Ông Nguyễn Văn Kim, hiệu phó Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho biết sau khi đếnthanh tra tại điểm thi Trường THCS Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội).
Thísinh đã đến trường thi lúc 7h18, tức là sau khi đề thi đã bóc được 15phút. Theo quy chế, thí sinh không được phép vào thi. Tuy nhiên, cảmthấy ấm ức, thí sinh đã đứng khóc rất to trước cổng trường.
“Chủ tịch hội đồng coi thi tại THCS Khương Đình đã xử lý đúng quyđịnh của Bộ GD-ĐT. Ở góc độ tình cảm cá nhân, trường hợp của em rất đángthương. Nhưng do đây là kỳ thi quốc gia nên giám thị và hội đồng coithi không thể làm khác”, ông Kim nói.
![]() |
Cổng điểm thi trường THCS Khương Đình. Ảnh: Kênh 14 |
Cũng theo phản ánh nhanh từ Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sáng nay, một trường hợp đi muộn quá 15 phút cũng đã phải ngậm ngùi đứng ngoài phòng thi.
Theo phản ánh của Giáo dục - Thời đại, một trường hợp tương tự cũng xảy ra tại hội đồng thi Trường ĐH Đà Lạt.
Thí sinh Nguyễn Thị Hồng Nhung, ngụ tại huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), dự thi vào khối D1, ngành Ngôn ngữ Anh văn, đã đến muộn 17 phút, kể từ thời gian tính giờ làm bài.
Buổi sáng 8/7 khi đi làm thủ tục thi, do không nghe rõ cán bộ coi thi phổ biến quy chế, Nhung đinh ninh 8h mới vào thi. Khi đến nơi, cổng trường đã khóa kín cửa. Cán bộ coi thi phía ngoài thông báo lúc này đã làm bài được 17 phút, quá giờ được vào thi, theo quy chế.
Chị ruột của Nhung ngay sau đó đã có mặt tại cổng Trường Đại học Đà Lạt để động viên và chở em về.
![]() |
Thí sinh Hồng Nhung dự thi vào khối D1, ngành Ngôn ngữ Anh văn (Trường ĐH Đà Lạt), đã đến muộn 17 phút (Ảnh: Quang Ngọc/ GDTĐ) |
Sáng ngày 9/7,cả nước bước vào lần tuyển sinh đại học đợt 2. Khác hẳn với không khí oi bức của ngày hôm qua, tại Hà Nội hôm nay có mưa nhẹ, thời tiết mát mẻ nên nhiều thí sinh đã đến muộn, quên mang giấy tờ, đồ dùng khi đi thi.
Theo quy định, giờ làm bài môn bắt đầu từ 7g15 và hầu hết thí sinh có mặt tại phòng thi từ 6h30. Nhưng mãi đến sau 7h, nhiều thí sinh mới tất tả chạy đến trường thi. Những hình ảnh được ghi nhận tại hội đồng thi Trường ĐH Văn hóa Hà Nội.
![]() |
Ảnh: Ngọc Tùng |
![]() |
Ảnh: Ngọc Tùng |
![]() |
Ảnh: Ngọc Tùng |
Hiện tượng đi thi muộn giờ, bị mất quyền dự thi đã xảy ra nhiều năm và được cảnh báo. Để tránh tình trạng này, nhiều thí sinh và phụ huynhđã đi thi từ 5 giờ sáng.
Văn Chung - Lê Huyền " alt=""/>Thí sinh òa khóc vì không vào được trường thiTheo đó, doanh số bán hàng ngày Độc thân (11.11) năm nay của Tiki tăng 9 lần, với số lượng đơn hàng tăng gấp nhiều lần, lượng khách hàng mua sắm tăng gấp 2 lần so với ngày thường.
Chỉ tính riêng ngày 11.11, Tiki bán được hơn 2.000 sản phẩm xe máy - xe máy điện, khoảng 10.000 sản phẩm điện thoại đi động (trong đó có khoảng 500 chiếc iPhone) và hơn 6.000 sản phẩm bia. Ngoài ra, một trong những mặt hàng bán chạy nhất trong ngày hội mua sắm cao điểm chính là khẩu trang kháng khuẩn và chống bụi mịn.
Trên Tiki, xu hướng tích trữ mua theo lốc, hộp, kích cỡ lớn, mua nhiều sản phẩm,… trong cùng một đơn cũng được ghi nhận. Top 5 thương hiệu dẫn đầu về lượng đơn hàng trong ngày 11.11 lần lượt là: Lock&Lock, Tiger Beer, Huggies, Bobbies và La Roche-Posay.
Các thương hiệu bán chạy trên Tiki cũng xuất hiện trên Shopee. Theo số liệu, những thương hiệu được ưa chuộng nhất trên Shopee thuộc đa dạng các ngành hàng, bao gồm Samsung, Abbott, La Roche-Posay, Lock&Lock và Adidas.
Các ngành hàng được ưa chuộng trên Shopee gồm: nhà cửa & đời sống, sức khoẻ & sắc đẹp, điện thoại & phụ kiện. Trong đó, 1,8 triệu mặt hàng trang trí nhà cửa được bán ra, bao gồm 100.000 sản phẩm giấy trang trí và sticker dán tường. 1,6 triệu sản phẩm chăm sóc da được tìm mua. Một triệu sản phẩm tai nghe và 150.000 phụ kiện ốp lưng điện thoại được tiêu thụ.
Ngoài ra, nhiều người dùng Việt Nam đã ưu tiên chọn mua các sản phẩm bách hóa phổ biến như nước giặt, bánh bích quy và sữa tắm. Dịp này, Hà Nội là nơi có hoạt động mua sắm trực tuyến sôi động nhất, tiếp theo là TP.HCM và Đồng Nai.
Theo đánh giá của Tiki, kết quả tích cực năm nay cho thấy sự phục hồi kinh tế sau dịch, đồng thời thể hiện mức độ mua sắm của khách hàng đã trở lại và mạnh mẽ hơn. Đồng thời, dịp này thể hiện rõ rệt xu hướng chuyển dịch thói quen tiêu dùng thông thường sang nhóm sản phẩm thiết yếu, sức khỏe, ưu tiên hơn cho những mặt hàng thuộc danh mục nhu yếu phẩm trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình.
Không chỉ thiết lập kỷ lục tại Việt Nam, sự kiện mua sắm mới đây cũng tạo doanh số lớn trên toàn khu vực.
Thông tin của Shopee trên toàn Đông Nam Á và Đài Loan cho hay, hơn 2 tỷ mặt hàng đã được bán ra trong suốt thời gian diễn ra lễ hội và phá vỡ kỷ lục được thiết lập vào năm 2020. Đồng thời, nền tảng này cũng tạo nên kỳ tích mới vào ngày 11.11 với số lượng người dùng truy cập tăng gấp 5,5 lần so với ngày thường.
Lễ hội mua sắm cũng khuyến khích ngày càng nhiều người tiếp cận kênh bán hàng trực tuyến, đặc biệt là những người không sống ở các thành phố lớn. Kết quả, số lượng người dùng tại khu vực nông thôn và thị trấn nhỏ lên Shopee đã tăng gấp 5 lần trong ngày 11.11.
Trên toàn khu vực, số lượng đơn đặt hàng thanh toán qua ví ShopeePay tăng gấp 9 lần so với trung bình ngày thường.
Những nhà bán hàng lần đầu tiên tham gia 11.11 chứng kiến số đơn hàng tăng gấp 18 lần so với mức trung bình của ngày thường.
Theo số liệu của Criteo, ngày Độc thân 11.11 là sự kiện mua sắm lớn nhất tại Việt Nam và Singapore. Trong khi đó, sự kiện mua sắm lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á xét về tăng trưởng doanh số là ngày 12.12. Tuy nhiên, chênh lệch giữa hai ngày này không lớn.
Hải Đăng
Lễ hội mua sắm 11/11 khiến doanh số và đơn hàng của các nhà bán lẫn sàn thương mại điện tử tăng mạnh, có nhà bán hàng đạt doanh thu 1,3 tỷ đồng chỉ sau 2 giờ.
" alt=""/>Sàn thương mại điện tử Việt Nam lập kỷ lục chưa từng có trong ngày 11.11Chiều 13/6, Sở GD&ĐT tổ chức họp báo về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh có giá “khủng” tại các trường học trên địa bàn tỉnh do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư.
Ông Đỗ Văn Phu- Phó GĐ Sở GD-ĐT Quảng Ngãi trả lời báo chí
Về vấn đề mà báo chí quan tâm việc nhà vệ sinh của Trường THCS Long Hiệp (huyện Minh Long) có diện tích 29 m2 có giá gần 600 triệu đồng, ông Phó giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, công trình nước sạch vệ sinh Trường THCS Long Hiệp có tổng mức đầu tư 593.013.000 đồng.
Trong đó, vốn đóng góp của nhà trường là 148.253.000 đồng (25%), còn lại là ngân sách cấp từ Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
Ban Quản lý các Dự án Đầu tư và xây dựng GD&ĐT thực hiện các công việc của dự án với giá trị 444,760 triệu đồng, trong đó, xây dựng nhà vệ sinh trị giá 236,456 triệu đồng và cấp nước sinh hoạt trị giá 95,421 triệu đồng, hệ thống điện bơm nước 46 triệu. chi phí khác 66,7 triệu đồng.
Như vậy, số tiền dùng để xây dựng riêng nhà vệ sinh 29,2 m2 nhà vệ sinh có hệ thống cấp thoát nước vệ sinh trong nhà giá trị 236,456 triệu đồng.
Ông Phu cũng cho biết, Sở GD-ĐT sẽ tiến hành thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra tất cả các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường do Sở GD-ĐT Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, đặc biệt là hàng loạt công trình mà báo chí đã phản ánh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc 1m2 nhà vệ sinh trung bình có giá 8 triệu đồng, liệu có quá cao so với thực tế, thậm chí cao gấp 4 đến 5 lần? Ông Phu lý giải, việc thiết kế Nhà vệ sinh được áp dụng theo mẫu thiết kế do Bộ GD&ĐT ban hành thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở áp dụng rộng rãi trong phạm vi trong toàn quốc.
Việc lập dự toán xây dựng công trình hoàn toàn phù hợp với các quy định, chế độ hiện hành, đơn giá xây dựng trên địa bàn tỉnh và thông báo giá tháng của Sở Xây dựng Quảng Ngãi cho từng thời điểm.
Chủ đầu tư chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực để lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho từng dự án, đồng thời hợp đồng đơn vị tư vấn đôc lập khác làm công tác thẩm tra. Trên cơ sở của đơn vị tư vấn, đơn vị thẩm tra, chủ đầu tư Sở KH&ĐT phê duyệt làm cơ sở thực hiện.
Tuy nhiên liên quan đến câu hỏi, ngoài công trình nhà vệ sinh Trường THCS Long Hiệp có giá 236 triệu đồng thì các hạng mục khác như cấp nước sinh hoạt, trị giá trên 95 triệu đồng, hệ thống bơm nước trị giá trên 46 triệu đồng và chi phí tư vần và chi phí khác là trên 66,7 triệu đồng có hợp lý không? Thì ông Phu không trả lời.
Về câu hỏi, lãnh đạo Trường THCS Long Sơn không đồng ý nhận công trình vì trường đã có công trình rồi? Ông Phu khẳng định, Sở có đủ bằng chứng để chứng minh lãnh đạo trường chấp nhận dự án vì trước đó, trường chỉ có 1 nhà vệ sinh đang sử dụng, nhưng đã xuống cấp.
Nhà vệ sinh THCS Long Hiệp được xem là một trong những công trình có giá xây dựng cao gấp nhiều lần so với thực tế.
Sau khi công trình của Sở được đầu tư thì Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) tiếp tục đầu tư xây dựng công trình vệ sinh thứ 2 tại trường.
Phóng viên đề nghị Sở nêu cách xử lý 2 nhà vệ sinh cùng xây dựng tại một trường gây lãng phí này thì lãnh đạo Sở cho rằng, Nhà vệ sinh đã xây rồi, không thể di dời được, Sở sẽ chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Minh Long chia thành 1 nhà vệ sinh cho giáo viên, 1 nhà vệ sinh cho học sinh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị Sở lập đoàn kiểm tra, có khách quan hay không? Ông Phu khẳng định đó là nguyên tắc quản lý nhà nước của Sở. Lãnh đạo Sở nhận khuyết điểm về vấn đề này. Qua kiểm tra, thanh tra, phát hiện ra sai phạm, Sở sẽ xử lý cán bộ một cách khách quan và sẽ gửi thông tin đến cơ quan báo chí.
• Minh Bảo
" alt=""/>Sẽ thanh tra công trình vệ sinh “giá khủng” ở Quảng Ngãi