Kết quả AFF Cup 2020 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
06/12 | ||||||||
06/12 | 16:30 | Campuchia | ![]() | 1:3 | ![]() | Malaysia | B | |
06/12 | 19:30 | Lào | ![]() | 0:2 | ![]() | Việt Nam | B | |
08/12 | ||||||||
08/12 | 16:30 | Myanmar | ![]() | -:- | ![]() | Timor-Leste | A | |
08/12 | 19:30 | Philippines | ![]() | -:- | ![]() | Singapore | A |
Kết quả AFF Cup 2020 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
06/12 | ||||||||
06/12 | 16:30 | Campuchia | ![]() | 1:3 | ![]() | Malaysia | B | |
06/12 | 19:30 | Lào | ![]() | 0:2 | ![]() | Việt Nam | B | |
08/12 | ||||||||
08/12 | 16:30 | Myanmar | ![]() | -:- | ![]() | Timor-Leste | A | |
08/12 | 19:30 | Philippines | ![]() | -:- | ![]() | Singapore | A |
Ông Nguyễn Khắc Lịch cũng cho hay: “Với sự phát triển mạnh mẽ các công nghệ số thế hệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, CNTT đã chuyển thành công nghệ số. Công nghệ số, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, sẽ trở thành lực lượng sản xuất cơ bản, nhân tài số trở thành nguồn lực cơ bản, đổi mới sáng tạo số trở thành động lực cơ bản cho sự phát triển đất nước”.
Dẫn ra những quan điểm mới, định hướng lớn về vai trò đặc biệt quan trọng của chuyển đổi số được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu ra trong bài viết dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh 2/9, đại diện Cục Công nghiệp ICT nhấn mạnh: Quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặt ra cho ngành TT&TT, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trọng trách vô cùng to lớn; đồng thời, cũng tạo cơ hội và điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển bùng nổ của ngành cùng với sự phát triển lực lượng doanh nghiệp công nghệ số trong thời gian tới.
Theo đại diện Cục Công nghiệp ICT, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận. Doanh thu công nghiệp công nghệ số Việt Nam 9 tháng năm 2024 đạt 118 tỉ USD, tăng 17,78% so với 9 tháng đầu năm 2023; trong đó, doanh thu từ hoạt động phần mềm và dịch vụ công nghiệp số là 6,64 tỉ USD, tăng 9,86% so với 9 tháng năm 2023.
Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã quy tụ hơn 51.000 doanh nghiệp, tạo ra việc làm cho trên 1,5 triệu người, trong đó khoảng 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài. Hoạt động phần mềm và dịch vụ công nghiệp số là một trong những thế mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong nước và quốc tế, góp phần ghi danh Việt Nam trên bản đồ thế giới về công nghiệp số.
“Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã và đang đồng lòng, chung tay cùng Chính phủ, Bộ TT&TT khai thác triệt để các cơ hội mà công nghệ số đem lại; thiết kế, sáng tạo các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số mang lại niềm tin, phát triển kinh tế số mang lại thịnh vượng và phát triển xã hội số mang lại hạnh phúc cho nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đại diện Cục Công nghiệp ICT khẳng định.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch VINASA Ngô Diên Hy cũng nhấn mạnh: Doanh nghiệp công nghệ số đã được xác định là lực lượng nòng cốt, tiên phong xung kích chuyển đổi số. Vì thế, việc lựa chọn các doanh nghiệp công nghệ số uy tín, xuất sắc có thể đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và kết nối hợp tác toàn cầu càng có ý nghĩa quan trọng.
Vinh danh 81 lượt doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc
Với ‘Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam’ năm 2024, chương trình thu hút sự tham gia của 192 đề cử từ 140 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Qua 3 vòng đánh giá, Ban tổ chức ghi nhận thành tích xuất sắc của 81 lượt doanh nghiệp tại 22 lĩnh vực, trong đó có 11 doanh nghiệp có doanh thu trên 1.000 tỉ đồng.
Ban tổ chức cũng cho biết, các top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc năm nay có tổng doanh thu hơn 4,7 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 75.000 lao động. Đây là những doanh nghiệp uy tín, đạt được những thành tựu lớn về doanh thu, có năng lực công nghệ xuất sắc, mà còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, quan tâm đến phát triển xanh và bền vững.
Đại diện VINASA nhấn mạnh, sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tạo nền tảng từ việc sở hữu, phát triển, ứng dụng những công cụ công nghệ tiên tiến, và phát triển được lực lượng chuyên gia, kỹ sư CNTT xuất sắc. Đặc biệt, nhiều công ty đã có những sản phẩm AI được cấp bằng sáng chế, đạt nhiều giải thưởng quốc tế.
“Công thức tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp công nghệ số thời gian qua là đầu tư mạnh cho ứng dụng các công cụ AI như OCR, Chatbot, Test automation... với mục tiêu tăng năng suất lao động, tăng tốc độ đóng gói sản phẩm, từ đó tối ưu được nguồn lực tạo ra tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận”, đại diện VINASA thông tin thêm.
Cùng với đó, thời gian qua, các doanh nghiệp công nghệ số không chỉ đảm nhận trách nhiệm trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, mà còn là những người tiên phong trong chiến lược ‘Go global’ và sáng kiến ‘Make in Viet Nam’ - sáng tạo ra những sản phẩm, giải pháp công nghệ Việt Nam để giải quyết các vấn đề trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, trong tương lai, các doanh nghiệp công nghệ số sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các động lực mới cho nền kinh tế Việt Nam, như công nghiệp bán dẫn và chuyển đổi xanh - thông minh.
Chia sẻ kỳ vọng của Bộ TT&TT với các doanh nghiệp vừa được vinh danh, Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT Nguyễn Khắc Lịch tin tưởng các chủ nhân của danh hiệu Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc như những ‘cánh chim đầu đàn’ vươn cao, bay xa dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò tiên phong, cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng chuyển đổi số trong kỷ nguyên mới.
Bày tỏ sự tri ân cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo và cống hiến cho sự phát triển chung của ngành và đất nước, ông Nguyễn Khắc Lịch khẳng định Bộ TT&TT luôn ủng hộ, đồng hành cùng VINASA và doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Sau hơn 10 năm VINASA tổ chức chương trình ‘Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam’, từ con số 30 doanh nghiệp được chọn trong 2 lĩnh vực sản xuất phần mềm và gia công xuất khẩu, đến nay đã có 763 lượt doanh nghiệp được vinh danh. Doanh thu của toàn ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đã tăng hơn 4,5 lần và góp 14,4% vào GDP cả nước. |
Mặc dù đang có công việc ổn định với mức lương cao nhưng cô gái trẻ luôn trăn trở làm thế nào để giúp ngành nông nghiệp tại quê hương ngày càng phát triển.
Cô Nguyễn Lâm Thiên Thanh sinh năm 1991, hiện công tác tại khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt (Lâm Đồng). |
“Mình ra và lớn lên tại Lâm Đồng, bản thân cũng xuất phát từ gia đình làm nghề nông nên rất hiểu người dân còn gặp nhiều khó khăn. Mình nhận thấy chuyên ngành học có thể áp dụng vào việc hỗ trợ và khắc phục những tồn tại trong nông nghiệp”.
Với suy nghĩ đó, năm 2016 chị quyết định về Lâm Đồng xin việc và được nhận làm giáo viên tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt. “Mặc dù không theo học ngành sư phạm nhưng mình lại có cơ duyên gắn bó với giáo dục nghề nghiệp” - chị Thanh nói.
Thời gian đầu giảng dạy chị Thanh gặp không ít khó khăn, nhiều học sinh còn lớn tuổi hơn cả giáo viên nên chị khá áp lực. Nhưng với khao khát truyền nghề, chị Thanh luôn cố gắng chuẩn bị bài giảng thật sinh động và học hỏi thêm nghiệp vụ sư phạm từ các thầy cô khác.
Ngoài dạy lý thuyết, chị Thanh còn trực tiếp hướng dẫn học sinh thực tập tham gia sản xuất tại các mô hình canh tác của doanh nghiệp và hộ dân. Theo chị Thanh những chuyến như vậy vô cùng quan trọng, tạo cho học sinh cơ hội được tìm hiểu, áp dụng các kỹ thuật đã học vào thực tế.
Chị Thanh đang thực hiện bài giảng "Kỹ thuật điện di DNA trên gel agarose" |
“Trong dạy nghề mình thấy phương pháp tích hợp rất hiệu quả. Ví dụ như khi hướng dẫn học sinh định lượng nấm men trong mẫu, 1/4 thời gian thời gian đầu mình cho học sinh học lý thuyết và 3/4 còn lại sẽ dùng kính hiển vi thực hiện quan sát vi khuẩn thật và sẽ trực tiếp chỉ dẫn trong từng thao tác”.
Suốt 5 năm qua, chị Thanh không chỉ nhiệt huyết truyền nghề cho học sinh mà còn thường xuyên động viên tâm lý giúp các em có định hướng đúng, kiên trì học nghề.
Mong muốn phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững
Chị Thanh tâm sự, Lâm Đồng là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay đa số hộ dân vẫn còn canh tác nhỏ lẻ, tập trung nhiều vào năng suất và chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển bền vững của ngành.
Vì thế chị Thanh luôn mong muốn truyền đạt cho học sinh những kiến thức kinh nghiệm để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp bảo vệ môi trường, chuyển từ chuỗi cung ứng sang chuỗi liên kết, chú trọng khâu sau thu hoạch và phát triển thị trường.
“Ngành công nghệ sinh có nhiều ứng dụng vào nghiên cứu giống cây trồng, tăng sinh khối vi sinh vật trong rễ cây có lợi cho đất, sản xuất phân vi sinh an toàn,… Khi các em học được nghề sẽ trở thành nguồn lao động có trình độ, góp phần giúp địa phương thay đổi phương pháp sản xuất truyền thống và đem lại hiệu quả cao”, chị Thanh chia sẻ.
Nữ giáo viên khát vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao |
Bên cạnh đó chị thường xuyên tham gia nghiên cứu đề tài khoa học tại trường như: Xác định hàm lượng Aflatoxin trên cà phê thương phẩm; Đánh giá hàm lượng Quercetin có trong tinh dầu bưởi (Citrus grandis L); Xây dựng quy trình sản xuất Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris),… Chị Thanh từng đạt giải Nhì tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp trường.
Trong Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 vừa qua, chị Thanh xuất sắc giành giải Nhất với bài giảng "Kỹ thuật điện di DNA trên gel agarose" và giải Nhà giáo trẻ có thành tích xuất sắc.
Chị Thanh cho biết điện di DNA trên gel agarose là một kỹ thuật cơ bản nhưng rất quan trọng trong sinh học phân tử, giúp phân tách, phát hiện các đoạn acid nucleic dựa trên kích thước và điện tích của chúng. Kỹ thuật này sử dụng trong quy trình kết hợp với kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction).
Đặc biệt kỹ thuật có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau như định danh cá thể trong pháp y, tạo dòng gen, phát hiện vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, phát hiện bệnh truyền nhiễm trên người, chẩn đoán bệnh trên cây trồng và vật nuôi...
Giảng viên trẻ cũng chia sẻ, thành tích này là động lực to lớn để chị cố gắng hơn trong sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
Ngọc Linh
Gần 30 năm qua, cô Phạm Thị Thu Hương, giảng viên Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản đã quen với việc đôi tay chai sần vì phải cầm dùi đục lên lớp hướng dẫn học sinh chạm khắc gỗ.
" alt=""/>Cô giáo Lâm Đồng khát vọng phát triển nông nghiệp công nghệ caoĐây cũng là năm học toàn ngành giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm.
![]() |
Thứ nhất,chủ động xây dựng vàtriển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.
Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.
Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực, thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.
Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.
Không tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục mầm non, tập trung phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp.
Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên.
Rà soát cắt giảm và tiết kiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so với năm học 2020- 2021; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.
Thứ hai, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp học, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Trong đó, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; khuyến khích các địa phương có điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo.
Từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non; tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục.
Tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021 - 2022; chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin học và môn Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023; tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 3, lớp 7, lớp 10 và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình quy định.
Bảo đảm cung cấp kịp thời sách giáo khoa cho học sinh, kể cả học sinh khuyết tật thực hiện giáo dục hòa nhập, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học.
Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động; thực hiện kết hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề hiệu quả, đúng quy định.
![]() |
Thứ ba, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 17/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về tự chủ đại học, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường; kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ, phát huy dân chủ và nâng cao năng lực quản trị nhà trường.
Tổ thức thực hiện có hiệu quả các quy định về tuyển sinh và đào tạo, xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các nhóm ngành, các lĩnh vực đào tạo thuộc các trình độ của giáo dục đại học.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thúc đẩy công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng chuyển giao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, gắn với đầu tư phát triển các phòng thí nghiệm và đào tạo sau đại học.
Tăng cường kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế, ưu tiên phát triển các chương trình đào tạo chất lượng quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh.
Thứ tư, triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; xây dựng văn hóa học đường; cung cấp, trau dồi các kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kinh tế số cho học sinh, sinh viên.
Xây dựng các chỉ số để đánh giá chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và phát triển thể chất đối với từng cấp học. Đặc biệt quan tâm và có giải pháp để ổn định tâm lý, tư tưởng của học sinh, sinh viên bị tác động do tình hình dịch bệnh kéo dài; tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc quản lý, hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh tiểu học, trong việc học trực tuyến tại nhà.
Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.
Thứ năm, triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.
Triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên, bảo đảm “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.
Có giải pháp phù hợp để hỗ trợ giáo viên, người lao động trong ngành giáo dục bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là giáo viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Thứ sáu, ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do, không để học sinh, sinh viên nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.
Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện thể chế, rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp, chồng chéo. Tăng cường phân cấp cho cơ sở, đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, gắn với đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành.
Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, giải pháp, mô hình sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có thể kéo dài.
Thanh Hùng
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khi nhắc đến những khó khăn, thách thức với năm học mới diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh.
" alt=""/>Bộ trưởng Giáo dục: 7 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021