Cuộc đời người đàn bà, lấy được người chồng tốt thì sung sướng một đời, lấy phải người không ra gì thì coi như bạc mệnh. Sướng hơn là có được gia đình chồng ưu ái, yêu thương. Nhưng với tôi, dường như, tôi chẳng nhận được gì ngoài những điều đó. Chồng bình thường, không giàu có, cũng không phải là người có chí tiến thủ. Bố mẹ chồng thì không mấy yêu quý chỉ vì gia cảnh của tôi không được như người ta.
Xuất thân tỉnh lẻ, lấy được anh, người đàn ông gọi là có nhà cửa đàng hoàng ở thành phố. Trong mắt người ta, tôi là một người may mắn vì lấy được chồng phố lại có nhà, nên không phải đi thuê nhà như bao người khác, nhất là bạn bè cùng trang lứa. Tôi cũng từng nghĩ vậy nên cũng lấy làm yên tâm lắm. Sống với bố mẹ chồng, cuộc sống không có mấy tự do, tôi phải gồng mình lên làm một cô con dâu tốt. Nhưng mà, có những lúc, tôi chịu ấm ức, mệt mỏi, chỉ muốn buông xuôi, bỏ chồng.
Ai nhìn vào cũng nghĩ, tôi được voi đòi tiên. Nhưng nào có voi, có tiên gì. Tất cả chỉ là những chuyện nhỏ nhặt trong gia đình chồng khiến mình chịu cảm giác tủi khổ, như đang đi ở nhờ chứ không phải ở chính căn nhà của mình.
![]() |
Mỗi lần chị về nhà là cả nhà vui vẻ, nói cười, hạnh phúc đầm ấm. Còn sự hiện diện của tôi ở nhà này chẳng có ý nghĩa gì. (Ảnh minh họa) |
Nhà có hai cô con dâu, khổ là, hoàn cảnh của tôi khá khó khăn. So với gia đình chồng thì tôi may mắn lấy được người chồng có gia đình khá giả. Trong khi, chị dâu của chồng, lấy anh trai cả của anh lại là người có hoàn cảnh khá là tốt. Bố mẹ chị giàu có, gia đình chị cũng giàu có.
Chị và anh ra riêng, lần nào về nhà chơi, bố mẹ cũng quý như vàng. Tôi chưa một lần được mẹ chồng mua cho cái này cái kia. Nhưng lần nào chị dâu và anh trai chồng về là mẹ chồng tôi đi chợ, nấu nướng đủ các thứ trên đời. Rồi mẹ chồng còn bày ra bao nhiêu là món. Nhưng mọi việc lại đến tay tôi. Bà bắt tôi dậy thật sớm, dọn dẹp, nấu nướng. Cả ngày chủ nhật tưởng được nghỉ lại phải nấu hết món này đến món khác, mệt đứt hơi. Ăn uống xong, mẹ với chị dâu và cả nhà ngồi nói chuyện, mẹ sai tôi làm đủ thứ. Nào là dọn dẹp, rửa bát, pha nước. Tôi cảm thấy chị dâu như khách, được quan tâm chiều chuộng, còn tôi thì như người giúp việc.
Mỗi lần chị về nhà là cả nhà vui vẻ, nói cười, hạnh phúc đầm ấm. Còn sự hiện diện của tôi ở nhà này chẳng có ý nghĩa gì. Tôi như người dưng nước lã, giống như tôi là kẻ ăn bám, ở nhờ nhà anh. Cuộc sống nhiều khi mệt mỏi vô cùng. Những ngày nghỉ anh chị thường hay về chơi. Tôi không tính toán nhưng lần nào về thì tôi là người ngập đầu trong công việc. Mẹ chồng tôi tất nhiên làm nhưng tôi đâu thể ngồi không? Nói thì chồng tôi cũng thở dài ngao ngán, bảo tôi cố gắng. Cố gắng đến bao giờ nữa. Muốn cho mọi chuyện êm xuôi mà không được. Mệt mỏi vô cùng.
![]() |
Cuộc sống như vậy với tôi thật là buồn. Hai con dâu nhưng mẹ lại coi trọng người giàu mà hạ thấp người nghèo. (Ảnh minh họa) |
Nhà chị dâu giàu, còn nhà tôi nghèo nên tôi thấy phân biệt mọi thứ hẳn. Lần nào tôi về quê cũng phải xin phép này nọ mà nhà chồng nào có ưng ý. Cứ hỏi hết chuyện này đến chuyện khác. Nào là ‘về làm gì, về gì mà liên tục thế? Có việc gì mà hay về thế?” trong khi vài tháng tôi mới về một lần.
Tôi cảm thấy chán nản những câu hỏi như vậy. Nhưng chị dâu thì sao, chị ấy thích đi đâu, làm gì, thậm chí đi chơi vài ngày mang cháu về gửi, bà nội vẫn vui vẻ, thích thú. Tôi thấy mình bị thiệt thòi khi ở chung nhà chồng.
Bố mẹ anh không coi trọng cô con dâu nghèo như tôi. Người mà bố mẹ cảm thấy ưng ý nhất là chị dâu anh. Bởi mỗi lần về, nào là quà xịn, nào là đồ ngon mua về. Còn vợ chồng tôi ở nhà này, tiền tiêu không có, chỉ lương ba cọc ba đồng lấy đâu ra mà nịnh bợ bố mẹ đây?
Mẹ cứ hay nói, con dâu nào cũng như con dâu nào nhưng tôi thừa hiểu rằng, trong lòng mẹ, chỉ có chị dâu thôi. Còn tôi là người để mẹ sai khiến, để mẹ trút giận và soi mói. Tôi đâu có tiếng nói gì trong nhà này. Ngay cả những việc lớn nhỏ, mẹ đều gọi điện nói với chị dâu, thông báo và hỏi ý kiến chị ấy. Còn tôi, có việc cả nhà biết thì tôi cũng không biết gì.
Cuộc sống như vậy với tôi thật là buồn. Hai con dâu nhưng mẹ lại coi trọng người giàu mà hạ thấp người nghèo. Bản thân tôi vô cùng buồn chán, mệt mỏi. Sống trong nhà chồng mà tôi chỉ như người giúp việc, khoảng cách mỗi ngày một xa. Tôi muốn thoát khỏi cảnh này, muốn ra riêng dù là thuê nhà. Nhưng chồng lại nhất định không đồng ý. Mâu thuẫn vợ chồng càng trở nên căng thẳng, tôi phải làm sao đây?
(Theo Khám phá)Trước đó, đoàn khách gồm 750 người do công ty Vietravel tổ chức đi đến resort trên địa bàn phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết để lưu trú, nghỉ dưỡng.
Khoảng 18h30 tối 12/5, đoàn khách này có ăn tối tại nhà hàng Hồng Vinh với thực đơn gồm: hàu đút lò, ghẹ hấp, ốc hương rang tiêu, cá mặt quỷ nấu cà ri, mực ống nhúng giấm, lẩu hải sản và món tráng miệng là nho Mỹ.
Đến khoảng 21h30 cùng ngày, đoàn quay về resort nghỉ ngơi. Sau đó, một nhóm người trong đoàn xuống bãi biển gọi thêm tôm nướng và thực phẩm khác (không rõ loại) để nhậu.
Đến sáng hôm sau (13/5), 51 người trong đoàn bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm. Chiều cùng ngày, 35 người đã tỉnh táo, tiếp xúc được và xuất viện.
Đến sáng nay (14/5), 16 trường hợp còn lại cũng đã xuất viện, không có tử vong.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, ngay sau khi vụ việc xảy ra, đơn vị đã làm việc với nhà hàng Hồng Vinh để xác minh. Tại buổi kiểm tra, chủ nhà hàng này xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy khám sức khỏe cho người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, danh sách nhân viên đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.
Đồng thời, chủ nhà hàng có ghi chép sổ kiểm thực 3 bước và sổ lưu mẫu thực phẩm theo quy định; có hợp đồng, chứng từ, hóa đơn mua nguyên liệu thực phẩm chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Tại thời điểm làm việc, chủ cơ sở cho biết có ghi chép việc lưu mẫu bữa ăn theo thực đơn chiều ngày 12/5. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra không thể lấy mẫu thức ăn, do chủ nhà hàng tự đưa đi kiểm nghiệm theo yêu cầu của đơn vị tổ chức tour du lịch.
Hiện, Sở Y tế Bình Thuận đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân và xin ý kiến chỉ đạo của Cục An toàn thực phẩm.
" alt=""/>51 du khách nghi ngộ độc: Sở Y tế Bình Thuận không thể lấy mẫu thực phẩmPGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho hay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, bệnh răng miệng…
“Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn uống 1 lon đồ uống có đường trở lên mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh không lây nhiễm”, bác sĩ Mai cho biết.
Vị chuyên gia dẫn chứng một nghiên cứu ở Mỹ thực hiện trên 106.000 giáo viên cho thấy tiêu thụ ≥355ml đồ uống có đường/ngày có liên quan đến bệnh tim mạch, tái thông mạch và đột quỵ.
Tại nước ta, trung bình mỗi ngày một người tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo có lợi cho sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong một hội thảo về tiêu thụ đồ uống có đường, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết mức tiêu thụ loại đồ uống này gia tăng nhanh là yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở Việt Nam. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%. Đây lại là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm.
Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết để giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, từ đó góp phần giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong.
"Để hạn chế tiêu thụ đường, cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng”, PGS Trương Tuyết Mai khuyến cáo. Cụ thể, lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25g hoặc 5-6 muỗng cà phê để có lợi hơn cho sức khỏe. Đồng thời, người dân nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu. Đặc biệt, với người cao tuổi, nhất là những người mắc tăng huyết áp, đái tháo đường, kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể càng quan trọng.
Về chính sách, theo WHO, các quốc gia triển khai kết hợp nhiều giải pháp như giáo dục truyền thông, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với trẻ em và áp thuế với đồ uống có đường. Trong đó, áp thuế đồ uống có đường được coi là một trong những chính sách hiệu quả nhất, hiện được áp dụng tại 117 quốc gia/vùng lãnh thổ, giúp giảm tiêu thụ loại đồ uống này để phòng chống các bệnh không lây nhiễm liên quan.
Tại Việt Nam, trong Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/1/2022, hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Trong Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên.
Cụ thể, triển khai kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý theo dõi sức khỏe người cao tuổi ở y tế tuyến xã, ưu tiên nhóm người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và từng bước mở rộng đến nhóm từ 65 tuổi trở lên...;
Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người cao tuổi;
Phát triển mạng lưới nhân viên chăm sóc, thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại nhà và cộng đồng; tổ chức tập huấn, huấn luyện và hướng dẫn để người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, thành viên gia đình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
" alt=""/>Căn bệnh tim mạch âm thầm đe dọa nhiều người cao tuổi mà không biết