Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa công khai danh sách 331 đơn vị nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất với số nợ 2.485,7 tỷ đồng tính đến ngày 31/5/2018.
Trong danh sách đợt này có 12 đơn vị nợ thuế phí với số nợ 546,153 tỷ đồng và nhóm 16 doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất với số tiền hơn 1.229 tỷ đồng.
" alt=""/>Hà Nội “bêu tên” một doanh nghiệp công nghệ nợ thuế hơn 80 tỷ đồngBóng đá là một trong những "ngôn ngữ" phổ biến nhất thế giới khi chúng ta chẳng cần hiểu nó nói gì mà chỉ cần xem và cảm nhận. Tuy nhiên khi nhắc đến việc phải hiểu một ngôn ngữ từ một nền văn hóa khác thì quả không dễ dàng.
World Cup 2018 năm nay được tổ chức tại Nga, quê hương của những rừng bạch dương vun vút, của điện Kremlin hoa lệ hay món bánh mì đen nổi tiếng. Nhưng ngôn ngữ của nước Nga cũng không phải dễ tiếp cận như tiếng Anh.
Đó cũng là lý do khiến các fan hâm mộ bóng đá trên thế giới khi đến nước Nga trong một tháng sôi động của World Cup phải tìm đến một công cụ trợ giúp họ trong việc phiên dịch ngôn ngữ. Trong đó, Google Translate hay Google Dịchlà ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trong mùa World Cup 2018.
Theo Reuters, ước tính lượng người dùng Google Translate trong mùa World Cup năm nay đã tăng tới 30%. Phần mềm dịch trực tiếp này tỏ ra rất hữu dụng đối với các fan hâm mộ trong việc giao tiếp với người dân địa phương tại các quán bar, nhà hàng và khách sạn của 11 thành phố chủ nhà.
Google cũng cho biết, những cụm từ được dịch nhiều nhất là "world cup" (tăng 200%), "stadium" (tăng 135%) và "beer" (tăng 65%) về lượng truy vấn trong mùa World Cup 2018. Hầu hết các bản dịch đều yêu cầu chuyển nghĩa từ tiếng Tây Ban Nha, trong khi các bản dịch từ tiếng Ả-Rập sang tiếng Nga cũng đã tăng 40%.
Một fan hâm mộ Brazil có tên Gustavo, người đã vượt qua khoảng 12 ngàn km từ Brazil tới đây để cổ vũ cho đội bóng quê hương ở Kazan chia sẻ: "Bảng chữ cái Cyrillic của Nga khá khó hiểu. Vì vậy chúng tôi phải sử dụng Google Translate ở mọi lúc mọi nơi và hỏi những người phục vụ quán ăn. Khi bạn sử dụng Google và bạn biết bản dịch, điều đó sẽ trở nên dễ dàng hơn".
Nhiều fan hâm mộ đến từ các quốc gia khác cũng áp dụng cách tương tự. Họ đọc ngôn ngữ mẹ đẻ và nhờ Google Translate dịch sang tiếng Nga, sau đó đưa cho người đối diện đọc.
Chức năng thoại của ứng dụng cho phép mọi người có thể nói bằng bất kỳ thứ tiếng phổ biến nào trên thế giới hiện nay. Nhờ đó, hai người bất đồng ngôn ngữ có thể dễ dàng nói chuyện với nhau dễ dàng qua Google Translate. Tại World Cup năm nay, một số phóng viên cũng sử dụng công cụ này để phá vỡ rào cản ngôn ngữ với người dân địa phương.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp khá oái oăm xảy ra với việc sử dụng công cụ dịch của Google. Cụ thể là trường hợp của Juan David Londono, một fan Colombia cho biết:"Một trong những người bạn của chúng tôi muốn nói với người phụ nữ trong cửa hàng rằng phụ nữ Nga rất đẹp. Thế mà Google Translate lại dịch nó thành ‘phụ nữ lớn tuổi rất đẹp'".
Mặc dù ứng dụng dịch của Google trước nay vẫn bị đánh giá là thiếu chính xác trong một số tình huống, tuy nhiên theo một số fan hâm mộ, độ chính xác đã được cải thiện đáng kể trong mùa World Cup năm nay.
Google Translate hiện hỗ trợ khoảng 103 ngôn ngữ trên thế giới. Hồi đầu tháng này, Google cũng đã tung bản cập nhật mới nhất cho phép người dùng có thể nhận bản dịch ngay cả khi không có kết nối Internet và người dùng chỉ cần tải về gói ngôn ngữ để sử dụng.
" alt=""/>Lượng người dùng Google Dịch tăng đột biến nhờ World Cup 2018Thông tin về quyền lợi mà cá nhân được hưởng theo quy định của Luật An ninh mạng, Bộ Công an cho biết, với quy định của Luật An ninh mạng, cá nhân được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu, độc, xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Với phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng, các tổ chức, cá nhân được hoạt động trên một môi trường không gian mạng quốc gia sẽ được bảo đảm an toàn, lành mạnh hơn trước, hạn chế tối đa các yếu tố, nguy cơ xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như: bị đánh cắp thông tin cá nhân; bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; bị vu khống, làm nhục, công kích bôi nhọ; hạn chế mã độc; loại bỏ dần các hành vi đánh bạc, cá độ, truyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy kích động bạo lực, mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên không gian mạng; bảo vệ chặt chẽ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng; trẻ em được bảo vệ trên không gian mạng…; bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về sự quản lý, tương thích các quy định của pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện.
Cá nhân được tham gia, thừa hưởng các chính sách về an ninh mạng của Nhà nước như: nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng.
Đồng thời, với Luật An ninh mạng, cá nhân còn được trao công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình. Cụ thể, Điều 16 của Luật An ninh mạng quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, cũng như yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để loại bỏ các thông tin vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là người dân đã có công cụ rõ ràng hơn để bảo vệ mình khi bị các thông tin xấu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.
Điều 17 Luật An ninh mạng sẽ giúp bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệp mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Điều 18 Luật An ninh mạng giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng, như chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… Điều 19, Luật An ninh mạng trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng, như tán phát mã độc, tấn công từ chối dịch vụ…
Điều 26 của Luật An ninh mạng “gia cố” thêm công cụ để bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Đồng thời, giúp bảo vệ thông tin cá nhân, bí mật cá nhân của người dân, tránh bị thu thập và lạm dụng (trường hợp dữ liệu cá nhân người dùng Facebook bị lạm dụng vào hoạt động chính trị). Với việc yêu cầu một số doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, tức là có pháp nhân tại Việt Nam sẽ giúp người dân có quyền được quản lý, sử dụng và khiếu nại về dữ liệu của mình.
Trẻ em được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng. Các nội dung bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định rõ tại Điều 29 Luật An ninh mạng. Trong đó, yêu cầu chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, cơ quan, tổ chức, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc và các cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khi trẻ em tham gia không gian mạng; yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền của trẻ em trên không gian mạng.
" alt=""/>Bộ Công an: Luật An ninh mạng không kiểm soát toàn bộ thông tin cá nhân của công dân