"Qua thẩm định 29 bức tranh triển lãm không có biểu hiện nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục, không có biểu hiện nội dung đi ngược lại với đường lối văn hóa, nghệ thuật của Đảng, Nhà nước và ông Bùi Quang Viễn đã nhận thức hành vi vi phạm, có nguyện vọng không tiêu hủy 29 bức tranh", nội dung trong văn bản nêu.
Trao đổi với VietNamNet, họa sĩ Bùi Chát cho biết vừa nhận được quyết định. Anh bày tỏ vui mừng, cho biết sẽ tuân thủ quyết định xử phạt này từ phía UBND TP.HCM.
"Tôi thấy vui và thoải mái vì thoát ra được một tình huống khó xử. Những ngày qua, tôi luôn trăn trở khi nghĩ đến việc những tranh của mình bị tiêu hủy. Dù là tác giả nhưng những tác phẩm ấy không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tôi vì trước đó đã có những hình thức sang nhượng, trao tặng,... giữa tôi với các nhà sưu tầm, thưởng lãm,...", Bùi Chát cho biết. Anh cũng gửi lời cảm ơn đến khán giả, giới truyền thông đã có những phản ánh kịp thời, sâu sát để phía cơ quan quản lý có hướng xử lý phù hợp, khách quan.
Họa sĩ nói anh xem đây là bài học lớn cho mình trong sự nghiệp và hứa trong những triển lãm tới sẽ đảm bảo đầy đủ về mặt giấy phép, thủ tục, tránh những rắc rối không cần thiết như chuyện vừa qua.
Triển lãm tranh Improvisation (Ứng tác)của Bùi Chát diễn ra từ 15-30/7 tại phòng tranh Alpha Art Station, TP.HCM. Sự kiện thu hút sự tham gia của giới mộ điệu mỹ thuật, các họa sĩ, giám tuyển và nhà phê bình,… Tuy nhiên đoàn thanh tra của UBND TP đã đến xem xét, phát hiện phía họa sĩ chưa xin phép tổ chức triển lãm nên yêu cầu ngưng sự kiện.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng ký quyết định “Xử phạt vi phạm hành chính” họa sĩ Bùi Chát về việc tổ chức triển lãm nhưng không có giấy phép theo quy định. Theo quyết định này, họa sĩ bị xử phạt hành chính với số tiền là 25 triệu đồng. Ngoài nộp phạt tiền, Bùi Chát còn phải tiêu hủy 29 bức tranh đã triển lãm. Việc xử phạt được UBND TP.HCM giao cho Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức thực hiện.
Vụ việc tiêu hủy tranh gây ồn ào dư luận. Số đông khán giả, đặc biệt là giới mỹ thuật cho rằng quyết định này có phần chủ quan, cứng nhắc và không phù hợp với hoàn cảnh vụ việc.
Chia sẻ với VietNamNet, Bùi Chát cho biết do lần đầu tổ chức triển lãm nên không có kinh nghiệm về các thủ tục, giấy tờ. Anh nhận lỗi và tỏ thái độ cầu thị khi làm việc với cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, họa sĩ khiếu nại việc bị tiêu hủy tranh. Bùi Chát cho rằng hình thức này chỉ áp dụng với tranh nhái, tranh giả, trái thuần phong mỹ tục hoặc vi phạm pháp luật còn tác phẩm của anh không vi phạm.
![]() |
Mới đây mạng xã hội cũng vô cùng "bỏng mặt" khi chứng kiến một cặp đôi cặp đôi đi chùa ngồi nghỉ ở ghế đá, trong đó thiếu nữ mặc chiếc quần tất mỏng tanh để lộ cả nội y . |
![]() |
Hình ảnh các thiếu nữ ăn mặc hớ hênh, phản cảm đã từng bị "ném đá" rất nhiều, tuy nhiên, các cô nàng vẫn bất chấp và tiếp tục gây "nhức mắt" người... |
![]() |
Họ vô tư vào lễ chùa mà không biết rằng có rất nhiều ánh mắt xung quanh đang theo dõi |
![]() |
Mặc có như không... |
![]() |
Đại đức Thích Chúc Tiếp, Chánh Văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên từng cho biết “Váy ngắn tới chùa không chỉ trở nên lố bịch mà còn làm mất đi ý nghĩa của việc đi chùa, thậm chí làm mất đi phước phần của mình” |
![]() |
Những trang phục này có thích hợp khi vào chùa? |
Tại Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới với chủ đề "Di sản thế giới vì tự cường và phát triển bền vững" tổ chức tại tỉnh Ninh Bình, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay nhận xét quần thể danh thắng Tràng An đã kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững mà vẫn có thể tôn trọng thiên nhiên. Đây chính là lý do vì sao UNESCO chọn Tràng An, cùng với 3 di sản khác trên thế giới để thí điểm một dự án về du lịch bền vững, nhằm tăng cường lợi ích cho cộng đồng ở địa phương, đặc biệt là cho phụ nữ.
Ông Bùi Văn Mạnh cho biết, qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới gắn với phát triển du lịch và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực di sản của Trung tâm Quản lý, bảo tồn di sản văn hóa Hội An tỉnh Quảng Nam và Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình, nhóm nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình cụ thể như sau:
Một là, chính sách bảo tồn di sản dựa vào cộng đồng. Để thực hiện được chính sách này, cơ quan quản lý di sản thế giới Tràng An phải tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực di sản qua việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quy chế, quy định về quản lý di sản; nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, của từng cơ quan chức năng, các cấp chính quyền, của cả hệ thống chính trị trong việc giữ gìn, bảo tồn nguyên vẹn và sử dụng, phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa của nhân loại; nội dung văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy chế phải gắn thực tiễn đời sống của nhân dân với đảm bảo yêu cầu bảo tồn di sản, giải quyết hài hòa giữa lợi ích của cộng đồng dân cư với bảo vệ di sản để các quy chế, quy định thực sự đi vào đời sống nhân dân.
Hai là, phát triển kinh tế dựa trên nền tảng di sản. Di sản là nguồn tài nguyên vô giá, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan, đây là trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình. Để phát huy thế mạnh của tài nguyên di sản hướng tới mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Ninh Bình cần phải có chiến lược phát triển du lịch phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng lựa chọn những sản phẩm du lịch gắn với giá trị di sản; phát triển du lịch gắn với văn hóa cộng đồng và lợi ích của cộng đồng; nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch.
Ba là, nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng không những trong việc tăng cường hiệu quả công tác, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức mà còn có ý nghĩa to lớn trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Để gắn được hoạt động nghiên cứu khoa học với bảo tồn di sản các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là đơn vị trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về di sản thế giới Tràng An cần phải có chính sách quan tâm, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ có tâm huyết; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức tham gia nghiên cứu khoa học; có hình thức khen thưởng phù hợp, đúng đối tượng để động viên kịp thời các cá nhân có công trình nghiên cứu chất lượng, mang lại hiệu quả ứng dụng cao.
Bốn là, tăng cường học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế di sản. Kinh nghiệm phát triển kinh tế di sản trong nước và quốc tế là những bài học hữu ích cho địa phương. Thông qua các chương trình học tập kinh nghiệm giúp địa phương nhận thấy rõ những chỗ trống cần hoàn thiện, những công việc cần phải triển khai, trên hết là thay đổi cách nghĩ, cách làm và áp dụng phương thức quản lý mang lại hiệu quả mà không phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước. Và bài học kinh nghiệm cho thấy chìa khóa của thành công nằm ở hành động thực tiễn và những hỗ trợ tích cực từ cộng đồng. Để thực hiện được bài học này, các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình, nhất là đơn vị trực tiếp quản lý di sản thế giới Tràng An cần phải mở rộng giao lưu văn hóa thông qua các sự kiện nhằm giao lưu, chia sẻ các kinh nghiệm về bảo tồn, phát huy giá trị di sản; tăng cường hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm, phương pháp và kiến thức chuyên sâu trong hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững.
Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước. Các khu di sản tại Việt Nam thường có diện tích lớn, nhiều dân cư sinh sống, hoạt động bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội liên quan nhiều ngành, nhiều địa phương. Do đó, công tác quản lý nhà nước phải đặc biệt coi trọng. Các ngành, các địa phương cần chủ động tăng cường công tác quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý đồng thời thường xuyên phối hợp trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhất là trong công tác xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách và hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
" alt=""/>Tràng An đã kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững