









Theo TS
Theo TS
TheoExpress, mức độ cortisol tăng cao có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn. Nếu chỉ số này đã đạt đến đỉnh điểm khi thức dậy, uống cà phê ngay khi bạn mở mắt có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe.
Cortisol thay đổi theo chu kỳ ngủ của mỗi người, thường đạt cực đại trong vòng 30 đến 45 phút sau khi bạn thức dậy. Sau đó, hormone này giảm dần trong ngày và sẽ có thời điểm lý tưởng để bạn uống cà phê.
Theo Tiến sĩ Lee, thời điểm sớm nhất nên bổ sung caffeine (chất có trong cà phê) là 45 phút sau khi thức dậy, khi mức cortisol của bạn bắt đầu giảm xuống.
“Thời điểm tốt nhất để uống cà phê thường từ giữa đến cuối buổi sáng khi lượng cortisol của bạn thấp hơn rất nhiều và bạn có thể bắt đầu cảm thấy năng lượng sụt giảm. Tất nhiên, bạn không nên uống quá muộn vào buổi chiều vì caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ”, Tiến sĩ Lee nói.
Ví dụ, nếu bạn thức dậy vào khoảng 7h thì uống tách cà phê đầu tiên từ 10 tới 12h trưa sẽ giúp cơ thể và tâm trí của bạn nhận được nhiều lợi ích nhất.
Caffeine có tác dụng ngăn chặn các thụ thể adenosine thúc đẩy giấc ngủ trong não. Do đó, thời điểm uống tách cà phê cuối cùng của bạn cũng rất quan trọng. Tiến sĩ Lee giải thích: “Thông thường, bạn nên ngừng uống cà phê ít nhất 6 giờ trước khi ngủ. Tuy nhiên, điều này thay đổi tùy người và chỉ có bạn mới biết được khả năng dung nạp caffeine của chính mình”.
Để không làm xáo trộn giấc ngủ, bạn hãy tránh dùng caffeine sau 15h, bao gồm cà phê, đồ uống có ga, nước tăng lực và thậm chí cả trà có chứa caffeine. Hãy thử chuyển sang các loại trà thảo dược hoặc cà phê không chứa caffeine nếu bạn cần đồ uống nóng để giữ ấm.
Ngủ nhiều hơn
Trong hai hoặc ba tháng trước khi một người chết, họ có thể dành nhiều thời gian hơn để ngủ.
Sự thiếu tỉnh táo này do sự trao đổi chất của cơ thể trở nên yếu ớt. Nếu không có năng lượng trao đổi chất, một người sẽ ngủ nhiều hơn.
Theo Mirror, khi chăm sóc người bệnh đang buồn ngủ, bạn nên để họ thoải mái nghỉ ngơi. Khi có năng lượng, người bệnh cần được khuyến khích di chuyển để tránh bị liệt giường.
Ít giao tiếp
Khi mức năng lượng của người sắp chết giảm, họ có thể không muốn dành nhiều thời gian cho người khác như trước. Nếu điều này xảy ra, những người thân yêu của họ đừng buồn.
Việc một người cảm thấy không thoải mái khi để người khác thấy họ yếu dần là điều hoàn toàn bình thường. Nếu họ rất mong muốn gặp ai đó, hãy cố gắng thu xếp.
Thay đổi các dấu hiệu sinh tồn
- Huyết áp giảm
- Thay đổi nhịp thở như khó thở, thở hổn hển hoặc có thể tạm ngưng thở
- Nhịp tim trở nên không đều, khó bắt
- Nước tiểu có màu nâu, gỉ sắt do thận hoạt động yếu
Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Một người sắp mất ăn uống ít hơn, nhu động ruột của họ có thể giảm, đi vệ sinh ít hơn. Đôi khi, bệnh nhân cần đặt ống thông tiểu.
Cơ bắp suy yếu
Trong những ngày trước khi ai đó qua đời, cơ bắp của họ có thể trở nên yếu. Họ không thể thực hiện các việc đơn giản như uống cốc nước, lật người. Những người thân nên giúp đỡ họ càng nhiều càng tốt.
Thân nhiệt giảm
Tuần hoàn giảm trong những ngày người bệnh hấp hối, do đó máu được tập trung vào các cơ quan nội tạng. Còn rất ít máu chảy đến bàn tay, bàn chân. Da của người sắp chết lạnh, nhợt nhạt hoặc lốm đốm các mảng xanh và tím.
Nhầm lẫn
Bộ não vẫn hoạt động ngay cả khi ai đó sắp mất. Tuy nhiên, họ bị nhầm lẫn hoặc tư duy không mạch lạc khi họ mất dấu những gì đang xảy ra xung quanh.
Người thân nên trò chuyện với họ, giải thích những gì đang xảy ra xung quanh và giới thiệu người đến thăm.
Ảo giác
Ảo giác hoặc tầm nhìn bị bóp méo không phải là điều bất thường đối với một người đang trong những ngày cuối đời.
Sinh sống ở vùng cao thuộc địa bàn hết sức khó khăn của tỉnh Lai Châu, điều kiện sinh hoạt, y tế của gia đình bé Duy Khánh gặp nhiều khó khăn. Tháng 3/2022, con ngươi của Khánh bỗng đục dần, rồi mắt trở nên trong suốt. Tại Bệnh viện đa khoa thành phố Lai Châu, bác sĩ nhận thấy điều khác thường, yêu cầu gia đình đưa con xuống bệnh viện tuyến trung ương.
Bởi không có tiền, cha mẹ đành đưa con tạm thời về nhà, chờ xoay sở chút lộ phí. Mãi đến tháng 4/2022, Khánh mới chính thức được xuống Bệnh viện Mắt Trung ương thăm khám.
Người bố không biết tiếng Kinh, bác sĩ chỉ đành trao đổi với bác ruột của Khánh là anh Sùng A Dua. Các kết quả xét nghiệm cho thấy, Khánh bị bệnh ung thư võng mạc vào giai đoạn muộn, buộc phẫu thuật bỏ đi mắt bên phải.
Qua 2 tuần kể từ ngày phát hiện căn bệnh hiểm nghèo, Duy Khánh mới có điều kiện mổ bỏ mắt để lắp mắt giả. Mặc dù vậy, chỉ trong vòng hơn 2 tháng, khối u tiếp tục phát triển mọc xuyên qua mắt phải rồi chảy mủ khiến đứa trẻ khốn khổ đó buốt đến tận óc.
Bố mẹ con một lần nữa chạy vạy khắp thôn bản để vay tiền cho con chữa trị. Anh Dua cho biết, mỗi lần xuống Hà Nội, chi phí đi lại, sinh hoạt cùng các khoản viện phí rất tốn kém. Gánh nặng về kinh tế đè nặng lên một gia đình quanh năm chỉ mưu sinh bằng nương rẫy.
Cho đến nay, số tiền vay mượn đã lên đến hơn 30 triệu đồng. Toàn bộ đều dùng để trang trải chi phí đi lại, sinh hoạt, thuốc men ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ. Thời điểm hiện tại, bố của Khánh đã không còn một đồng trong người, không khỏi lo lắng trước thời gian sắp tới.
“Tôi là bác ruột của cháu, cùng bố cháu đi nhiều bệnh viện cũng cảm thấy sốt ruột thay. Đối với những gia đình người dân tộc vùng cao như chúng tôi, kiếm cái ăn còn khó huống hồ nợ đến hơn 30 triệu đồng. Số tiền đấy làm biết đến bao giờ mới đủ. Giờ cháu lại phải tiếp tục truyền hóa chất nữa thì tốn kém lắm. Em trai tôi làm cả đời chắc không trả nổi mất”, anh Dua chia sẻ.
Căn bệnh ung thư võng mạc có tiên lượng tốt nếu được chữa trị kịp thời ngay cả khi vào giai đoạn muộn. Song lúc này đây, gánh nặng về chi phí chữa bệnh là một trở ngại quá lớn khiến Khánh có thể mất đi cơ hội “vàng” điều trị.
Bé Sùng Duy Khánh có bảo hiểm y tế hỗ trợ nhưng chi phí sinh hoạt của 2 bố con và tiền mua thuốc ngoài không hề nhỏ. Gia đình Khánh lúc này đây đứng trong tình cảnh bất lực. Nếu đưa về nhà chắc chắn con không qua khỏi, nhưng tiếp tục truyền hoá chất thì cha mẹ không biết xoay sở tiền ở đâu.
Phòng CTXH Bệnh viện K Tân Triều xác nhận: "Bệnh nhi Sùng Duy Khánh sinh năm 2018 mắc K võng mạc, bị bệnh từ tháng 5 năm nay đã vào viện. Do gia đình quá nghèo, đợt vừa rồi con mới xuống khoa Nhi điều trị. Hoàn cảnh của bệnh nhi rất đáng thương, cần lắm sự hỗ trợ của cộng đồng".
Chứng kiến đứa trẻ 4 tuổi gào khóc, tay quơ quào lên mắt, lên đầu tìm kiếm sự bình yên trong vô vọng, người lớn không khỏi đau xót. Mong sao có nhiều tấm lòng thơm thảo giang tay giúp đỡ, để căn bệnh của con có thể được đẩy lùi.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Sùng A Dua hoặc anh Sùng A Chấn, Bản Ma Sao Phìn Thấp, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. SĐT 0837799946. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.236(bé Sùng Duy Khánh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |