Tội phạm internet đang nắm giữ dữ liệu và thông tin người dùng bằng cách khai thác nhiều nguồn khác nhau đồng thời sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh để âm thầm thu thập thông tin. Một khi họ có thông tin của chúng ta thì đã quá muộn để phản ứng.
Trao đổi bên lề hội nghị Interpol World 2017 diễn ra tại Singapore mới đây, bà Ann Johnson, Phó Chủ tịch khối Doanh nghiệp và An ninh mạng, Microsoft nhận định việc tội phạm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ dẫn đến những mối đe dọa phức tạp hơn.
Tuy nhiên ngược lại, khi gặp mã độc, nếu sử dụng AI và công cụ học máy sẽ có thể phân tích nhanh hơn. Việc nắm bắt thông tin tình báo về hiểm hoạ là nền tảng để giữ gìn an toàn mạng.
Kiến trúc về an ninh mạng điều khiển bởi AI sẽ thông qua các kịch bản để trả lời các câu hỏi như: "Kẻ xấu khai thác được gì trong môi trường hiện tại của tôi? Sẽ tạo ra các tác động gì vào các nguồn lực quan trọng?”. Thực tế, bạn có thể đặt lên đầu một kính HoloLens và hình dung. Lúc này, trợ lý ảo Cortana có thể nói: “Dựa trên kịch bản này, đây là liên kết yếu nhất. Giải quyết vấn đề này trước”.
Avi Chesla, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành startup bảo mật Empow cho hay họ đang đệ đơn được cấp bằng sáng chế về cách tiếp cận "đọc suy nghĩ con người" đối với an ninh mạng để thử và khám phá các cuộc tấn công ngay khi tin tặc bắt đầu.
Avi Chesla đã phát biểu: "Công nghệ sáng tạo đằng sau bằng sáng chế AI "đọc suy nghĩ con người" cho phép một chuyên gia bảo mật hiểu được ý định thực tế của kẻ tấn công. Việc "đọc suy nghĩ" này được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu ban đầu, sau đó phân tích bằng các công cụ và thuật toán, đồng thời mở rộng bằng những nguồn dữ liệu trên Internet. Những dữ liệu này được thu thập từ nguồn chính thống và không chính thống. Kế tiếp chúng ta áp dụng các thuật toán lập trình ngôn ngữ tư duy (Neuro-Linguistic Programming) để rút ra kết luận chính xác về những gì kẻ tấn công mạng đang theo đuổi. Không một tín hiệu nào cho phép chúng tôi đọc được suy nghĩ của kẻ tấn công, nhưng chúng tôi đã kết nối các thông tin để truy ra mục đích của kẻ đó".
AI sử dụng tất cả các dữ liệu mà nó có thể thu thập để xác định một cuộc tấn công trông như thế nào, đặc biệt đối với hệ thống mà nó đang bảo vệ và liên tục giám sát mọi thứ xảy ra trên toàn bộ mạng Internet. Khi không có đủ dữ liệu từ các nguồn nội bộ, nó bắt đầu tự động tìm kiếm thông tin từng đối tượng cụ thể ở bên ngoài để nhằm đưa ra kết quả một cách chính xác nhất.
" alt=""/>Sử dụng trí tuệ nhân tạo để chống mã độc tống tiền ransomwareHồi năm ngoái, Mozilla từng thông báo tới người dùng Windows XP và Vista về kế hoạch tự động chuyển Firefox qua phiên bản mở rộng (Extended Support Release), đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ cập nhật cho tới ít nhất tháng 9/2017.
Tuy nhiên, Mozilla vừa chính thức xác nhận về thời điểm chính thức ngừng hỗ trợ trình duyệt Firefox cho cả hai hệ điều hành đã có tuổi đời hơn một thập kỷ của Microsoft. Theo đó, Mozilla sẽ ngừng phát hành mọi bản cập nhật cho Firefox từ tháng 6/2018.
TheoZdnet, Firefox 52 phát hành hồi đầu năm nay là phiên bản hỗ trợ cuối cùng cho Windows XP và Vista. Vào tháng Ba, Mozilla đã thực hiện kế hoạch phát hành phiên bản Firefox mở rộng (EST) như đã nói ở trên. Nhưng phiên bản này chỉ bổ sung các bản cập nhật bảo mật và không có thêm tính năng mới.
Firefox là một trong số ít các trình duyệt cho tới nay vẫn hỗ trợ Windows XP và Vista. Người dùng sẽ không cần quan tâm tới việc cập nhật bởi Mozilla đã tự động thực hiện điều đó.
Tuy nhiên, Mozilla khuyến khích người dùng nâng cấp lên các phiên bản Windows mới hơn để cài phiên bản Firefox hỗ trợ bảo mật tốt nhất.
Ngoại trừ bản vá chống lại mã độc WannaCry phát hành hồi giữa năm, Microsoft gần như đã khai tử hoàn toàn và không còn hỗ trợ Windows XP từ năm 2014. Mặc dù vậy, theo Net Marketshare, Windows XP hiện vẫn chiếm 5% máy tính trên toàn cầu.
Một trình duyệt khác là Google Chrome cũng đã ngừng hỗ trợ Windows XP từ phiên bản Chrome 50 vào tháng 4/2017 vừa qua sau khi kéo dài hỗ trợ từ năm 2015.
Trước đó, trong sự kiện Ignite hôm 26/9/2016 tại Mỹ, Microsoft và Logitech đã thông báo bắt tay nhau, cùng cung cấp một giải pháp tổng thể bao gồm cả phần mềm và phần cứng – thế mạnh của hai công ty.
FTI sẽ phân phối phần mềm Skype for Business thuộc gói sản phẩm Microsoft Office 365 và bộ sản phẩm Logitech Video Conference phục vụ nhu cầu hội họp trực tuyến của doanh nghiệp.
Thiết bị phòng họp trực tuyến của Logitech phục vụ nhóm phòng họp nhỏ (3-4 người) có giá 9,5 triệu đồng (gồm thiết bị hội thoại có thể kết nối với smartphone, tablet, laptop; ghi hình cuộc họp, lưu dữ liệu cuộc họp online với dung lượng 1TB/người). Đối với cuộc họp đông hơn, 6 người hoặc 10-16 người thì bộ sản phẩm có giá tương ứng 15,5 triệu đồng hoặc 32,5 triệu đồng.
" alt=""/>FPT phân phối thiết bị hội thảo trực tuyến của Logitech, giá từ 9,5 triệu đồng