Dẫn đầu đoàn đón dâu tại một làng quê Trung Quốc là chiếc Hummer H2 phiên bản limousine màu trắng hầm hố
TIN BÀI KHÁC
“Chộp” Bugatti Veyron dạo phố Sài Gòn
Dàn xe ‘khủng’ tham gia sinh nhật Otofun lần 6
Cận cảnh "phá" ô tô siêu khủng tại Hạ Long
Dẫn đầu đoàn đón dâu tại một làng quê Trung Quốc là chiếc Hummer H2 phiên bản limousine màu trắng hầm hố
TIN BÀI KHÁC
Giải bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup 2018 đã chính thức khai mạc vào hôm qua. Dù trận mở màn giữa Nga - Saudi Arabia diễn ra khá muộn - lúc 22h theo giờ Việt Nam, đông đảo người hâm mộ trong nước vẫn rất háo hức đón xem.
Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ khoảnh khắc gia đình, bạn bè quây quần cùng nhau xem World Cup. Tuy nhiên, bên cạnh những fan quyết "thức cùng bóng đá", không ít người lại thể hiện sự hào hứng theo cách rất riêng.
Bóng lăn là ngủ
"Ông mình kéo cả nhà cùng xem World Cup nhưng được 15 phút thì lăn ra ngủ. Ghi bàn cả nhà hô to thế, ông vẫn ngủ", tài khoản có tên Quang Thái viết trên trang cá nhân sau trận khai mạc tối 14/6.
Người cháu này cũng không quên đăng hình nhân vật chính làm bằng chứng. Hình ảnh ông ngoại Quang Thái ngủ say sưa, "mặc kệ thế sự" khiến người xem bật cười.
Chủ nhân bài đăng cho Zing.vn biết: "Ông mình năm nay 73 tuổi. Ông thích xem đá bóng lắm, không bỏ trận nào hết và muốn mọi người trong nhà xem cùng, nhưng đa phần chưa xem hết trận thì đã ngủ".
![]() |
Người ông rủ con cháu thức xem World Cup, nhưng vừa vào trận đã lăn ra ngủ khiến nhiều người bật cười. Ảnh: Quang Thái. |
Bài đăng nhanh chóng nhận được hơn 20.000 like (thích), cùng hàng nghìn bình luận thích thú sau vài giờ đăng. Câu chuyện "bá đạo" này còn thu hút sự đồng cảm từ đông đảo dân mạng.
"Bố mình cũng y hệt vậy. Xem một lúc là ngủ say sưa, nhưng hễ bị nói thì lại bảo 'nhắm mắt vậy chứ nghe hết'. Hài không tưởng!", Nguyễn Giangchia sẻ.
"Cứ đến Euro hay World Cup, ba lại mở tivi to ơi là to. Cả nhà không ngủ được, nhưng ba thì ngáy ò ó o luôn", Lê Ly kể về cha mình.
"Nói có sách, mách có chứng", nhiều người còn để lại ảnh chụp cảnh các ông bố ngủ "quên trời quên đất" ngay trước màn hình tivi đang phát trực tiếp trận đấu bóng.
"Thế mới nói World Cup có sức hút tới đâu cũng không thể đánh gục cơn buồn ngủ của các bác", một bình luận hài hước trên diễn đàn.
![]() |
Dân mạng chia sẻ hình ảnh những ông bố "bá đạo" của mình trong mùa bóng đá. Ảnh: FB. |
'Quan trọng là không khí'
Trước chuyện "không của riêng ai" cứ bóng lăn là ngủ, nhiều người thắc mắc sao không vào phòng, lên giường ngủ cho sướng, việc gì phải khổ vậy?
Song Lê Ly cho hay cô có thể hiểu được tại sao cha mình lại làm như thế.
"Quan trọng là không khí, cái cảm giác mình được hòa vào sự kiện lớn như World Cup cùng mọi người, đặc biệt là với những người rất yêu bóng đá như ba mình", 9X giải thích.
Cảm giác háo hức trước các trận đấu, cùng nhau quây quần bên người thân, bạn bè xem tivi mới là điều khiến mọi người cảm thấy mong chờ và hạnh phúc mỗi mùa bóng về. Điều đó đôi lúc còn quan trọng và ý nghĩa hơn việc tập trung xem những gì diễn ra trên sân cỏ.
![]() |
Ngủ ngon lành trước tivi mỗi mùa giải về là hình ảnh quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ có phụ huynh mê bóng đá. Ảnh: FB. |
Hình ảnh cha thức đến 1-2h sáng, nằm dài trước tivi, mắt lim dim ngủ là ký ức quen thuộc, bình yên của biết bao bạn trẻ. Để rồi khi xa nhà, mỗi mùa bóng là một mùa nhớ thương với họ.
"Bố và mình trước đây cũng hay rủ nhau thức xem đá bóng lắm. Mà tại bố đi làm cả ngày mệt sẵn nên xem đâu được một lúc thì ngủ mất tiêu. Giờ hai bố con không còn được xem cùng nhau nữa vì mình đi học xa. Cứ mỗi kỳ World Cup là lại thấy nhớ nhà da diết", Hà My kể.
World Cup 2018 đã chính thức khởi tranh, không ít người hâm mộ cũng quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến các đội tuyển, trong đó có nơi ở của họ.
" alt=""/>Những ông bố 'bá đạo' mùa World Cup: Càng xem bóng đá càng ngủ ngonKỳ 1: Cuộc ngã giá bạc tỷ sau kết quả thử ADN của đại gia đất Cảng
Trong nhà, cô bé 5 tuổi - con gái lớn của Cúc khóc giãy giụa. Bà Kiên (mẹ chồng Cúc) vừa ôm lấy con bé, vừa gạt những dòng nước mắt đang lăn dài trên gò má xương xẩu của mình.
Trước khi diễn ra cuộc chia ly đó, cả ông bà Kiên đều liên tục mất ngủ. Những cuộc cãi vã, những tiếng thở dài rồi chiến tranh lạnh khiến không khí trong căn nhà như có đám.
Bà Kiên vốn đã gầy yếu, sau vụ này lại sụt mất 4kg nên càng thêm rúm ró. Ở tuổi 63, bà không ngờ gia đình mình lại có lúc chia năm xẻ bảy như thế này.
“Tất cả cũng chỉ vì cháu nó (chị Cúc - con dâu bà) ngu dại quá” - bà Kiên rầu rĩ khi gặp lại vị giám đốc của Trung tâm xét nghiệm ADN Genpro -Trần Anh Tuấn tại Hà Nội.
![]() |
Anh Trần Anh Tuấn chia sẻ, nhiều câu chuyện éo le đã xảy ra phía sau phòng xét nghiệm ADN |
Trong trí nhớ của vị giám đốc, đây là lần thứ 2 ông bà Kiên đến trung tâm. Lần đầu tiên họ đến cách đó 1 tuần, đề nghị giám định huyết thống cho con trai và cháu. Tuy nhiên, nhân viên trung tâm kiểm tra thấy mẫu xét nghiệm hai người mang đến là của một người.
Lần này, ông bà Kiên đi cùng một người đàn ông ngoài 30 tuổi. Sau khi hoàn tất các thủ tục, anh ta rời đi và ủy quyền nhận kết quả cho bố mẹ mình.
“Kết quả ADN có thể lấy được trong ngày nên ông bà Kiên quyết định ở lại chờ đợi. Trong lúc chờ đợi, ông bà ấy mới kể lại câu chuyện éo le của gia đình mình” - anh Tuấn chia sẻ.
Theo đó, ông bà Kiên sinh được 2 người con trai. Một người đi xuất khẩu lao động rồi ở lại Đức để sinh sống. 6 năm nay không về nước. Ở nhà, ông bà dồn hết sự quan tâm cho vợ chồng chị Cúc.
Cuộc hôn nhân của các con chỉ vui vẻ, hòa thuận được 3 năm đầu. Đến khi Cúc sinh được cậu con trai thì vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi vã.
Theo cặp vợ chồng lớn tuổi, con trai ông bà là dân xây dựng công trình, mỗi tháng chỉ về nhà 1, 2 lần. Cúc là nhân viên ngân hàng, thường xuyên phải đi gặp gỡ khách hàng, ngoại hình lại xinh xắn nên liên tục bị chồng nghi ngờ.
“Sau khi Cúc sinh con trai, mâu thuẫn giữa hai con càng thêm lớn hơn. Chồng nó không tin thằng bé là con mình nên ra sức gây áp lực với vợ.
Chúng tôi nhiều lần phải gọi 2 con ra phân tích, thậm chí mắng mỏ để chúng bảo ban nhau mà sống cho êm ấm nhà cửa. Thế nhưng thời gian gần đây, mâu thuẫn giữa các con càng nặng nề. Con trai tôi một mực đòi xét nghiệm ADN để chứng minh lời nói của mình” - bà Kiên tâm sự với vị giám đốc trong lúc chờ kết quả.
Thấy con trai kiên quyết, ông bà Kiên phải gọi riêng con dâu vào phòng nói chuyện. Không ngờ, sau một hồi im lặng, nàng dâu này đã quỳ xuống chân bố mẹ chồng thú nhận sự thật: Đứa trẻ là con của người yêu cũ thời cấp 3.
![]() |
Các kỹ thuật viên trong phòng xét nghiệm. |
“Hai đứa gặp lại nhau trong một buổi họp lớp. Sau đó vì một phút dại dột, con bé đã không làm chủ được bản thân… Tuy nhiên, cháu nó đã quỳ suốt đêm và thề với chúng tôi, đó là lần duy nhất nó lầm lỡ”- bà Kiên rầu rĩ nhưng vẫn cố nói tốt cho con dâu.
Theo lời bà, suốt 6 năm ở cùng bố mẹ chồng, Cúc là nàng dâu hoàn hảo: ngoan hiền, chịu thương chịu khó và rất tâm lý với bố mẹ chồng.
Ông bà Kiên ốm đau, Cúc đều tận tình chăm sóc. Công việc giỗ chạp, họ hàng Cúc thay chồng đảm đương chu đáo. Nhìn chung, Cúc không có điều tiếng gì khiến bố mẹ chồng phàn nàn.
Quan trọng hơn, thằng bé được Cúc sinh ra mới 3 tuổi nhưng thông minh nhanh nhẹn lại tình cảm với ông bà nội.
“Lúc nào nó cũng quấn quýt, bám lấy ông bà không rời, ngay cả khi đi ngủ. Hàng xóm cho gì cũng một mực phần ông bà” - bà Kiên gạt nước mắt khi nhắc đến cháu nội.
Chính vì thế, vợ chồng ông Kiên không nỡ để sự thật vỡ lở, gia đình tan nát. Khi con trai yêu cầu làm xét nghiệm và tin tưởng giao cho bố mẹ mẫu móng tóc, hai ông bà đã thức trắng mấy đêm. Cuối cùng, họ quyết định che dấu cho con dâu.
Cả hai vứt mẫu của đứa trẻ, sau đó lấy một nửa mẫu của người cha thay vào. Những tưởng, với việc làm này, kết quả xét nghiệm sẽ khẳng định thằng bé là ruột thịt của gia đình.
Tuy nhiên, khoa học không giống như họ nghĩ. Sau khi làm giám định, trung tâm phát hiện ra mẫu có vấn đề, đã báo cho gia đình.
Con trai ông bà biết tin mẫu xét nghiệm bị đánh tráo, đã nổi giận lôi đình, quát tháo ầm ĩ. Cúc đành gạt nước mắt dắt con ra khỏi nhà.
“Bây giờ, mẹ con nó đã về ngoại rồi nhưng tôi vẫn hy vọng kết quả xét nghiệm không đúng như chúng nghĩ. Thằng bé là đích thị là cháu nội của tôi” - ông Kiên lúc này mới lên tiếng.
“Sau đó, họ cố kiên nhẫn ngồi chờ cả ngày để cầm được tờ kết quả. Thế nhưng, sự thật lại phũ phàng: Hai mẫu xét nghiệm không có quan hệ cha con” - anh Trần Anh Tuấn thở dài.
Theo lời vị giám đốc, mặc dù đã được con dâu thú nhận nhưng khi đọc được kết quả này, bà Kiên ngồi thụp xuống nền nhà vì sốc còn ông Kiên cố giữ bình tĩnh nhưng bước đi vẫn loạng choạng.
“Không biết sau đó, họ sẽ làm thế nào với sự thật này. Chỉ biết rằng, những giọt nước mắt và câu chuyện của hai người lớn tuổi đã khiến chúng tôi thật sự xót xa” - vị giám đốc trung tâm chia sẻ.
Sợ bị người tình già phát hiện sự thật về đứa bé mới sinh không phải con mình, cô gái có ý định mua chuộc nhân viên giám định ADN với thù lao hậu hĩnh...
" alt=""/>Kết quả ADN lật tẩy bí mật trong buổi họp lớp của nàng dâu ngoan hiềnLịch sử ra đời nhóm
Vào cuối những năm 1990, người Houthi ở vùng cực bắc Yemen đã thành lập một phong trào phục hưng tôn giáo cho giáo phái Zaydi của tín đồ Hồi giáo Shi'ite. Giáo phái Zaydi từng thống trị Yemen, nhưng quê hương phía bắc của họ đã trở nên nghèo khó và bị gạt ra ngoài lề chính trường.
Khi xung đột với chính phủ ngày càng gia tăng, họ đã tiến hành một loạt cuộc chiến du kích chống quân đội quốc gia Yemen và một cuộc xung đột biên giới ngắn ngủi với Ảrập Xêút, cường quốc có người Hồi giáo Sunni chiếm đa số.
Cuộc chiến ở Yemen
Cuộc chiến bắt đầu vào cuối năm 2014 khi nhóm Houthi chiếm được thủ đô Sanaa. Lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran, quốc gia Hồi giáo nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo Shi'ite, dọc biên giới của mình, Ảrập Xêút đã dẫn đầu một liên minh được phương Tây hậu thuẫn can thiệp để hỗ trợ chính phủ thân Riyadh ở Yemen vào tháng 3/2015.
Nhóm Houthi đã thiết lập quyền kiểm soát phần lớn miền bắc và các trung tâm dân cư lớn khác, trong khi chính phủ Yemen được quốc tế công nhận đặt trụ sở tại Aden.
Yemen đã có hơn một năm tương đối yên bình, trong bối cảnh Liên Hợp Quốc đi đầu các nỗ lực thúc đẩy hòa bình cho đất nước. Ảrập Xêút đã tổ chức các cuộc đàm phán với người Houthi nhằm thoát khỏi cuộc chiến. Song, các vụ tấn công mới của nhóm Houthi vào Israel đã làm tăng nguy cơ xung đột đối với Ảrập Xêút.
Mục đích tấn công Israel
Là một phần của "Trục kháng chiến" tự xưng do Iran hậu thuẫn, nhóm Houthi đã lên tiếng ủng hộ các tay súng Hamas kể từ khi Phong trào vũ trang Hồi giáo này bất ngờ tập kích lãnh thổ Israel vào ngày 7/10.
Yahya Saree, phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Houthi hôm 31/10 cho biết trên truyền hình quốc gia rằng, nhóm này đã phóng "một số lượng lớn" tên lửa đạn đạo và UAV về phía Israel và sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công như vậy.
Người phát ngôn nói thêm, đây là vụ tấn công thứ 3 của nhóm Houthi vào quốc gia Do Thái kể từ khi xung đột Israel – Hamas bùng phát hồi đầu tháng. Phát biểu dường như ngầm xác nhận, nhóm này đứng sau một vụ tập kích bằng UAV, gây nổ ở Ai Cập ngày 28/10 và một vụ bắn tên lửa hành trình về hướng Israel, được quân đội Mỹ ngăn chặn hôm 19/10.
Saree cũng đổ lỗi cho Israel về sự bất ổn ở Trung Đông, đồng thời lưu ý phạm vi xung đột đang mở rộng do quân đội Do Thái “không dừng các hành vi sai trái”. Đại diện nhóm Houthi cảnh báo sẽ tiếp tục tấn công "cho đến khi hành động gây hấn của Israel chấm dứt". Khẩu hiệu của nhóm nổi dậy này là "Cái chết cho nước Mỹ, cái chết cho Israel, lời nguyền cho người Do Thái và chiến thắng cho người Hồi giáo".
Mối quan hệ với Iran
Nhóm Houthi đã thể hiện sức mạnh của tên lửa và UAV trong cuộc chiến tranh Yemen, thông qua hàng loạt vụ tập kích vào các cơ sở khai thác dầu mỏ và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.
Liên minh do Ảrập Xêút dẫn đầu cáo buộc Iran đang trang bị vũ khí, huấn luyện và tài trợ cho các tay súng Houthi. Tuy nhiên, nhóm nổi dậy ở Yemen phủ nhận việc là lực lượng ủy nhiệm của Tehran, đồng thời quả quyết nhóm tự phát triển vũ khí của mình.