Xét trên góc độ khoa học, nói tinh bột hay bột lúa mì là nguyên nhân gây nóng là chưa chính xác và thiếu căn cứ. Theo các chuyên gia - trong y học hiện đại, không có thực phẩm nào là nóng hay lạnh, do đó, khó có thể nói thực phẩm là nguyên nhân gây nóng trong.
Theo y học cổ truyền, tình trạng nóng trong xảy ra do chức năng của phủ tạng yếu, không chuyển hóa được hoàn toàn các chất độc và gây ứ đọng, gan và thận suy yếu nên các chức năng giải độc hoạt động không hiệu quả. Điều này chính là nguyên nhân gây ra những biểu hiện của nóng trong như mụn nhọt, mẩn ngứa…. Do vậy, khi gặp phải những triệu chứng như vậy, nhiều người thường cho rằng mình bị nóng trong và suy nghĩ nguyên nhân đến từ các loại thực phẩm mình vừa ăn, tương tự như đối với trường hợp của mì ăn liền.
Ngoài ra, một phần theo cơ chế chuyển hóa các chất trong cơ thể, khi sử dụng các loại thực phẩm nhiều năng lượng - chất đạm, chất béo, chất bột đường thì cơ thể phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa các thức ăn này. Trung bình, một người sử dụng khoảng 10% năng lượng tiêu thụ hằng ngày để tiêu hóa và hấp thu thức ăn nhưng tỉ lệ này thay đổi phụ thuộc vào loại thực phẩm sử dụng. Chất đạm (Protein) mất khoảng 20%-30% tổng lượng calo trong chất đạm để tiêu hóa chính nó; tiếp đến là chất bột đường (carbohydrate) cần 5%-10% và cuối cùng là chất béo (lipid) với 0%-3%. Năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể gây nóng; ngoài ra việc uống quá ít nước sẽ không đủ làm mát cơ thể.
Vì thế, không chỉ riêng mì ăn liền mà bất kỳ 1 loại thực phẩm riêng lẻ nào nếu sử dụng thường xuyên mà không kết hợp với các thực phẩm khác thì sẽ không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, thiếu nước gây cảm giác nóng trong người và nổi mụn. Theo đó, mỗi người phải có cách điều chỉnh để các chất dinh dưỡng (tinh bột, chất béo, chất đạm; vitamin, chất khoáng) được cung cấp vào cơ thể vừa đủ và phù hợp với nhu cầu của từng người, giúp đảm bảo cho các hoạt động và chuyển hóa hằng ngày…
Kết hợp mì với thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng
Theo các chuyên gia, một bữa ăn hợp lý cần kết hợp đầy đủ và cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất: Đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Mì ăn liền cũng là thực phẩm cơ bản tương tự như cơm, bún, bánh phở… nên mọi người có thể dễ dàng kết hợp cùng các loại thực phẩm khác (thịt, trứng, hải sản, rau xanh…) để tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh, để có bữa ăn ngon, đủ chất với mì ăn liền.
Để cân bằng dinh dưỡng và có được bữa ăn ngon, tốt cho sức khỏe với mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên kết hợp theo công thức như sau:
Khi ăn mì ăn liền nên bổ sung các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau muống, cà rốt, cà chua… Ngoài các loại vitamin và khoáng chất, chất xơ trong rau củ còn giúp tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải phòng ngừa táo bón, không gây nóng trong người, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ, đào thải cholesterol dư thừa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường túyp 2. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế thì mỗi người cần ăn đủ 400 g rau quả hằng ngày.
Thưởng thức mì ăn liền kèm thực phẩm giàu đạm. Bổ sung thịt bò, thịt lợn, hải sản, trứng hoặc các loại nấm, đậu, rong biển… giúp bữa ăn với mì ăn liền cân đối hơn giữa các chất sinh năng lượng, đặc biệt là cân đối giữa đạm động vật và thực vật.
Trong trường hợp trong bếp không dự trữ đủ các loại thực phẩm để có bữa ăn đa dạng từ mì gói, có thể sử dụng mì ăn liền đơn thuần, nhưng các bữa ăn sau thì nên đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
(Theo Người Lao Động)
" alt=""/>Lầm tưởng về thực phẩm gây nóng trong ngườiHoàng Minh chia sẻ, HANZ đang đầu tư cạnh tranh với OYO (startup nền tảng quản lý khách sạn của Ấn Độ với định giá hàng tỷ USD). Anh phân tích, hiện nay thị trường khách sạn đang có 2 phân khúc.
Phân khúc từ 4 sao trở lên do các công ty quản lý hàng đầu thế giới như InterContinental, Hyatt… quản lý. Phân khúc từ 3 sao trở xuống nằm trong tay các doanh nghiệp của Indonesia, Ấn Độ và Singapore. HANZ hiện đang hướng đến phân khúc thứ hai này.
Theo các nhà sáng lập, HANZ nhắm tới việc tiếp cận các khách sạn trên 3 khía cạnh: tăng doanh thu nhờ việc điều chỉnh giá tự động, tối ưu chi phí nhân sự và cắt giảm chi phí marketing. Đồng thời, startup này cũng sẽ nâng cao chất lượng khách sạn theo hướng tiện nghi và sạch sẽ.
Tại Việt Nam, startup đã mở rộng ra 22 thành phố và có hơn 200 khách sạn đang sử dụng hệ thống. Tổng giá trị giao dịch trong năm 2021 của startup này là 25 tỷ, với doanh thu thuần đạt 2,5 tỷ và lợi nhuận 1,2 tỷ đồng.
Hoàng Minh cho biết, hiện anh chỉ thu phí của 25% khách sạn. Nếu thu phí 100% số khách sạn trong hệ thống, HANZ sẽ có doanh thu 10 tỷ với lợi nhuận khoảng 4 tỷ đồng.
Mục tiêu tiếp theo của HANZ là mở rộng nhanh trong 18 tháng để đạt được độ phủ tới 86 thành phố tại Việt Nam và mở rộng ra 4 nước Đông Nam Á với khoảng 3.000 khách sạn.
Trước câu hỏi của các shark về việc làm sao để khách sạn nhìn thấy giá trị và sử dụng dịch vụ của startup. Đáp lại, Hoàng Minh cho biết, hệ thống của anh sẽ tự động tối đa hóa hoàn toàn việc bán phòng của khách sạn. Khách sạn không cần bất cứ nhân sự nào.
Hoàng Minh chia sẻ, các khách sạn vừa và nhỏ có mô hình kinh doanh khá yếu và đa số đều do chủ khách sạn tự làm. “Họ bán được thì bán, không bán được thì đóng cửa để đó cũng không sao. HANZ đã tập trung khai thác yếu tố này, giúp doanh thu của chủ khách sạn tăng lên và cùng chia sẻ phần doanh thu đó với họ”, anh giải thích.
Cung cấp thêm thông tin về bức tranh tài chính, Hoàng Minh cho biết startup của anh hiện có 4 cổ đông, vốn chủ sở hữu là 2,5 tỷ, trong đó Hoàng Minh và Tân Trần giữ 80% cổ phần.
Với số vốn kêu gọi, HANZ sẽ dành 60% để phát triển hệ thống booking engine (phần mềm giúp khách hàng đặt phòng chủ động) và ASE (công cụ bán hàng tự động) để tạo ra hệ thống nền tảng đặt phòng.
Trước chia sẻ của startup, Shark Hùng Anh (CEO Bin Corporation Group) cho biết, bản thân ông cũng đang phát triển các kênh phân phối OTA (online travel agent – đại lý booking trực tuyến).
Muốn đi lâu dài với startup, "cá mập" này đề nghị đầu tư 300.000 USD để sở hữu 35% cổ phần của HANZ. Nếu startup đạt được hiệu suất như đã nói, Shark Hùng Anh sẽ đầu tư thêm 200.000 USD. Trong trường hợp thuận lợi, tổng số tiền đầu tư sẽ là 500.000 USD, đổi lấy quyền sở hữu 30% cổ phần để không làm mất động lực của đội ngũ sáng lập.
Nhà sáng lập Hoàng Minh của HANZ đề xuất về quyền mua lại 10% cổ phần từ shark trong trường hợp sau 24 tháng, lợi nhuận vượt quá số tiền đầu tư. Shark Hùng Anh sau đó đã vui vẻ nhận lời và khép lại thương vụ này.
Trọng Đạt
" alt=""/>Số hóa ngành khách sạn, startup Việt ôm mộng cạnh tranh OYO