Chồng tôi xuất khẩu lao động đi Đức khi tôi 25 tuổi, con trai vừa tròn 3 tuổi, con gái 1 tuổi. Kinh tế gia đình khi ấy rất chật vật, chúng tôi phải vay mượn tiền bạc từ anh em họ hàng, mỗi người cho vay 1-2 chỉ vàng đều tính lãi sòng phẳng.
Ở quê, tôi làm ruộng, chăn nuôi, nấu rượu, làm việc luôn chân tay để khuây khỏa nỗi nhớ chồng. Năm đầu sang Đức, anh làm đủ thứ việc: trông kho, giao hàng, phục vụ quán ăn. Anh chi tiêu dè sẻn từng đồng để có tiền gửi về quê. Sau đó, may mắn anh gặp được anh bạn đồng hương tốt bụng giúp đỡ, cho làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng đồ lưu niệm.
![]() |
Ảnh: Daily Express |
Ba năm ở Đức, anh có kinh nghiệm buôn bán, tự thuê một gian hàng trong chợ chuyên bán đặc sản Việt Nam. Tính tình xởi lởi, chân thật nên anh có nhiều khách hàng ruột, doanh thu trở nên đều đặn.
Tiền anh gửi về, tôi trả hết nợ nần và gửi tiết kiệm ngân hàng. Một phần nhỏ còn lại, tôi đầu tư cho các con ăn học đàng hoàng để sau này có tương lai.
Mẹ chồng tôi nổi tiếng là sắc sảo, khó tính. Bố chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi 3 người con trưởng thành. Chồng tôi đi xuất khẩu lao động cũng do một tay bà lo liệu, huy động vay mượn anh em. Vì vậy, chồng tôi gửi tiền về cho vợ nhưng đều thông báo chi tiết từng đồng với mẹ. Hễ thấy tôi mua sắm xông xênh là bà đay nghiến nặng nề, bà nói tôi đang ăn không ăn hỏng những đồng tiền xương máu mà con trai bà làm ra.
Sau đó, không biết bà nói sai lệch những gì mà chồng tôi không gửi tiền cho tôi cầm nữa. Anh yêu cầu tôi đưa sổ tiết kiệm cho mẹ chồng và chỉ gửi khoản vừa vặn cho mẹ con tôi chi tiêu.
Tôi tìm hiểu lý do nhưng chỉ biết, mẹ chồng tôi kể với mấy bà hàng xóm xung quanh là tôi còn trẻ trung xuân sắc, vắng chồng lại sẵn tiền, dễ thay lòng đổi dạ.
Thảo nào, chỉ cần thấy tôi chải chuốt ăn diện đi gặp bạn bè là bà mắng xơi xơi, nhất quyết bắt ở nhà trông coi bọn trẻ. Bà còn khiến tôi không dám giao du với bạn bè, chỉ biết đến gia đình, con cái.
Hết hạn đi Đức 5 năm, chồng tôi không về nước mà kiếm cách ở lại. Anh động viên tôi vờ ly dị để anh kết hôn với một cô gái Việt bên ấy, sau này sẽ lo cho vợ con sang Đức đoàn tụ.
Mẹ chồng tôi giục giã tôi đồng ý, bà nói muốn đổi đời thì phải chịu hi sinh. Tôi nghe kế hoạch chồng đưa ra, bùi tai nên ký ngay đơn ly dị.
Anh kết hôn giả mà có con thật. Cô vợ anh có lần còn giật điện thoại của chồng tôi, gọi về mắng tôi xối xả. Tôi chết điếng người, không ngờ mình lâm vào cảnh éo le này.
Khi con trai 18 tuổi, chồng tôi làm thủ tục bảo lãnh con sang Đức. Anh làm liên hoan linh đình 20 mâm mời cả họ.Trong bữa liên hoan, anh tuyên bố hùng hồn, bao năm vất vả xứ người cũng chỉ để lo cho vợ con sung sướng.
Đến khi bay sang Đức, anh tặng tôi và con gái sổ tiết kiệm 300 triệu để lo cho con ăn học. Anh dặn tôi ở nhà chăm lo mẹ già, chắc chắn anh sẽ gửi tiền về cho tôi.
Tuy nhiên, mỗi năm, anh cũng chỉ gửi về cho tôi 40 triệu, coi như trả công tôi chăm sóc mẹ chồng. Còn anh, vẫn lý do nọ lý do kia và chưa thể ly dị được cô vợ Việt…
Tôi đau khổ nhưng cũng đành chấp nhận cách anh đối xử với tôi như thuê một người giúp việc, vì với tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
Bạn tôi, hai vợ chồng bán thịt lợn 15 năm nay, họ xây được nhà 3 tầng, lo cho con cái ăn học đàng hoàng. Tôi có chồng Việt kiều nhưng vẫn ở nhà cũ, một mình nấu rượu đổ rượu cho các hàng quán. Sai lầm nhất trong đời tôi là luôn nghe theo sự sắp xếp của chồng và mẹ chồng.
Nhiều người khuyên tôi nên dứt áo ra đi, làm lại cuộc đời. Nhưng tôi không dám tin bất cứ người đàn ông nào nữa...
Xuất hiện trong chương trình “Người giấu mặt” với câu chuyện đi xuất khẩu lao động, người đàn ông sinh năm 1983 đã khiến nhiều người Việt phải đỏ mặt.
Hết hạn 5 năm lao động ở xứ người, tôi trở về Việt Nam. Tuy nhiên ngày trở về, tôi chết điếng khi thấy những thanh niên tóc xanh tóc đỏ, xăm trổ đầy mình đứng ở cổng nhà…
" alt=""/>Món quà sau 15 năm đi Đức của chồng khiến vợ uất nghẹnLời nói đầu năm sẽ ảnh hưởng tới cả năm. Vì vậy tránh nhắc đến những từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực trong các cuộc đối thoại hàng ngày như “đổ vỡ”, “bệnh tật”, “ốm đau”, “nghèo đói”, “mất mát”… Thay vào đó, bạn nên nói những lời hay ý đẹp với hàm ý mong những điều tốt đẹp nhất cho mọi người.
![]() |
(Ảnh: VectorStock) |
Hãy giữ gìn sức khoẻ thật tốt trong dịp Tết để có thể vui chơi hết mình mà không phải lo lắng về bệnh tật. Người xưa tin rằng việc uống thuốc hay đi viện những ngày này sẽ khiến bạn đổ bệnh cả năm mà không khỏi.
Làm rơi vỡ đồ dùng gia đình
Người xưa quan niệm việc rơi vỡ đồ báo hiệu sự chia lìa, tan vỡ gia đình. Đó là điều không ai muốn xảy ra trong ngày lễ Tết. Vì vậy, vào ngày Tết phải cẩn thận không được bất cẩn, làm hư hỏng đồ đạc trong gia đình.
Quét nhà, đổ rác
Theo tín ngưỡng dân gian, nếu quét nhà và đổ rác những ngày đầu năm mới Thần Tài sẽ đi mất, tiền bạc không thể đến với gia đình. Nếu thực sự cần thiết, bạn nên quét nhà từ ngoài vào trong, rác phải gom lại nhưng không được hốt đổ đi. Bên cạnh đó, tránh đổ, té nước bên ngoài nhà vì nó tượng trưng cho sự mất tiền của gia chủ.
Vay mượn hoặc đòi nợ đầu năm
Vay mượn tiền bạc, đồ đạc của người khác trong ba ngày đầu dịp Tết là điều vô cùng tế nhị bởi như vậy là lấy đi tài lộc của người khác, khiến họ túng thiếu cả năm. Ngoài ra, đòi nợ cũng là điều cấm kỵ trong ngày đầu năm mới.
Cắt tóc
Theo quan điểm tâm linh của người xưa, tóc là một bộ phận của con người và họ không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong dịp đầu năm với lý do cắt là mất, khiến ta gặp chuyện không may hoặc ốm đau.
Để hũ gạo rỗng
Theo phong thuỷ, những vật chứa mang ý nghĩa tốt lành, vận may thì không được để trống rỗng. Vậy nên, bạn hãy đổ đầy hũ gạo trước đêm giao thừa và tốt nhất là dùng hũ gạo sâu (tượng trưng cho sự no đủ) để tránh những điều xui xẻo và cho gia đình một năm kinh tế dồi dào.
Đánh thức người khác dậy
Vào ngày mùng 1 Tết không nên đánh thức giấc ngủ của người khác. Nếu không họ sẽ bị thúc giục làm việc cả năm, dẫn đến sức khỏe kiệt quệ và tinh thần luôn căng thẳng.
Ngủ trưa
Theo quan niệm xưa, người ta tin rằng, nếu ngủ trưa vào ngày đầu tiên trong năm mới, họ sẽ trở nên lười biếng năm đó. Ngoài ra, khi có khách đến chơi nhà, sẽ là bất lịch sự khi bạn ngủ mà không xuống tiếp.
Mặc đồ rách hoặc đồ có màu đen, trắng
Mặc quần áo mới có ý nghĩa như một sự khởi đầu mới, vì vậy những đồ cũ rách tượng trưng cho sự nghèo khó và không may mắn. Hơn nữa, mọi người cũng tránh diện đồ màu đen và trắng bởi hai màu này biểu trưng cho tang thương.
Với một số mẹo đơn giản, bạn có thể tẩy vết bẩn, làm sạch đồ vật nhanh chóng để đón năm mới.
" alt=""/>12 điều không nên làm đầu năm mớiNhững năm gần đây, làng hương là điểm đến quen thuộc của du khách tham quan, chụp ảnh và tìm hiểu về nghề làm hương truyền thống.
Cho dù ngày nắng hay mưa, sạp làm hương của bà Tôn Nữ Ánh Tuyết vẫn luôn mở cửa chào đón khách du lịch đến tham quan. Với người phụ nữ này, nhiều người vẫn luôn dành tình cảm quý mến và gọi bà bằng “mệ” Tuyết.
Hàng ngày, bà vẫn luôn cặm cụi với công việc làm hương của mình và dành phần lớn thu nhập từ việc bán hương để hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
"Mệ" Tuyết không nhớ năm nay mình bảy mươi mấy tuổi, chỉ biết bà đã theo ông ngoại làm hương trầm từ khi 9 tuổi tới tận bây giờ và gắn bó với làng hương mấy chục năm nay.
Nhiều du khách tìm đến làng hương Thuỷ Xuân không phải chỉ đơn thuần vì những bó hương đa sắc màu. Họ đến còn để được nghe câu chuyện suốt 8 năm dành phần lớn lợi nhuận bán hương chăm sóc cho trẻ em ung thư của bà Tuyết.
“Với mệ, khi có nhiều người quan tâm, lan tỏa nghề truyền thống của làng đó là điều vui nhất”, bà Tuyết tâm sự.
Trích tiền lời chăm trẻ ung thư
Đến với làng hương Thuỷ Xuân những ngày cuối tháng 8, du khách có dịp tham quan, “check in” với những bó hương được nhuộm xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành nhiều hình dáng khác nhau, như những đóa hoa to lớn nhiều màu sắc nằm san sát hai bên đường Huyền Trân Công Chúa.
Quầy hương của "mệ" Tuyết nằm khá lớn ven đường. Mỗi ngày, mệ vẫn chăm chỉ làm việc, kiếm tiền chỉ vì cái tâm muốn gắn bó với làng nghề và ước mong giúp đỡ những bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi.
"Mệ" kể, khoảng 8 năm về trước, "mệ" vào bệnh viện thăm một người bạn mắc bệnh ung thư, vô tình "mệ" bắt gặp bé Khánh An (5 tuổi), đôi mắt của bé sưng tái một bên, hỏi thăm gia đình mới biết bé bị ung thư võng mạc.
“Người bạn thân của mệ lại có tâm nguyện dành hết số tiền đó cho đứa bé tội nghiệp thay vì tặng cho bà. Hình ảnh những đứa trẻ bị bệnh, đau ốm nằm trong bệnh viện tháng này qua tháng khác khiến mệ thấy đau lòng”, "mệ" Tuyết tâm sự.
Nhân duyên đến với những trẻ em ung thư của "mệ" Tuyết cũng đến từ buổi gặp gỡ ấy. Từ đó, "mệ" nảy ra ý tưởng tích góp tiền lời từ bán hương để giúp đỡ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
Chị Trần Lê Bảo Trâm - Cán bộ Phòng công tác xã hội và Chăm sóc khách hàng (Bệnh viện Trung ương Huế) kể, đã nhiều năm qua, đều đặn mỗi tháng, những bệnh nhi của Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế lại được nhận tiền và quà của "mệ" Tuyết.
“Mệ làm từ thiện, giúp đỡ cho bệnh nhi ở bệnh viện nhiều năm nay. Có tháng mệ đến trực tiếp trao quà, có tháng mệ không đến được thì gửi quà nhờ các bạn sinh viên trao cho các cháu”, chị Trâm cho biết.
Mỗi phần quà của "mệ" dao động từ 100 - 200 nghìn đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng là nguồn động viên với các bệnh nhi mắc bệnh ung thư.
“Mong sao trời thương cho có sức khỏe thôi con. Mệ sẽ tiếp tục làm công việc này cho đến lúc nào sức khỏe không còn cho phép nữa, mệ sẽ trao lại quán cho cháu để cháu mệ có thể tiếp tục hành trình mà mệ đang làm dang dở”, bà Tuyết tâm sự.
Được biết, ngày 26/8 vừa qua, "mệ" Tuyết được Đài Truyền hình Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương Việc tử tế nhằm tôn vinh những hành động đẹp, những tấm gương đẹp để tạo thành một xã hội tử tế.
" alt=""/>Tiệm hương của người 'mệ' xứ Huế, trích tiền lời chăm trẻ ung thư