Đây là câu hỏi mà khá nhiều quý ông đặt ra. Tuy nhiên,óthậtphụnữchândàithìkhỏechuyệnấ2 ngay cả khi tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia y tế thì thông tin có được vẫn khiến họ không hài lòng.
Hai bí quyết "độc" cho "chuyện ấy" tốt đẹpĐây là câu hỏi mà khá nhiều quý ông đặt ra. Tuy nhiên,óthậtphụnữchândàithìkhỏechuyệnấ2 ngay cả khi tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia y tế thì thông tin có được vẫn khiến họ không hài lòng.
Hai bí quyết "độc" cho "chuyện ấy" tốt đẹpDiện tích rừng này được UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi của Công ty Lâm nghiệp Ea H'Mơ, thuộc tiểu khu 134, 138, nằm trên địa bàn xã la Jlơi (huyện Ea Súp).
Theo quy hoạch, có 756,18ha diện tích trồng cao su (trước mắt trồng thí điểm 100ha); đất xây dựng hạ tầng 31,01ha; đất khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ rừng 165,57ha (trước mắt quản lý bảo vệ 829,7ha); đất khác (sình lầy, khe suối, hồ) 24,6ha.
Toàn bộ diện tích 977,36 ha nói trên đã được UBND tỉnh cấp Giấy CNQSĐ đất số BA 674985 cho Công ty Hoàng Gia Phát vào ngày 28/12/2010, gồm 47 thửa đất. Mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất.
Sau khi được thuê đất, Công ty Hoàng Gia Phát đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai trồng thí điểm 100ha cao su theo dự án được duyệt. Tuy nhiên, đến năm 2019, diện tích cao su còn sống đạt khoảng 72ha và đến năm 2023, qua khảo sát hiện trạng kết hợp với đối chiếu, tổng hợp các tài liệu liên quan, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắc kết luận, diện tích cây cao su tại dự án còn khoảng 48ha. Hiện công ty không tổ chức khai thác mủ, không phát dọn thực bì trong lô.
Công ty Hoàng Gia Phát giải thích cây chết là do khu vực đất trồng cao su trũng thấp, đất xấu, bị ngập úng vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô và một số nguyên nhân khác.
Gần 400ha rừng tự nhiên bị lấn, chiếm
Quá trình triển khai dự án, do không thực hiện đầy đủ quy định về công tác quản lý và bảo vệ rừng, sau 13 năm thực hiện, Công ty Hoàng Gia Phát đã để người dân lấn, chiếm khoảng 396ha đất rừng.
Trong đó, lấn, chiếm 52/100ha đất đã trồng cao su năm 2011; 137/165,57ha đất có rừng được quy hoạch quản lý bảo vệ; còn lại chủ yếu là lấn, chiếm trong diện tích đất có rừng được quy hoạch trồng cao su.
Toàn bộ diện tích đất bị lấn, chiếm tại tiểu khu 138, thuộc địa bàn xã la Jlơi. Số đất bị lấn chiếm này đã bị người dân cày xới và trồng chủ yếu các loại cây ngắn ngày như mì, dưa hấu, một số diện tích nhỏ được trồng cây lâu năm như điều, tiêu.
Theo kết luận thanh tra, năm 2022, Công an huyện Ea Súp đã điều tra xác định, nguyên nhân mất đất dự án là do có khoảng gần 100 hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số trú tại xã la Le, huyện Chư Pứh (tỉnh Gia Lai) lấn, chiếm để sản xuất nông nghiệp.
Quá trình kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất và việc thực hiện Dự án đầu tư trồng cao su và quản lý, bảo vệ rừng của Công ty Hoàng Gia Phát tại xã la Jlơi, huyện Ea Súp, Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường Đắk Lắk khẳng định, tổng diện tích bị lấn, chiếm khoảng 396ha, trong đó gồm 52ha đất trồng cao su trước đây bị chết và 344ha đất có rừng.
Lý giải về nguyên nhân suy giảm diện tích rừng tự nhiên tại dự án, Công ty Hoàng Gia Phát cho hay, có một số đối tượng bảo kê cho người dân tộc thiểu số khai phá rừng trái phép và phát hoang để lấn chiếm đất. Tuy nhiên, nội dung báo cáo này không thể hiện vị trí, diện tích rừng bị phá.
Công ty Hoàng Gia Phát cũng cho rằng, giai đoạn đầu 2019 đã xảy ra nhiều vụ việc người dân huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai (giáp ranh với đất dự án của công ty) sang lâm phần do công ty quản lý để phá rừng, lấn chiếm đất. Tuy nhiên, qua kiểm tra, công ty không lập biên bản hiện trường các vụ việc để báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
Theo Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường Đắk Lắk, quá trình này có duy nhất một vụ chặt phá 46,31 ha rừng được công ty, kiểm lâm địa bàn và UBND xã la Jlơi phát hiện, phối hợp lập biên bản vi phạm, sau đó lực lượng chức năng đã vào cuộc xử lý.
Cũng theo Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường Đắk Lắk, Công ty Hoàng Gia Phát đã vi phạm quy định của pháp luật về đất đai (thiếu trách nhiệm để đất bị lấn, chiếm); vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, về lâm nghiệp (không hoàn thiện hồ sơ cho thuê rừng khi đã được cho thuê đất có rừng, thiếu trách nhiệm để mất rừng). Việc vi phạm của công ty đã diễn ra trong thời gian dài nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Trước việc để mất hàng trăm ha diện tích đất rừng tự nhiên, Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi đất đối với dự án trồng cao su và quản lý bảo vệ rừng của Công ty Hoàng Gia Phát.
" alt=""/>Không quản lý được, Hoàng Gia Phát để mất gần 400ha đất rừngLãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, qua rà soát các quy định pháp luật và tình hình triển khai dự án, đến nay dự án đã được điều chỉnh tiến độ 27 tháng so với tiến độ đã được phê duyệt tại chủ trương đầu tư lần đầu.
Bên cạnh đó, các sở, ngành và UBND TP Đông Hà cũng rất hỗ trợ, đồng hành với công ty trong suốt quá trình thực hiện các thủ tục về đầu tư, thống kê các hộ dân bị ảnh hưởng, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và họp dân phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng đã được người dân vùng dự án đồng thuận.
Việc CTCP TTH Group đưa ra nguyên nhân nói trên để xin giãn tiến độ không phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020.
Từ căn cứ trên, các sở, ban ngành và địa phương liên quan thấy chưa đủ cơ sở để báo cáo UBND tỉnh tiếp tục gia hạn tiến độ thực hiện dự án.
Ngày 9/8, UBND tỉnh Quảng Trị đã có công văn số 3662/UBND-KGVX giải quyết kiến nghị đối với dự án Bệnh viện Quốc tế TTH Đông Hà.
Theo đó, UBND tỉnh thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động dự án Bệnh viện quốc tế TTH Đông Hà của CTCP TTH Group.
“Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở KH&ĐT đã đề nghị CTP TTH Group thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án theo quy định”, lãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị thông tin.
Theo tìm hiểu, dự án Bệnh viện quốc tế TTH Đông Hà được UBND tỉnh Quảng Trị cấp quyết định chủ trương đầu tư cuối năm 2019; sau đó điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư vào tháng 9/2022.
Dự án nằm tại Khu đô thị phía đông TP Đông Hà, do CTCP TTH Group làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng.
Dự án có diện tích đất sử dụng 4,39 ha, diện tích xây dựng 6.500 m2, công suất thiết kế sau điều chỉnh từ 600 giường bệnh xuống 499 giường bệnh, chiều cao công trình 9 tầng.
" alt=""/>Dự án bệnh viện quốc tế 700 tỷ đồng ở Quảng Trị bị khước từ đề nghị gia hạnĐược cấp cứu kịp thời, sức khỏe của anh T. đã ổn định. Hai con của anh do ăn ít, các dấu hiệu ngộ độc không rõ ràng, hiện các bé đã được chuyển sang khoa Nhi để tiếp tục theo dõi thêm.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết củ đậu là món ăn giải nhiệt rất mát và bổ, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong phần thân, lá, hoa, quả/hạt của cây củ đậu có chứa chất Rotenon - một chất độc thường được dùng làm chế phẩm trong thuốc trừ sâu.
Khi được hấp thu vào cơ thể, Rotenon gây ức chế hô hấp của tế bào, gây tăng sinh lactate nhiễm toan hóa máu, tăng hình thành các gốc oxy hóa tự do và gây chết tế bào. Sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, ý thức lơ mơ,...
Ở mức độ nặng hơn, Rotenon gây ức chế thần kinh khiến người bệnh rơi vào hôn mê, co giật, ngừng thở, ngừng tim và dẫn tới tử vong nhanh chóng. Đặc biệt, Rotenon trong hạt củ đậu có thể diễn tiến nặng rất nhanh, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong trong vòng 2-5 giờ sau khi ăn phải chất độc.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân nên hết sức cẩn trọng khi ăn các loại quả, hạt lạ. Khi xuất hiện các biểu hiện của ngộ độc cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế nhằm kịp thời kiểm soát tình trạng ngộ độc.
Hoàng Linh