá với nước, trẻ có thể cảm thấy các nhiệt độ khác nhau, các dạng vật chất khác nhau, giúp kích thích và phát triển các giác quan.
Nếu lo lắng con sẽ làm ướt hết sàn nhà hoặc bị cảm nếu tắm quá lâu, cha mẹ có thể gợi ý một vài trò chơi trong phạm vi kiểm soát và ấn định thời gian thay vì cấm trẻ tham gia vào những trò chơi lý thú.
Thích ném đồ
Trẻ luôn thích ném đồ chơi, điều khiển từ xa hay đồng hồ báo thức ... Chỉ trong chưa đầy vài phút, chúng đã biến căn phòng ngăn nắp trở nên lộn xộn. Cha mẹ khi ấy có thể tức giận nhưng đứa trẻ vẫn cười một cách hồn nhiên.
Trẻ luôn thích lục lọi và ném đồ
Trên thực tế, ném đồ là một hoạt động khám phá của trẻ. Chúng sẽ bị cuốn hút bởi những chuyển động của vật. Những thứ đồ vỡ hoặc phát ra âm thanh khiến trẻ càng thêm kích thích và tò mò. Chúng ra sức ném các đồ khác để mở rộng sự khám phá.
Lúc này, thay vì cấm đoán, cha mẹ có thể cất những thứ dễ vỡ, nguy hiểm ra khỏi tầm mắt của trẻ. Sau đó, cha mẹ có thể chuẩn bị một chiếc hộp chứa những quả bóng và cùng thi ném bóng vào hộp cùng con. Khi đáp ứng được nhu cầu ném đồ, trẻ sẽ dần bỏ thói quen ném những thứ khác.
Thích xé giấy
Trẻ con thường thích xé những mẩu giấy. Điều đó khiến trẻ vô cùng thích thú. Nhưng đối với các bà mẹ, ngôi nhà đầy những mẩu giấy vụn thì sẽ thật kinh hoàng.
Trên thực tế, hành động này lại giúp trẻ luyện cách cử động tốt đôi tay. Đứa trẻ sẽ rất ngạc nhiên khi đôi tay xé theo những hướng khác nhau lại tạo ra một hình thù khác biệt. Ngoài ra, các nhà tâm lý học tin rằng, bàn tay là bộ não thứ hai của trẻ. Khi đôi tay vận động cũng đồng nghĩa với việc bộ não của đứa trẻ đang tư duy.
Lúc này, cha mẹ có thể đưa cho con một loại giấy sạch sẽ, không vướng mực, chì,… để xé các hình thù khác nhau, từ đó giúp phát triển tư duy sáng tạo của trẻ.
Thích đi chân đất
Nhiều bà mẹ luôn ép con phải đi dép hoặc giày để chân không lấm bẩn. Nhưng dù mẹ có nhắc nhở thế nào, trẻ vẫn đi chân trần và chạy nhảy khắp nơi.
Trên thực tế, việc trẻ đi chân trần lại có thể giúp kích thích các dây thần kinh ở lòng bàn chân. Ngoài ra, đối với trẻ từ 0-10 tuổi lòng bàn chân vẫn chưa định hình, tốt nhất là đi chân trần. Việc đi giày chỉ có tác dụng cho những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tránh gây tổn thương chân.
Khi thời tiết không quá khắc nghiệt, cha mẹ nên để con đi chân trần nhiều hơn. Ngoài ra, nền nhà cần được làm sạch và loại bỏ những vật sắc nhọn. Nếu cần, trẻ vẫn có thể đi thêm một đôi tất chống trơn mỏng.
Vẽ ra khắp nhà
Chỉ cần có một cây bút trong tay, trẻ sẽ vẽ ra khắp các bề mặt dù là tường, mặt đất hay khăn trải bàn. Những hình vẽ tưởng chừng nguệch ngoạc nhưng với sự sáng tạo, trẻ có thể vẽ ra một con chim, một chiếc ô tô hay cả một tòa lâu đài,… mà cha mẹ không thể hiểu rõ.
Việc cha mẹ liên tục cấm trẻ vẽ ra nhà sẽ khiến chúng giảm tính sáng tạo. Vì vậy, cha mẹ có thể gợi ý trẻ vẽ lên giấy hoặc có thể dùng một chiếc bảng vẽ treo lên tường để đáp ứng nhu cầu vẽ tranh của trẻ.
Tháo tung mọi đồ đạc
Khoảng 2 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển một kỹ năng mới là thích tháo mọi thứ từ đồ chơi hay vật dụng trong nhà để xem có gì bên trong. Chúng chỉ biết tháo mà không thể lắp lại nên đôi khi nhìn thấy đồ đạc bị tháo tung, cha mẹ có thể tức giận và quát mắng trẻ.
Nhưng thực tế, trẻ thường rất tò mò. Việc tháo đồ ra để thử lắp lại có thể giúp trẻ rèn sự tập trung, kiên nhẫn. Ngoài ra, điều này sẽ có lợi cho sự quan sát và khả năng nhận thức của trẻ.
Thay vì để trẻ khám phá những vật dụng gia đình, cha mẹ nên chủ động cung cấp cho trẻ các đồ chơi có thể tháo lắp như ôtô, lego hay các khối hình lắp ráp để thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ.
Trường Giang (Theo Aboluowang)
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em cảm thấy mệt mỏi, áp lực trong học tập. Phụ huynh vô cùng lo lắng nhưng không biết làm cách nào để cải thiện tình hình. Dưới đây là 8 điều đáng để các cha mẹ suy ngẫm.
" alt=""/>7 thói quen tưởng xấu của trẻ nhưng đem lại lợi ích bất ngờCụ thể, sự việc diễn ra vào sáng ngày 24/8 trong giờ ra chơi. Nạn nhân là em Trần Quyết T, học sinh lớp 10, Trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Nhóm đánh em T. được xác định là các học sinh lớp 11 của trường này.
![]() |
Em Trần Quyết T. đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện. |
Chị Nguyễn Thị Nhung, chị họ của T. cho biết, khi tan học, em được các bạn đưa về nhà, người thân thấy em lịm đi, nhưng chỉ nghĩ bị cảm do thấm mưa. Nhưng đến chiều, thấy tình hình không ổn, gia đình đã quyết định đưa T. lên Bệnh viện Đa khoa Hà Giang để kiểm tra.
Theo chị Nhung, tại đây, các bác sỹ đã yêu cầu mổ gấp vì bệnh nhân bị chảy máu ở bên trong não.
Trao đổi với VietNamNet chiều ngày 26/8, ông Trần Quốc Khánh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm xác nhận sự việc xảy ra trong trường và những người đánh T. đều là học sinh của trường, học trên em một khóa.
“Nguyên nhân dẫn đến sự việc có thể là do mâu thuẫn cá nhân, cụ thể ra sao thì vẫn phải đợi kết luận của cơ quan điều tra” - ông Khánh cho biết.
Theo ông Khánh, nhà trường đã yêu cầu các học sinh liên quan làm bản tường trình và cùng giáo viên chủ nhiệm tới thăm hỏi tình hình sức khỏe của em T.
Ông Khánh cũng cho biết hiện nhà trường đã báo cáo sự việc lên Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang và cơ quan công an địa phương.
Theo thông tin mới nhất từ gia đình T., em vẫn trong tình trạng hôn mê sau ca phẫu thuật và đang được các bác sĩ theo dõi.
Gia đình nạn nhân cũng đã gửi đơn lên các cơ quan chức năng để yêu cầu làm rõ sự việc.
Hiện, vụ việc đang được công an huyện Vị Xuyên tiến hành điều tra.
Thanh Hùng
" alt=""/>Một nam sinh ở Hà Giang bị bạn cùng trường đánh phải nhập việnNguyên nhân là do ngôi nhà của họ thuộc diện nằm trong quy hoạch dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt của Tổng Công ty Licogi...
Theo quy hoạch thì năm 2004, hàng trăm hộ dân thuộc các phường Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) sẽ giải tỏa để lấy đất phục vụ dự án. Thấy dự án "về làng" nhiều người dân ở đây cũng mừng vì thu hồi đất cho dự án thì sẽ được tái định cư sang nơi ở mới sạch sẽ hơn.
Nhưng suốt từ đó đến nay, hơn chục năm qua cả trăm con người cứ chờ đợi mãi mà dự án khu đô thị theo như quảng cáo vẫn là một bãi đất hoang rộng mênh mông cỏ mọc um tùm, rác thải ngập đầu... không những thế, cuộc sống của người dân ngày càng trở nên tệ hại hơn bởi quy hoạch treo.
![]() |
Đất quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt tràn ngập rác thải |
Chị Hoa một gia đình thuộc diện phải giải tỏa ở phường Hoàng Văn Thụ cho biết: "Lúc đầu ai cũng nghĩ là chỉ tạm bợ như thế một thời gian thì sẽ chuyển đi, thế nhưng mọi sự chờ đợi đến nay đã hơn chục năm và không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Người dân sống trong cảnh tạm bợ, thiếu nước, thiếu điện... trầm trọng".
Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) làm chủ đầu tư. Dự án này có quy mô 35,16 ha trên địa bàn các phường Tương Mai, Hoàng Văn Thụ và Thịnh Liệt.
![]() |
Hàng trăm hộ dân phải sống tạm bợ vì dự án treo |
Trong đó, đất ở thấp tầng gồm nhà vườn và nhà biệt thự là 6,15ha; đất ở cao tầng là 9,51ha với 6 cụm chung cư có ký hiệu từ CT3 đến CT8 với chiều cao từ 14 – 15 tầng.
Khu đô thị Thịnh Liệt có tổng mức đầu tư ban đầu là 2.000 tỷ đồng, khởi công xây dựng từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng. UBND TP. Hà Nội đã nhiều lần nhắc nhở, phê bình chủ đầu đầu tư chậm triển khai dự án này nhưng với năng lực của mình, chủ đầu tư mới giải phóng được khoảng 30ha trên tổng diện tích dự án là 35,16ha.
![]() |
![]() ![]() ![]() Dự án bỏ hoang cỏ mọc lút đầu người ![]() ![]() ![]() Cảnh cuộc sống tạm bợ của hàng trăm hộ dân thiếu điện, nước sạch |
Theo Thương hiệu & Pháp luật
" alt=""/>Hàng trăm hộ dân sống 'vất vưởng' vì dự án treo của Licogi