Theo chuyên gia WB, nhìn chung Việt Nam đang có xếp hạng tốt về tiếp cận công nghệ, Internet; khung pháp lý để giao dịch số được phát triển. Tuy nhiên, những kỹ năng số cần có để thúc đẩy chuyển đổi số các lĩnh vực khác nhau cũng như áp dụng kinh tế số trong những công ty đặc biệt là trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) còn hạn chế.
Ông Toni Kristina Eliassz chỉ ra những điểm yếu khác trong chuyển đổi số tại Việt Nam như: hoạt động chuyển đổi số vẫn có sự phân tán, tách biệt giữa các cơ quan, ban, ngành khác nhau của Chính phủ; các khoản đầu tư cho hạ tầng số còn chậm, cơ sở dữ liệu bị phân mảng; việc chia sẻ dữ liệu còn thiếu sót...
“Ở chừng mực nào đó, cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam đã có sự tiến bộ. Tuy nhiên, sự tiến bộ này chưa đủ để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, tăng trưởng nền kinh tế số. Có thể thấy là, trong 14 nền kinh tế khu vực APAC, chỉ số sẵn sàng về điện toán đám mây của Việt Nam vẫn thấp nhất trong 3 năm vừa qua. Do vậy, Việt Nam phải có cơ sở hạ tầng tốt hơn, cần đầu tư vào lĩnh vực này để hướng tới tương lai”, chuyên gia WB nêu quan điểm.
Đại diện WB đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Chính phủ trong tiến trình chuyển đổi số: “Sự hỗ trợ của Chính phủ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy môi trường cho chuyển đổi số. Vai trò của Chính phủ chính là dẫn dắt, hỗ trợ và tạo nên một môi trường mang tính chất thúc đẩy để chúng ta có thể chuyển đổi số”.
Trong chia sẻ tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai một số chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ.
Kinh tế số đã được hình thành và phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Việc xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số cũng đã triển khai quyết liệt và bước đầu có hiệu quả.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT với vai trò là thường trực Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử (nay là Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số), việc xây dựng Chính phủ điện tử đã được các bộ, tỉnh tích cực thực hiện và đạt được một số kết quả.
![]() |
6 nhóm dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. |
Trong đó, với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Theo thống kê, tính đến gần cuối tháng 10, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của cả nước đã đạt 67,59%; trong đó tỷ lệ dịch vụ mức độ 3 là 18,60% và tỷ lệ dịch vụ mức độ 4 là 48,98%.
Được chính thức vận hành từ ngày 9/12/2019, đến trung tuần tháng 10, Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.158 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 273,4 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ; hơn 1,1 triệu tài khoản đăng ký; hơn 77 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 2 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; và hơn 372 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến với tổng số tiền trên 377 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ TT&TT, vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục thời gian tới. Đó là: Một số nghị định quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử như Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định về định danh, xác thực điện tử chưa được ban hành; việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế, tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng chưa cao.
Vân Anh
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
" alt=""/>WB: Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đưa dịch vụ lên môi trường onlineCùng đó, truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm có thông tin ghi trên nhãn: Viên nén bao phim CEFIXIME 200 (Cefixim dưới dạng Cefixim trihydrat 200 mg), số giấy đăng ký lưu hành VD-28887-18, số lô: 14270123, ngày sản xuất 27/1/23, hạn dùng 27/1/25, nơi sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long; tiến hành xử lý cơ sở vi phạm theo qui định.
Động thái này được đưa ra sau khi cơ quan chuyên môn về quản lý dược của Bộ Y tế nhận được báo cáo của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội hôm 14/8 về mẫu sản phẩm có các thông tin ghi nhãn trên đây không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định tính cefixim theo TCCS.
Cụ thể: Mẫu thuốc có phản ứng định tính của paracetamol; hàm lượng paracetamol trong chế phẩm là 105,5mg/viên.
Mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội lấy tại Công ty TNHH Linh Chi ở quầy 304, như địa chỉ phía trên.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo qui định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.
Viên nén bao phim CEFIXIME 200 được Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long giới thiệu là thuốc kháng sinh, dùng đường uống, bán theo đơn, điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như viêm tai giữa, viêm họng và amidan, viêm phế quản, viêm phổi; một số trường hợp viêm thận - bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Hồi tháng 4, công ty này cũng từng phát đi cảnh báo người tiêu dùng nên mua thuốc này tại các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối chính thức của công ty, sau khi mẫu thuốc Cefixim 200 (Cefixim 200mg) mà doanh nghiệp và Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội nhận được có khả năng bị làm giả, làm nhái với chất lượng kém.
Chủ nhân của clip, cũng là cô sinh viên thuê trọ trong đoạn clip có tên Nghiêm Thị Thu Hiền (sinh năm 1997). Hiền cho biết, Hiền từng là sinh viên đại học Thương Mại - Hà Nội, cách đây 3 tháng Hiền có thuê phòng trọ của bà Mai ở ngõ 66 Hồ Tùng Mậu. Khi đến thuê trọ, bà Mai ngọt nhạt bảo, bà cho ở thử 3 tháng, sau 3 tháng nếu không thích có thể chuyển đi.
Sau thời gian ở trọ 3 tháng, thấy bà Mai là người hay soi mói và đưa ra những quy định vô lý nên Hiền đã dọn đồ để chuyển. Tuy nhiên, khi Hiền và nhóm bạn vừa chuyển đồ xuống tầng 1, dự định sẽ vào gặp bà Mai để nói chuyện tiền nong thì bà Mai xông ra chửi bới và tát bạn của Hiền. Tiếp tục, bà Mai còn dùng dây nhựa vụt bạn của Hiền và chạy đi tìm dao chém. Hai bên tiếp tục xảy ra cự cãi và vụ việc chỉ kết thúc khi công an đến.
Ngày 19/05, PV VietNamNet đã tìm đến tận địa chỉ trên để tìm hiểu rõ sự việc.
Theo đó, bà Mai, chủ nhà trọ trong clip cự cãi với sinh viên cho biết, bà vẫn đang rất bức xúc.
![]() |
Bà Mai, chủ nhà trọ đánh sinh viên |
Bà Mai cho biết, vào ngày 20/2/2016 Hiền được mẹ đưa đến gặp bà Mai để thuê phòng trọ.
“Sau khi nhất trí thuê phòng với giá 2.6 triệu, tôi đã đưa bản hợp đồng cho 2 mẹ con Hiền đọc và ký”- bà Mai nói.
Trong đó, bản hợp đồng ghi rõ, thời hạn thuê là 1 năm, trả tiền vào ngày 20 hàng tháng. Nếu phá hợp đồng, bên thuê phải đền 3 tháng tiền nhà. Đồng thời, nếu đưa bạn đến ở mà không được sự đồng ý của chủ nhà cũng sẽ bị phạt 200 nghìn hoặc phạt 1 tháng tiền nước là 120 nghìn.
Khi ở đến tháng thứ 2 thì Hiền không có tiền đóng tiền nhà nên bà Mai không muốn cho Hiền thuê nữa. “Tôi định cho người khác thuê nhưng mẹ của Hiền và Hiền gọi điện xin khất tiền nhà và xin ở lại nên tôi đồng ý” – bà Mai nói.
Đến ngày 17/05 tức trước ngày đóng tiền nhà của tháng tiếp theo 3 ngày, bà Mai có nhắc Hiền chuẩn bị tiền để đóng nhưng Hiền không có ý kiến gì.
“Ngày 18/05 tôi đang nấu cơm thì phát hiện Hiền và hai cô bạn khác chuyển đồ đạc của Hiền xuống dưới tầng 1 và chuẩn bị đưa ra khỏi nhà.
Vì thế tôi đã chạy lại giữ đồ và nhắc nhở Hiền về việc chưa đóng tiền. Lúc này, một cô bạn của Hiền đã chỉ tay vào mặt tôi xỉa xói và xưng mày tao, bảo "ai cho phép bà làm hợp đồng 1 năm?".
Tôi đã bảo tôi chỉ nói chuyện với Hiền vì Hiền là người thuê phòng, cũng là người ký hợp đồng với tôi. Tuy nhiên cô bé đó liên tiếp chửi tôi, xỉa xói tôi, chỉ tay vào mặt tôi. Vì thế tôi đã giơ tay tát cô gái đó. Sau khi tôi tát, cô gái ấy cũng xông vào tôi cào cấu, thậm chí lấy cả mắc áo định vụt tôi. Hiền không xông vào đánh tôi nhưng đứng chửi tôi rất nhiều.
Vì thế tôi rất bức xúc. Dù sao tôi cũng hơn tuổi bố mẹ chúng. Hơn nữa, thuê nhà của tôi mà chuyển đi không nói thì ai là người chấp nhận? Ai là người không giữ đồ lại? Còn hợp đồng của tôi có vô lý hay không vô lý thì tôi cũng không ép ai. Họ đã đọc hợp đồng và ký vào hợp đồng thì cứ theo hợp đồng mà làm ” – bà Mai bức xúc nói.
![]() |
Bà Mai và bản hợp đồng có chữ ký của Hiền |
Vẫn theo lời bà Mai, sau khi xảy ra tranh cãi, Hiền và nhóm bạn còn gọi thêm 3 cậu con trai khác đến để chửi bới tiếp nên người nhà bà Mai đã gọi công an.
“ Khi công an đến, tôi đã đưa bản hợp đồng có chữ ký của Hiền nên công an đã yêu cầu Hiền thanh toán tiền. Lúc đó, tôi mới đi chốt điện nước và Hiền mới thanh toán tiền tổng cộng là 5,2 triệu (bao gồm tiền điện nước, và tiền phạt hợp đồng) để đi” – bà Mai nói tiếp.
Tuy nhiên, không đồng tình với lời giải thích của bà Mai với PV, Hiền cho biết: Khi ký hợp đồng bà Mai bảo, hợp đồng là như vậy nhưng bà cho ở thử 3 tháng, nếu không ở được thì có thể chuyển.
Còn chuyện cãi nhau đánh nhau ngày 18/05, hai người bạn cùng chuyển đồ với Hiền cũng cho rằng, bà Mai đã nói sai sự thật.
![]() |
Bà Mai và những vết thương hằn trên lưng My - bạn của Hiền |
My – người bị bà Mai tát cho biết: “Khi chuyển đồ xuống đến tầng 1, em được cử vào gặp bà Mai để nói chuyện vì Hiền không khéo nói. Tuy nhiên, em vừa gọi “Bác ơi, bác cho cháu hỏi, tiền điện, tiền nước, tiền nhà” thì bà Mai nhìn thấy Hiền nên xông ra giữ đồ và chửi chúng em là quân ăn cắp, bỏ trốn, không cho chúng em chuyển nhà đi”.
Sau đó, bà Mai tát My và tiếp tục tìm dao, lấy dây nhựa vụt My nên một trong hai người bạn của Hiền đã trực tiếp điện thoại cho công an đến. Khi công an đến, Hiền và 2 người bạn yêu cầu bà Mai mở lại camera ghi hình sự việc nhưng bà Mai không mở.
“Bà ấy liên tục chửi, thậm chí rủa cả gia đình họ hàng nhà chúng em, gọi chúng em là cave. Còn chúng em thì hoàn toàn không đánh lại cũng không có câu nói bậy chửi tục nào với bà ấy” – My nói.
Theo lời My, hiện nhóm bạn đang chuẩn bị làm đơn để kiện bà Mai vì tội đánh người và xúc phạm nhân phẩm.
Minh Anh
" alt=""/>Nữ sinh bị chủ trọ bạt tai, dùng dây vụt vào người?