Vo Kim Tien đang là học sinh cuối cấp tại Trường Trung học Nghệ thuật Harrison ở Lakeland (Florida, Hoa Kỳ). Nữ sinh là 1 trong 10 người trên thế giới đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi Thiết kế và Mỹ thuật AP 2D và AP 3D.
Cô gái gốc Việt đã vô cùng phấn khích sau khi biết tin mình đạt điểm cao hơn nhiều so với dự kiến ở không phải một mà là hai kỳ thi. Vo Kim Tien noi điều này tác động rất lớn đến việc học tập của cô ấy sau này.
![]() |
Kim Tien Vo có cha là một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng trong thị trấn, mẹ là chủ một nhà hàng. Hiệu trưởng đánh giá Vo không chỉ là một nghệ sĩ xuất sắc mà còn có điểm Toán và Khoa học trong top của trường. (Nguồn: Fox13news) |
“Tâm trí tôi dường như bị trống rỗng 1 lúc” - Vo Kim Tien nói với đài FOX 13.
Khi nhận được email thông báo, Hiệu trưởng của cô ấy là Kevin LeVine nói: “Tâm trí của tôi hoàn toàn bị thổi bay”.
Theo thông tin trên Fox13news, cha của Kim Tien là một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng trong thị trấn, mẹ là chủ một nhà hàng. Em trai cô là một nhạc sĩ tài năng, có giọng hát trời phú. Và cô mô tả em gái của mình như "một cuốn từ điển sống".
"Trong khi nhiều người thuận não phải hoặc trái, Kim Tien dường như thuận cả 2" - nguồn tin bình luận.
Hiệu trưởng LeVine nói không chỉ là 1 nghệ sĩ xuất sắc, điểm Toán và Khoa học của Kim Tien cũng thuộc top tại trường.
Kỳ thi AP được thiết kế bởi tổ chức College Board dành riêng cho học sinh trung học phổ thông lớp 11 và 12. Những học sinh đạt điểm số cao trong kỳ thi này sẽ dùng kết quả này để chứng minh mình có đủ khả năng học thuật cho chương trình đại học và cao học. Kỳ thi AP bắt đầu vào tháng 5 hằng năm và thường kéo dài 2 tuần. Vào tháng 7, học sinh, trường trung học và các trường đại học sẽ bắt đầu nhận được kết quả. Điểm của 2 bài thi được đánh giá dựa vào Portfolio và một bài luận giải thích tác phẩm đó. Lệ phí thi tại các hội đồng thi (không thuộc Mỹ và Canada) là 123 USD cho một môn. |
Doãn Hùng(Theo Fox13news)
Chị Phùng Thùy Linh (Linh Phung) đã sinh sống và làm việc ở Mỹ 15 năm. Trong đó, chị Linh đã có tới 10 năm làm quản lý và giảng dạy ở chương trình tiếng Anh cho sinh viên quốc tế ở ĐH Chatham.
" alt=""/>Nữ sinh gốc Việt ghi điểm tuyệt đối trong 2 kỳ thi nghệ thuật quốc tế![]() |
Ảnh minh họa |
Theo như bạn trình bày, NSDLĐ ký hợp đồng lao động với NLĐ nước ngoài dưới 12 tháng sẽ thuộc loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định, có tính chất tạm thời, không thường xuyên. Do đó, theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì khi hợp đồng lao động này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết (dưới 12 tháng) trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Cụ thể với trường hợp của bạn, mặc dù Bộ Luật lao động không quy định giới hạn số lần ký kết đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định, tuy nhiên đối với những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên thì không được giao kết hợp đồng lao động dưới 12 tháng (theo Khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012). Do vậy, bạn không thể ký liên tiếp hai hợp đồng lao động dưới 12 tháng với NLĐ nước ngoài mà tổng số thời hạn của hai hợp đồng này vượt quá 12 tháng. Trường hợp phía bên NSDLĐ muốn tiếp tục giao kết HĐLĐ với NLĐ nước ngoài có thể thực hiện: Giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn (nếu công việc có tính chất thường xuyên).
Theo Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có đủ các điều kiện sau:
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài, đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp này do NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ký HĐLĐ dưới 12 tháng nên sẽ không thuộc đối tượng có đủ diều kiện tham gia BHXH bắt buộc.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Vì tình hình kinh doanh gặp khó khăn thời điểm này, công ty tôi cần thu hẹp sản xuất, giảm nhân lực để duy trì sản xuất nên có thông báo cho một số người lao động nghỉ việc.
" alt=""/>Không cần đóng BHXH cho NLĐ nước ngoài ký hợp đồng dưới 12 thángCác lớp đều thi đua nhau, lớp này không chịu kém cạnh lớp kia về điểm số. Bạn Quoc Khanh (Email: [email protected]) lo lắng:
“Tôi cũng thấy lo lắng. Con gái tôi học rất chăm chỉ, đi học về là vào bàn ngồi học tiếp. Điểm trung bình đa số 9 và 10. Đứng hạng 11. Trong lớp chỉ có 2 bạn trong bình, mười mấy bạn khá, còn lại giỏi hết. Tôi cũng tin tưởng vào học lực của con nhưng số điểm các môn cao ngất như thế mà thời tôi đi học chỉ có một hai bạn trong toàn khối mới đạt được và đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Học sinh giỏi thì trong mỗi lớp cũng chỉ có 1 - 2 bạn là nhiều”.
![]() |
Bạn Liên Hoa (Email: [email protected]) so sánh:
“Năm 1972, cả lớp tôi (ở thành phố) tổng kết năm mới có 1 người được 7.5 là học sinh xuất sắc, suýt được 2 người, kẻ đó là tôi 7.2 nhưng cũng chỉ là học sinh tiền tiến, học sinh khá thì được vài tên. Chắc thời đó thầy cô giáo dốt nên trò cũng dốt hay sao. Còn thời nay, toàn thầy cô giỏi, học sinh cũng giỏi??? Nên toàn điểm 10, điểm 9 chỉ là chuyện thường”!
Có bạn còn hài hước cho rằng “Sao trong vòng 1-2 thập kỷ mà trí tuệ người Việt tăng nhanh thế? Ngày xưa tôi cũng là học sinh giỏi Văn cấp tỉnh mà chưa bao giờ có điểm 9 văn. Giờ thấy văn 9, 10 nhan nhản nên thấy lạ”.
Mà thực trạng trên hầu như là phổ biến khắp cả nước. Bạn Trung Đài
(Email: [email protected]) đã lý giải vì sao có hiện tượng trên và đưa ra giải pháp: “Văn mẫu, toán mẫu, môn nào cũng mẫu ... đề ra kiểu học vẹt nhằm vào mục đích thuộc lòng không đề cao ý tưởng mới, sáng tạo vì vậy kết quả tất yếu điểm 9 và 10. Hãy thay đổi cách ra đề thi, kiểm tra tránh học vẹt, đề cao cái mới, sáng tạo. Ví dụ bài toán có nhiều cách giải học sinh nào giải theo cách thầy cô dạy chỉ đạt 5 điểm còn ai giải cách khác mà vẫn ra đúng đáp số cho điểm 8,9 sẽ khác ngay. Ngày xưa văn tả con gà trống màu đỏ đuôi dài màu đen đỏ nếu em nào viết đúng vậy sẽ được điểm đạt, tức 5 điểm em nào tả con gà trống mà em quan sát được tả thật mới được điểm cao”....
Căn cứ vào điểm số cao hay thấp để đánh giá, khen thưởng... cũng là những nguyên nhân các trường chạy theo thành tích. Cũng giống như chuyện bằng cấp, đúng là cần bằng cấp nhưng bằng cấp thực chất chứ không phải chức đó cần bằng cấp này, chứng chỉ kia thi người ta sẽ chạy. Bạn Bui Sung (Email: [email protected]) cho rằng hạn chế điều trên cần học theo cách làm của nhiều nơi: “Không xét học bạ và dựa và điểm trong học bạ mà tuyển HS đi du học nữa, hãy làm bài tets để đánh giá. Khi điểm số không có ý nghĩa xét tuyển thì không ai cần lo lấy điểm 10 đẹp đẽ làm gì”.
Tuy nhiên cũng có bạn cho rằng thực sự học sinh bây giờ kiến thức và học lực cũng tốt. Có một thực tế không thể phủ nhận: “Tôi vốn học chuyên toán, vậy mà còn phải khâm phục năng lực của các cháu ở một trường vốn không phải chuyên của nội thành Hà Nội. Nói thế để thấy, chắc chắn vẫn có nhiều trường học rất thật, thi rất thật”.
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Học sinh toàn điểm 9, 10 nên vui hay buồn?