Chọn Việt Nam là điểm đến từ cuối năm 2023, anh James Anderson Carter, một lập trình viên cấp cao người Mỹ và cũng là một thành viên của cộng đồng digital nomad, đã hình thành cho mình thói quen vừa tận hưởng ánh nắng sáng sớm bên biển hồ ở phía Đông Hà Nội, vừa xử lý công việc ở bên kia bán cầu.
“Có rất nhiều khu đô thị mới được phát triển khắp Việt Nam, rất thuận tiện và phù hợp cho người nước ngoài thuê ở, nên cứ khoảng 3 - 6 tháng, tôi lại chuyển địa điểm 1 lần để kết hợp làm việc và du lịch khám phá"”, Carter chia sẻ về lý do chọn Việt Nam làm điểm đến.
Với mức thu nhập cao, lập trình viên này cũng như nhiều người bạn khác trong cộng đồng digital nomad luôn lựa chọn cho mình những trải nghiệm tốt nhất, đặc biệt là chú trọng vào các khu đô thị nghỉ dưỡng với đầy đủ tiện ích sống cao cấp, giúp khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong công việc và cân bằng, thăng hoa trong cuộc sống. Vinhomes Royal Island tại Vũ Yên, Hải Phòng là một điểm đến như vậy.
Vì sao dân digital nomad toàn cầu nhắm đến Vũ Yên?
Ngay từ lần đầu tiên đến “đảo thiên đường” Vinhomes Royal Island để tham gia lễ hội khai trương Phố đi bộ Công Viên Vũ Yên ngày 1/6 vừa qua theo lời mời của một người bạn, Carter cho biết đã vô cùng choáng ngợp và lập tức “phải lòng” không gian sống đẳng cấp quốc tế này.
Theo digital nomad đến từ Mỹ, Vinhomes Royal Island sở hữu một vị trí tuyệt vời khi nằm trọn trên một hòn đảo biệt lập giữa lòng thành phố sôi động. Nơi đây mang đến một cuộc sống ngập tràn thiên nhiên giữa 4 bề sông nước, không khác gì các đảo tỷ phú Mỹ hay các quốc gia Trung Đông mà anh đã đi qua.
“Nơi này không chỉ mang tới một chốn sống hoàn hảo mà còn là điểm đến nghỉ dưỡng cao cấp, đáp ứng được tất cả những yếu tố cần thiết để trở thành điểm đến lý tưởng cho những digital nomad như tôi”, Carter chia sẻ về ý định an cư lâu dài ở Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Trong hình dung của Carter, với mô hình biệt thự với bãi tắm nước biển sau nhà riêng tư và độc đáo, nơi đây sẽ trở thành một resort nghỉ dưỡng 5 sao với biển xanh, cát trắng ngay thềm nhà. Sau những giờ làm việc, cư dân và du khách còn được trải nghiệm các hoạt động thú vị tại Học viện cưỡi ngựa, chơi golf xuyên đêm tại sân golf 36 hố rộng 160 ha đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á hay tận hưởng những bữa tiệc sang trọng trên du thuyền… Những trải nghiệm này đã vượt xa quy mô của một chốn sống phong cách nghỉ dưỡng thời thượng, mang tới cho cộng đồng digital nomad sự hứng khởi để kích thích khả năng làm việc và giải tỏa áp lực.
Bên cạnh đó, với Phố đi bộ Công viên Vũ Yên vừa khai trương cùng hàng loạt các khu phố ẩm thực đa dạng và chuỗi sự kiện, lễ hội sôi động suốt quanh năm, Vinhomes Royal Island còn mang tới cho cư dân và du khách những trải nghiệm khám phá, tận hưởng bất tận. Đây là yếu tố quan trọng trong hành trình du lịch, khám phá, làm việc của cộng đồng digital nomad.
Sức hút của Vinhomes Royal Island với cộng đồng “du mục kĩ thuật số” có thu nhập cao cũng mở ra những cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho mô hình cho thuê lưu trú dài hạn, giúp những nhà đầu tư có thể tận dụng để khai thác dòng tiền từ nhóm khách hàng tiềm năng này.
Đặc biệt, cơ hội còn hấp dẫn hơn khi các nhà đầu tư tranh thủ các chính sách ưu đãi của Vinhomes để xoay vòng dòng tiền một cách phù hợp. Cụ thể, khách hàng có thể nắm giữ một tài sản tiềm năng chỉ với 30% giá trị căn nhà, phần còn lại được trả góp trong thời gian lên tới 15 năm, với mức lãi suất cố định từ 6,5 - 8,5%/năm.
Ngoài ra, khách hàng còn có thể lựa chọn vay vốn ngân hàng với mức vay tới 70% giá bán để nhận ưu đãi lãi suất 0% từ 24 - 36 tháng. Khách hàng thanh toán sớm còn được nhận ưu đãi 10,5% trên tổng giá gốc và chiết khấu dòng tiền với lãi suất 11%/năm trên số tiền và thời gian thanh toán sớm.
Nhờ những chính sách hấp dẫn nói trên của Vinhomes, nhà đầu tư có thể dễ dàng triển khai các phương án vốn phù hợp đồng thời thu hút những nhóm khách quốc tế đầy tiềm năng như cộng đồng digital nomad, nhóm lao động cấp cao tại các doanh nghiệp quốc tế hay khách du lịch nghỉ dưỡng để tăng tỷ suất sinh lời trong quá trình nắm giữ dài hạn những sản phẩm đầy tiềm năng của Vinhomes Royal Island.
Phương Cúc
" alt=""/>Điểm đến mới của làn sóng digital nomad tại Việt NamTheo mô tả của nhóm bạn gặp sự cố này, đó là bãi đậu xe của một nhà hàng. Sau va chạm, họ bước vào nhà hàng và lớn tiếng cười đùa về sự việc đã xảy ra với nhau. Tuy nhiên, người phục vụ nhà hàng đã nhắc nhở nhóm người nên dừng việc cười đùa, bởi người lái chiếc Subaru đang ngồi gần họ để ăn sáng và cách cư xử như vậy rất thô lỗ.
Trong khi chiếc Subaru có vẻ sẽ chỉ có thêm một vài vết xước ở gầm xe và vẫn lái được bình thường, thì chiếc Camry kém may mắn hơn chắc chắn sẽ cần một tấm cản mới, nắp ca-pô và có thể cả kính chắn gió thay thế.
Quân Hiếu (theo Carscoops)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Một chiếc xe đầu kéo Volvo màu trắng xung đột với một tài xế taxi trên đoạn đường dẫn từ bang Puebla sang Mexico và tìm cách chạy thoát khỏi hiện trường. Tuy nhiên, nó đã gặp phải tình trạng tắc đường ở trước một đèn đỏ.
" alt=""/>Subaru Legacy rồ ga “chồm” lên trên Toyota CamryViệt Nam là một trong các nền kinh tế Internet hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Theo báo cáo “Kinh tế số Đông Nam Á” mới nhất của Google, Temasek và Bain & Co, nền kinh tế số Việt Nam có thể tăng trưởng 175% vào năm 2025 để trở thành người chơi lớn thứ hai khu vực, chỉ sau Indonesia, với tổng giá trị (GMV) đạt 57 triệu USD.
Trong đó, thương mại điện tử đóng góp lớn cho kinh tế số. Báo cáo chỉ ra, GMV thương mại điện tử tăng từ 8 tỷ USD lên 13 tỷ USD năm 2021. Nguyên nhân đứng sau tăng trưởng này có thể là do lượng người dùng Internet mới. Trong nửa đầu năm nay, Việt Nam có thêm 8 triệu người dùng kỹ thuật số, những người chi tiền cho bất kỳ loại hình dịch vụ trực tuyến nào.
Tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử trong nước đang do hai công ty nước ngoài dẫn đầu, đó là Shopee của Sea và Lazada của Alibaba. Xét về lưu lượng truy cập, Shopee và Lazada chiếm hai vị trí đầu bảng, tiếp đến là Tiki và Sendo, theo iPrice Insights. Thành công của hai “ông lớn” này đặt ra câu hỏi liệu các đối thủ nội có đủ sức cạnh tranh ngay trên sân nhà hay không?
Theo Roshan Raj Behera, đối tác tại hãng nghiên cứu RedSeer, Shopee và Lazada có lợi thế về nguồn sản phẩm, quan hệ đối tác, logistics, người bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng… Một nghiên cứu do hãng Decision Lab thực hiện cho thấy, khoảng 51% người tiêu dùng Việt cho biết, Shopee là nền tảng yêu thích khi mua sắm trực tuyến. Lazada xếp thứ hai với 18%, Facebook 8%, Tiki 7% và Sendo 3%.
Shopee còn là nền tảng “phải ghé” với 73% người dùng sống ngoài các thành phố lớn, tiếp đó là Lazada (48%), Facebook, Tiki và Sendo. Bên cạnh đó, hơn 70% người dùng trẻ - hay Gen Z – đánh giá Shopee là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất, vẫn theo báo cáo của Decision Lab.
Ông Behera cho rằng, Shopee đạt thành tích này nhờ hàng hóa phong phú và hỗ trợ miễn phí vận chuyển. Ngoài ra, mô hình kinh doanh của nền tảng còn kết hợp giữa B2C và C2C.
Dù vậy, các chuyên gia dự đoán cuộc chiến giành thị phần trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn sẽ khốc liệt, kéo theo lượng tiền lớn đổ vào lĩnh vực này. Chẳng hạn, Tiki vừa nhận khoản đầu tư 258 triệu USD từ AIA vào tháng 11. Sendo cũng gọi vốn thành công trong vòng Series D tháng 7/2020. Society Pass vừa “lên sàn” Nasdaq Mỹ hôm 9/11 và huy động được 28 triệu USD trong màn ra mắt của mình.
Valerie Vu, Giám đốc công ty đầu tư mạo hiểm Venture Capital thị trường Việt Nam, nhận định, để cạnh tranh trước đối thủ ngoại, người chơi nội phải đầu tư cải thiện hệ sinh thái và củng cố quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán.
Trả lời KrAsia, bà nói: “Trong tương lai gần, tôi dự đoán các nền tảng thương mại điện tử Việt sẽ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng để tạo ra chuỗi cung ứng hiệu quả về chi phí và tinh gọn, rút ngắn thời gian giao hàng, đặc biệt với sự trỗi dậy của mô hình cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư và hệ thống logistic micro-fulfillment”.
Bà cũng khuyên công ty trong nước nên mở rộng sang các ngành dọc, chẳng hạn giao thực phẩm tươi sống hay phân phối dược phẩm. Tiki đang đi theo hướng này khi tích hợp vài ứng dụng khác như Infina, Ezin vào nền tảng để trở thành một siêu ứng dụng. Tiki còn vận hành dịch vụ giao đồ ăn TikiNgon với tăng trưởng 2.000%/năm. Tất cả những dịch vụ đó đã mang lại tăng trưởng hai chữ số cho Tiki trong hai năm qua.
Theo ông Behera, người chơi nội địa cần tận dụng cơ hội kinh doanh tốt hơn từ thương mại cộng đồng. Tương tác một – một trên các nền tảng mạng xã hội giúp tạo dựng lòng tin với những người mới mua hàng qua mạng lần đầu. Theo Bloomberg, thương mại cộng đồng chiếm hơn 65% kinh tế bán lẻ trực tuyến trị giá 22 tỷ USD tại Việt Nam. Các nền tảng thương mại điện tử có thể cung cấp hệ sinh thái mua sắm tốt hơn so với các đối thủ như Facebook.
“Nền tảng chính thống đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, logistics, thanh toán cũng như dịch vụ khách hàng”, ông chia sẻ. Ngoài ra, ông tin “chỉ là vấn đề thời gian” trước khi người chơi nội điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp tiếp cận để gia tăng cơ hội thị trường.
Du Lam (Theo Kr-Asia)
Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò là đại diện duy nhất của Việt Nam được trao giải thưởng CNTT châu Á - Thái Bình Dương 2020 - 2021 (giải thưởng APICTA), ở hạng mục “Tiêu dùng - Bán lẻ và phân phối”.
" alt=""/>Cơ hội của sàn thương mại điện tử nội trước Shopee, Lazada