Về nguồn cung BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, năm 2022, nguồn cung nhà ở khan hiếm, cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phân khúc nhà ở trung – cao cấp, nhà ở cho người thu nhập thấp thiếu.
Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu sản phẩm BĐS bình dân giảm từ 20% năm 2019 xuống dưới 5% trong năm 2022.
Số lượng dự án triển khai rất hạn chế. Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, năm 2022, cả nước có 126 dự án với hơn 55.700 căn hộ được cấp phép bằng khoảng 52,7% so với năm 2021; có 466 dự án với hơn 228.000 căn hộ đang được triển khai bằng 47,7% so với năm 2021; 91 dự án đã hoàn thành với hơn 18.000 căn hộ bằng khoảng 55,2% so với năm 2021.
Trong khi đó, cả năm 2022, chỉ có 9 dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới với hơn 5.520 căn hộ; có 114 dự án với hơn 6.190 căn hộ đã hoàn thành.
Lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công trong các quý không ổn định, cụ thể là thành công tăng cao nhất vào quý II, sau đó giảm và thấp vào quý IV.
Về giá giao dịch BĐS, theo Bộ Xây dựng, nhìn chung trong năm 2022, giá bất động sản liên tục tăng trong quý I và quý II; quý III chững lại; quý IV có điều chỉnh giảm ở một số dự án nhưng không nhiều. Hầu hết vẫn giữ ở mức cao đã thiết lập cuối quý II.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cũng cho rằng, BĐS đang có sự lệch pha, cơ cấu sản phẩm trên thị trường lại phát triển mất cân đối. Nhà có giá vừa túi tiền, mức giá khoảng từ 30 triệu/m2 trở xuống hoặc nhà ở xã hội đều rất thiếu. Như ở TP.HCM, năm 2020 chỉ có 1% nhà ở là giá vừa túi tiền, năm 2021 đến nay, không có nhà ở thương mại nào có giá vừa túi tiền.
“Trong khi đó, tỉ lệ nhà ở cao cấp liên tục gia tăng. Vừa thiếu hụt nguồn cung, vừa thiếu hụt nhà ở giá vừa túi tiền nên giá nhà bị đẩy lên mức rất cao. Nhà ở xã hội hiện có những căn giá lên tới 25 triệu/m2, trong khi trước đây mục tiêu chỉ ở mức 15 triệu/m2. Còn nhà ở thương mại, như ở TP.HCM, hiện tìm căn giá dưới 35 triệu là không ra, thậm chí có những nhà siêu sang, được đẩy giá lên tới 500-700 triệu đồng/m2.” – ông Châu nói.
Thông tin về hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổ công tác đã làm việc với 5 địa phương và một số doanh nghiệp BĐS, chuyên gia, Hiệp hội…
Bộ đánh giá, hiện nay, tình hình thị trường đã có những chuyển biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn về thể chế, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu, chứng khoán, tổ chức thực thi pháp luật của địa phương cần tiếp tục được tập trung tháo gỡ.
Lùi thời gian tổ chức hội nghịNgày 11/2, Văn phòng Chính phủ gửi đi công điện về Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, được tổ chức từ 8 - 12 giờ, ngày 14/2 tại trụ sở Chính phủ và trụ sở UBND các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, ngày 13/2, nhiều khách mời cho biết thời gian tổ chức Hội nghị được lùi sang ngày 17/2.
" alt=""/>Bộ Xây dựng bao cáo giá nhà đất tăng liên tục, giữ giá caoNghị quyết 18 - Động lực và kỳ vọng mới cho thị trường bất động sản
Ngày 16/6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết 18) về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".
Nghị quyết 18 được đánh giá là cột mốc quan trọng, có nhiều điểm đột phá mới, làm nền tảng cho việc hoàn thiện và phát triển thị trường đất đai, bất động sản, tăng cường lợi ích cho người dân.
Nghị quyết nêu rõ: Nhà nước bảo đảm đủ nguồn lực để lập quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.
Hoàn thiện các quy định để đảm bảo công khai, minh bạch về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất.
Nghị quyết bỏ khung giá đất. Có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất.
Nghị quyết đưa ra định hướng: “Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang”…
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều.
Dự thảo luật có nhiều chính sách mới, quan trọng như: Quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; hoàn thiện các quy định về các quyền của người sử dụng đất; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; điều tiết quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - xã hội; về phát triển quỹ đất, thị trường quyền sử dụng đất; về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; giải quyết những tồn tại hạn chế trong quản lý đất có nguồn gốc nông, lâm trường; quy định về quản lý, sử dụng đất đa mục đích, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai…
Sau thời gian lấy ý kiến nhân dân (từ 3/1/2023 đến hết ngày 15/3/2023), Chính phủ sẽ tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2023).
Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn
Năm 2022, Bộ Xây dựng đã tích cực, chủ động lấy ý kiến góp ý từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người dân để hoàn thiện Dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trình Chính phủ.
Trong đó, đối với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), vấn đề xác định quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, quy định về xây dựng hạ tầng trong khu nhà ở, quy trình lựa chọn chủ đầu tư, đặc biệt vấn đề về thời hạn sở hữu chung cư… là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, thảo luận của người dân và doanh nghiệp.
Theo Dự thảo này, Bộ Xây dựng đã đề xuất hai phương án. Phương án 1, thời hạn sở hữu chung cư theo quy định của pháp luật đất đai. Phương án 2, thời hạn sở hữu căn hộ chung cư được xác định cùng thời hạn sử dụng của công trình theo pháp luật về xây dựng (niên hạn công trình).
Nguồn cung thiếu hụt trầm trọng, mất cân đối cơ cấu sản phẩm
Sự lệch pha cung - cầu, sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là nhà ở vừa túi tiền là thực tế thị trường bất động sản trong vài năm qua.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá, thị trường bất động sản trong 9 tháng năm 2022 tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn và khan hiếm về nguồn cung.
Đáng nói, theo Bộ trưởng, giá bất động sản vẫn ở mức cao so với khả năng chi trả của đại đa số người dân. Đặc biệt, căn hộ bình dân (có mức giá từ 25 - 30 triệu đồng/m2) tại các dự án nhà ở thương mại khu vực trung tâm của các đô thị gần như biến mất trên thị trường, hầu như không có căn hộ giá dưới 25 triệu đồng/m2.
“Giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân”, Bộ trưởng cho hay.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp, theo đó bất động sản ở các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch có biểu hiện dư thừa. Thậm chí, nhiều phân khúc đã vượt dự báo đến năm 2025. Trong khi đó, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình lại thiếu trầm trọng.
Doanh nghiệp bất động sản trong cơn “đói vốn”
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản đang rất khó khăn. Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản "đói vốn", phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro, hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, thậm chí đến 40% giá hợp đồng... tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có rủi ro vì đó là sản phẩm hình thành trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc bán dự án với giá hời tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài "thôn tính", làm mất đi lợi thế của doanh nghiệp nội địa vốn đang "thống lĩnh" thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, khi thị trường có dấu hiệu “đóng băng”, đối diện với vấn đề sống còn, doanh nghiệp chấp nhận giảm giá qua việc tăng khuyến mãi, chiết khấu lên đến 40 - 50% khi thanh toán 95% giá trị hợp đồng, bởi họ đang chịu sức ép về dòng tiền, thanh khoản.
“Việc giảm giá này phải đi vào thực chất, không nên giảm giá theo kiểu đẩy lên rồi hạ xuống. Doanh nghiệp phải hết sức cầu thị, thà bán lỗ để cắt lỗ còn hơn càng đeo theo, càng lỗ to dẫn đến mất vốn” – ông Châu nêu ý kiến.
“Nóng” chuyện trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
Trái phiếu bất động sản hiện cũng là một trong những tâm điểm của thị trường bất động sản năm 2022. Tính đến hết tháng 10/2022, giá trị trái phiếu bất động sản đang lưu hành có quy mô 445.000 tỷ đồng, tức chiếm gần 34% trong tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đang lưu hành và chiếm gần 50% tổng giá trị trái phiếu của các tổ chức doanh nghiệp phi tài chính đạt hơn 896.000 tỷ đồng.
Vào những tháng cuối năm, thị trường chứng kiến cuộc “chạy đua” mua lại trái phiếu trước hạn của doanh nghiệp bất động sản khá sôi động khi các hoạt động phát hành trái phiếu gần như không còn.
Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 9 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp phát hành đã mua lại trước hạn hơn 142.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), tăng 67% so với cùng kỳ.
Số liệu cập nhật của FiinRatings cho thấy, tổng giá trị trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn sau ngày 15/11/2022 đến ngày 31/12/2022 chỉ còn ở mức 21.850 tỷ đồng.
Áp lực đáo hạn trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản vẫn duy trì ở mức đáng kể từ năm 2023 là hơn 119.000 tỷ đồng và năm 2024 là gần 120.000 tỷ đồng.
Xét xử vụ án Alibaba
Ngày 8/12, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba đối với bị cáo Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba và 22 đồng phạm.
Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Thái Luyện lập ra Công ty Alibaba và giữ vai trò chủ tịch HĐQT, Luyện đã sử dụng một số tiền nhỏ của mình và phần lớn tiền của khách hàng để thu mua phần lớn đất nông nghiệp ở Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu cho người thân hoặc nhân viên thân tín đứng tên sau đó ủy quyền lại cho 22 pháp nhân (cũng do Luyện thành lập) để tự vẽ dự án, tự phân lô để Công ty Alibaba bán hàng.
Với quy mô 2.600 nhân viên, Công ty Alibaba của Nguyễn Thái Luyện đã tự lập 58 dự án và bán hàng cho hơn 4.500 khách hàng trong khoảng thời gian hơn 2 năm. Các sản phẩm mà Công ty Alibaba giới thiệu đến khách hàng là đất thổ cư nhưng thực tế là đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng và không đủ điều kiện tách thửa.
Ngày 29/12, TAND TP.HCM đã tuyên mức án chung thân đối với Nguyễn Thái Luyện và giảm nhẹ so với mức đề nghị của viện kiểm sát cho các bị cáo khác trong vụ án Alibaba, trong đó một bị cáo nhận án treo.
Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội
Trong năm 2022, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Bộ Xây dựng đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Đề án đặt mục tiêu từ nay tới năm 2030, Hà Nội sẽ xây thêm 136.000 căn hộ, TP.HCM xây 130.000 căn hộ, Hải Phòng xây hơn 45.300 căn hộ, Đà Nẵng xây hơn 19.600 căn hộ, Cần Thơ xây hơn 12.700 căn hộ. Ngoài ra, các trung tâm công nghiệp của cả nước hiện nay cũng đặt mục tiêu xây dựng thêm hàng trăm ngàn căn hộ mới cho công nhân, người thu nhập thấp như: Bắc Giang khoảng 285.000 căn hộ; Bắc Ninh hơn 96.200 căn hộ, Bình Dương xây 84.000 căn hộ…
Một tín hiệu mừng trong năm 2022, sau thời gian lặng sóng, nhiều tập đoàn lớn đã công bố thông tin xây dựng nhà ở xã hội với hàng triệu căn nhà ở xã hội như Vinhomes, Novaland, Him Lam, Sun Group, Bitexco, Hưng Thịnh… tham gia vào mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030.
Việc loạt doanh nghiệp bất động sản lớn tuyên bố sẽ vào làm phân khúc nhà ở xã hội được kỳ vọng giải cơn khát nguồn cung để người dân rộng cửa mua nhà, tạo niềm tin cho thị trường phát triển bền vững.
Chính phủ lập Tổ công tác gỡ khó cho bất động sản
Tháng 11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổ công tác đã tổ chức làm việc với các địa phương như TP.HCM, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng, TP Cần Thơ và một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản.
Trên cơ sở báo cáo tổng hợp đánh giá, đề xuất của Tổ công tác và Bộ Xây dựng, ngày 14/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 1164/CĐ-TTg về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Theo đó, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương sẽ triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể.
Ngày 6/1 mới đây, Thủ tướng đã ký Nghị quyết 01 của Chính phủ để định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2023, trong đó có những định hướng, chủ trương để giải quyết vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đánh giá, đây là những động thái phản ứng kịp thời của Chính phủ, và đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ, nhất là việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng- tổ đặc nhiệm để một giai đoạn ngắn hạn xử lý ngay những vấn đề cấp bách.
Một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa, chia 8 miếng, mỗi miếng sẽ có trọng lượng khoảng 114 g, cung cấp 204 Kcal, 4,7 g chất đạm, 5,6 g chất béo và 33,9 g chất bột đường. Lượng Kcal từ 1 miếng bánh chưng lớn hơn 1 bát cơm trắng (khoảng 180 Kcal).
Dù là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết song các tỉ lệ trong bánh chưng chưa cân đối. Chính vì vậy, khi ăn bánh chưng, cần bổ sung thêm rau, củ quả để cung cấp đủ vỉtamin và khoáng chất.
Mặt khác, bánh chưng được làm từ gạo nếp, khó tiêu, do đó không nên ăn vào buổi tối, khi ăn nên ăn kèm với dưa góp, hành muối sẽ kích thích tiêu hóa, giúp không bị đầy bụng.
Để tránh tăng cân, khi ăn 1 miếng bánh chưng, cần giảm bớt một bát cơm so với thông thường, đồng thời ăn cùng nhiều rau, củ quả để giúp chuyển hoá bột đường được nhanh hơn và không bị ngán.
Do trong bánh chưng đã có thịt, nên khi ăn, người dân chỉ nên bổ sung thêm cá, thịt lượng vừa phải và nên hấp, luộc thay vì chiên, rán. Để giảm cảm giác nóng trong người, nên uống nhiều nước.
Lưu ý, các bệnh nhân mắc bệnh lý về chuyển hoá, người béo phì không nên ăn bánh chưng. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn đường huyết mỡ máu cao, thai phụ nên ăn hạn chế.
Đặc biệt, những đối tượng trên không nên ăn bánh chưng rán, do bánh chưng đã có sẵn mỡ, khi rán lại ngấm thêm nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng cân và không tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh thận, người bị bệnh lý dạ dày do bánh chưng rán khó tiêu, gây đầy hơi, chướng bụng.
Minh Anh
Muốn giảm 1kg mỡ, cơ thể cần phải đốt đến 7.000kcal, tương đương với 20 buổi tập chăm chỉ và năng lượng từ 39 bát cơm.
" alt=""/>Mỗi miếng bánh chưng chứa hàng trăm kcal, ăn sao không béo?