Ở giai đoạn đầu, chị em có thể nhận thấy sự thay đổi ở vú khi khám vú hàng tháng hoặc những cơn đau nhỏ bất thường dường như không biến mất.
Các dấu hiệu sớm của ung thư vú bao gồm:
- Thay đổi hình dạng của núm vú.
- Cơn đau ở vú không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo.
- Nổi u cục mới không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo của bạn.
- Tiết dịch núm vú từ một bên vú có màu trong, đỏ, nâu hoặc vàng.
- Mẩn đỏ không rõ nguyên nhân, sưng tấy, kích ứng da, ngứa ngáy hoặc phát ban trên vú.
- Sưng tấy hoặc một khối u xung quanh xương đòn hoặc dưới cánh tay.
- Một khối cứng với các cạnh không đều có nhiều khả năng là ung thư.
Các dấu hiệu của ung thư vú ở giai đoạn sau bao gồm:
- Núm vú bị thụt vào trong.
- Phì đại một bên vú.
- Bề mặt vú bị lõm xuống.
- Một khối u hiện có lớn hơn.
- Da có kết cấu "vỏ cam".
- Chán ăn.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Hạch to ở nách.
- Tĩnh mạch nổi lên trên vú.
Có một hoặc nhiều triệu chứng này không nhất thiết có nghĩa là bạn bị ung thư vú. Ví dụ, tiết dịch ở núm vú cũng có thể do nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn hãy đi khám để được đánh giá đầy đủ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào.
Tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.
Các chị em nên tự khám vú sau kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất; cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú khi qua tuổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2, có kinh sớm, không sinh con...), nên đi khám, tầm soát ở lứa tuổi sớm hơn.
" alt=""/>Triệu chứng ung thư vú giai đoạn đầuUng thư phổi là một trong ba loại ung thư thường gặp nhất (Ảnh: Internet).
Ung thư phổi được chia ra hai loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Mỗi loại được chẩn đoán giai đoạn hoàn toàn khác nhau.
Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: U nhỏ dưới 5cm chỉ ở một bên phổi, chưa lan ra ngoài phổi và hạch bạch huyết (Hạch bạch huyết bao gồm các hạch hình bầu dục có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus, kí sinh trùng).
- Giai đoạn 2: Ung thư đã lan ra hạch bạch huyết cùng bên với tổn thương hoặc u đã có kích thước từ 5 đến 7 cm.
- Giai đoạn 3: Ung thư đã lan ra hạch bạch huyết ở trung thất (giữa hai lá phổi) hoặc kích thước u trên 7 cm.
- Giai đoạn 4: Ung thư đã lan ra các cơ quan khác ngoài nhu mô phổi như não, xương, gan, màng phổi gây tích tụ dịch trong lồng ngực (tràn dịch màng phổi).
Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, chỉ có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn bệnh khu trú: Khi u chỉ khu trú ở một bên phổi.
- Giai đoạn bệnh lan tràn: Khi ung thư đã lan sang phổi bên đối diện hoặc các cơ quan khác như não, gan, xương.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi
Chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, điều trị ung thư phổi kịp thời.
- Chụp X-quang ngực: Là phương pháp chụp các cơ quan, xương bên trong lồng ngực. X-quang là một loại tia năng lượng có khả năng đi qua cơ thể và hiển thị hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp.
Phương pháp này có thể phát hiện bất thường hoặc khối u trên phổi nhưng có thể bỏ qua những khối u có kích thước quá nhỏ. Vì vậy, bên cạnh chụp X-quang ung thư phổi, người bệnh thường được chỉ định kết hợp với chụp CT lồng ngực.
- Cắt lớp vi tính lồng ngực (CT scanner): Giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý ở xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, mạch máu, tim, trung thất,... So với chụp X-quang, chụp CT có thể phát hiện được cả các khối u kích thước nhỏ, xác định tốt đặc điểm khối u, tình trạng hạch trung thất qua đó giúp đánh giá giai đoạn bệnh.
- Nội soi phế quản: Được chỉ định cho hầu hết những trường hợp u có khối u phổi. Bằng cách sử dụng một ống soi mềm có đèn chiếu sáng đưa vào khí quản qua mũi, bác sĩ có thể quan sát được hình dạng và kích thước khối u, khoảng cách của khối u đến vị trí ngã ba khí quản, đặc biệt có thể sinh thiết khối u khi cần thiết.
- Mô bệnh học: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư phổi. Các bác sĩ có thể sinh thiết lấy một mẩu khối u qua nội soi phế quản với u trung tâm hoặc sinh thiết xuyên thành ngực với u ngoại vi để làm xét nghiệm.
- Các chất chỉ điểm u như: SCC, CEA, Cyfra 21-1, NSE tăng đóng vai trò định hướng đến ung thư phổi.
" alt=""/>Khi nào ung thư phổi chuyển sang giai đoạn 2?Khi bị axit uric cao, bạn cần tránh các thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt đỏ... (Ảnh: Shutter stock).
Dưới đây là một số cách giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên:
- Hạn chế thực phẩm giàu purin
Theo Healthline, thực phẩm giàu purin bao gồm một số loại thịt, hải sản và rau. Tất cả những thực phẩm này đều góp phần tạo ra axit uric khi tiêu hóa. Vì thế, bạn nên tránh hoặc giảm lượng thực phẩm giàu purin, chẳng hạn như thịt đỏ, nội tạng, cá, động vật có vỏ, gia cầm.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy rằng việc giảm lượng rau giàu purin có thể không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric.
Theo Bệnh viện Vinmec, để tránh bị tăng axit uric cao trong máu, bạn nên giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, phủ tạng động vật…
Đồng thời, chúng ta cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
- Tránh đường
Fructose là một loại đường tự nhiên có trong trái cây và mật ong. Khi cơ thể bạn phân hủy fructose, nó sẽ giải phóng purin và làm tăng nồng độ axit uric. Fructose trong đồ uống được hấp thụ nhanh hơn đường trong thực phẩm nguyên chất vì đồ uống không chứa chất xơ, protein hoặc các chất dinh dưỡng khác.
Các loại đường khác được thêm vào thực phẩm bao gồm đường ăn, sirô ngô…
- Uống nhiều nước
Uống nhiều chất lỏng giúp thận đào thải axit uric nhanh hơn. Thận lọc khoảng 70% axit uric trong cơ thể bạn. Uống đủ nước có thể giúp hỗ trợ thận và có thể giảm nguy cơ mắc sỏi thận do axit uric.
- Tránh uống rượu
Uống rượu có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Nghiên cứu từ năm 2021 cho thấy nó cũng có thể gây ra tình trạng tăng axit uric. Một số loại rượu, chẳng hạn như bia, chứa hàm lượng purin cao hơn những loại khác. Tuy nhiên, ngay cả rượu có hàm lượng purin thấp hơn cũng có thể làm tăng sản xuất purin.
Rượu làm tăng quá trình trao đổi chất của nucleotide, một nguồn purin khác có thể chuyển thành axit uric. Nó cũng ảnh hưởng đến tốc độ bài tiết axit uric, dẫn đến tăng nồng độ trong máu.
- Uống cà phê
Nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy cà phê có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh theo hai cách chính. Nó cạnh tranh với enzyme phân hủy purin trong cơ thể, làm giảm tốc độ sản xuất axit uric. Nó làm tăng tốc độ cơ thể bạn bài tiết axit uric.
- Kiểm soát cân nặng
Mỡ thừa trong cơ thể có thể góp phần làm tăng nồng độ axit uric. Cân nặng nhiều hơn có thể khiến thận của bạn hoạt động kém hiệu quả hơn. Nó cũng có thể làm tăng sản xuất axit uric và làm giảm bài tiết axit uric qua nước tiểu.
- Kiểm soát lượng đường trong máu
Nghiên cứu từ năm 2019 cho thấy tình trạng tăng axit uric máu có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan. Những người có lượng đường trong máu cao, chẳng hạn như những người mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, cũng có nguy cơ cao hơn bị các tác dụng phụ của tình trạng tăng axit uric máu.
- Ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Chất xơ cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu và mức insulin. Nó có xu hướng làm tăng cảm giác no, giúp bạn no lâu hơn.
- Kiểm tra thuốc và thực phẩm bổ sung
Một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung có thể khiến axit uric tích tụ, bao gồm aspirin, thuốc lợi tiểu, vitamin B-3 (niacin), thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine và tacrolimus…
Như vậy, chế độ ăn uống, tập thể dục và những thay đổi khác về lối sống có thể giúp cải thiện bệnh gút và các tình trạng sức khỏe khác do nồng độ axit uric cao gây ra. Tuy nhiên, chúng không phải lúc nào cũng có thể thay thế các phương pháp điều trị y tế.
Bạn nên dùng tất cả các loại thuốc theo toa theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sự kết hợp đúng đắn giữa chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc có thể giúp hạ nồng độ axit uric cao và ngăn ngừa các triệu chứng.
Có rất nhiều loại thực phẩm cần tránh để giúp hạ nồng độ axit uric. Cách tốt nhất để hạn chế những loại thực phẩm này là lập kế hoạch ăn uống hàng tuần. Bạn hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống tốt nhất dành cho bạn.
" alt=""/>Làm thế nào để đào thải axit uric ra khỏi cơ thể?