
Lan can thang cuốn luôn là một trong những nơi ẩn chứa nhiều mầm bệnh vi khuẩn do hàng ngày có tới hàng ngàn, hàng triệu người chạm tay. Đây là ổ vi khuẩn rất nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng.
Để giải quyết vấn đề này, LG Innotek (công ty con của tập đoàn LG) vừa ra mắt thiết bị diệt khuẩn đặc biệt có thể làm sạch lan can thang cuốn đạt hiệu quả lên tới 99,99%, theo công bố của nhà sản xuất. Thiết bị này sử dụng nguồn điện lấy từ chính chuyển động của thang cuốn nên khá tiện lợi và gọn nhẹ.
Thiết bị hoạt động dựa trên khả năng diệt khuẩn của đèn LED tia cực tím có bước sóng 278 nm. Bước sóng này cho phép tia cực tím có thể phá hủy ADN của vi trùng, vi khuẩn và tiêu diệt gần như hoàn toàn các mầm bệnh nguy hiểm.
Theo LG, sản phẩm không gây hại cho cơ thể con người do không sử dụng hóa chất hoặc kim loại nặng. Thiết bị có thể lắp đặt dễ dàng tại mọi thang cuốn và hoạt động ngay khi thang cuốn bắt đầu chạy.
Sẽ rất thú vị khi những mẫu thiết bị này sẽ sớm được thương mại hóa tại nhiều siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên khắp thế giới.
Hình ảnh một số trung tâm thương mại tại Hàn Quốc đã lắp đặt thử nghiệm thiết bị:
" alt=""/>LG ra mắt thiết bị diệt khuẩn bằng tia cực tím trên lan can thang cuốnQuốc hội khóa XIV ngày 12/6/2018, tại kỳ họp thứ 5 đã thông qua dự thảo Luật An ninh mạng, với 423 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 86,86%. Ngay trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật An ninh mạng, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều 10 về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và Điều 26 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành thông qua 2 Điều luật này lần lượt là 86,86% và 8,72%.
Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Việc bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định tại Chương II của Luật An ninh mạng, với 6 điều từ Điều 10 đến Điều 15.
Điều 10 của Luật An ninh mạng quy định, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng; hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái; hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia; hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương; hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí; hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
Cũng theo quy định tại Điều 10 Luật An ninh mạng, Thủ tướng Chính phủ ban hành và sửa đổi, bổ sung Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng trong việc thực hiện các hoạt động thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Cùng với việc quy định cụ thể về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, Chương II của Luật An mạng còn quy định rõ những biện pháp nhằm thực hiện bảo vệ an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin này, bao gồm: Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 11); Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 12); Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 13); Giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 14); và Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 15).
Trong đó, thẩm định an ninh mạng là hoạt động xem xét, đánh giá những nội dung về an ninh mạng để làm cơ sở cho việc quyết định xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin. Thẩm quyền thẩm định an ninh mạng được quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật An ninh mạng: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này; Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự; Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
" alt=""/>Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ an ninh mạng thế nào?