Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không tái diễn vi phạm tương tự.
Ba Bình là đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Đài Loan chiếm giữ trái phép.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Không giấu nổi niềm vui và sự tự hào, thầy giáo Lê Xuân Hạnh, đang công tác tại đảo cũng chia sẻ: “Suốt từ cuối tháng 8 tới giờ, Trường Sa liên tục mưa lớn, sóng to, biển động nhưng không khí háo hức chào đón năm học mới vẫn lan tỏa khắp đảo.
Phóng viên an tâm, đồng bào ở đất liền an tâm, nhờ có bàn tay và sự yêu thương đùm bọc của các chú bộ đội, Trường Tiểu học Trường Sa hôm nay như khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ sắc cờ hoa. Dưới bầu trời vững vàng của Đất Mẹ, cùng với sự chuẩn bị chu đáo của thầy cô, chiến sĩ và người dân trên đảo, chắc chắn chúng tôi sẽ có một năm học mới đầy hứng khởi và thành công cho các con nơi đây”.
Thầy Hạnh cho biết, trong số 9 học sinh, tới đầu giờ sáng nay, vẫn còn 4 em chưa thể ra được đảo do điều kiện mưa to, sóng lớn.
Ươm mầm non trên đảo
Năm học mới lại về mang theo bao niềm vui và hy vọng, đặc biệt là với thầy giáo Lê Xuân Hạnh, người đã dành trọn trái tim mình cho những mầm non nơi đầu sóng ngọn gió.
Từ mảnh đất Cam Lâm thân thương, thầy Hạnh đã viết đơn tình nguyện vượt hàng trăm hải lý để đến với Trường Sa, nơi biển trời giao hòa, cũng là nơi những khát vọng được ươm mầm. 15 năm gắn bó với học trò vùng cao, 7 năm trước tuổi hưu, thầy vẫn quyết tâm ra đảo, mang theo hành trang là tình yêu nghề, yêu trẻ và khát khao cống hiến.
Thượng tá Điệp không giấu nổi xúc động khi nói về thầy Hạnh: “Cả đảo có 9 học sinh, học từ mầm non tới hết lớp 5. Chín gương mặt thơ ngây, chúng tôi cảm nhận mỗi ngày, đó là cả gia tài quý giá của trường Tiểu học Trường Sa và của thầy Hạnh. Thầy yêu thương các con như con cháu ruột thịt; thầy chăm lo từng giấc ngủ, từng bữa ăn.
Và bạn biết đó, Trường Sa sóng gió triền miên nhưng dù có là vào dịp nghỉ hè, dù sóng gió có ngăn cách như thế nào, thầy vẫn luôn hướng về các em, mong chờ ngày đoàn tụ. Và tôi tin rằng, dù có trở về đất liền, các con cũng sẽ nhớ mãi những vần thơ ca ngợi Tổ quốc, thấm đẫm tình yêu với bốn mùa ở Trường Sa. Chúng tôi thật may mắn khi có thầy ở đây”.
Thầy Hạnh luôn tâm niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Ngoài kiến thức, tôi và thầy Cao Văn Truyền luôn chú tâm dạy các con về tình yêu quê hương, đất nước, về ý chí vượt khó, vươn lên và trái tim biết phụng sự cộng đồng, phụng sự Tổ quốc.
Tôi mong muốn các em không chỉ giỏi Toán, Tiếng Việt mà còn thành thạo Ngoại ngữ, Âm nhạc. Chúng tôi cùng với Tiến sĩ, bác sĩ Nông Hữu Thọ (bệnh xá Đảo Trường Sa) nỗ lực bổ túc thêm vốn từ tiếng Anh cho các em vào cuối tuần. Thực tế, ở đảo có nhiều cháu thông minh. Nổi trội như trò Trương Nguyễn Triệu Vy học sinh lớp 3 nhưng có thể học được chương trình lớp 4”, thầy Hạnh chia sẻ.
Hạnh phúc cuối đời
5 năm trên đảo, 2 năm nữa dạy ở đất liền, thầy Hạnh sẽ về hưu. “Quãng thời gian ở Trường Sa sẽ mãi là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời tôi, là những ngày tháng tôi được sống trọn vẹn với đam mê, được chứng kiến những mầm non của đất nước trưởng thành nơi mảnh đất linh thiêng của Tổ quốc”, thầy Hạnh giãi bày.
“Vậy mong ước lớn nhất lúc này của thầy là gì?”, tôi hỏi.
Ngậm ngùi một hồi lâu, tôi như nghe rõ cả tiếng sóng Trường Sa vang ở đầu dây bên kia. “Tôi có ba mong ước lớn nhất lúc này. Điều đầu tiên, tôi mong năm học mới, mỗi con có thêm một bộ đồng phục. Thứ hai, tôi ước giá như có cách nào đó nguồn điện ổn định hơn, phục vụ tốt hơn cho việc học của các con, để những chiếc đèn bão nơi đây sẽ chỉ được dùng khi hy hữu.
Thứ ba, tôi mong con trai của tôi sớm đậu công chức, để ước mơ ra Trường Sa dạy học của cháu sớm thành hiện thực. Tôi tin rằng, mảnh đất này sẽ góp phần hun đúc thêm cho con khát vọng về dựng xây đất nước. Là người đã dành 35 năm cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục, trong đó có 16 năm ở nơi vùng cao, hải đảo, tôi càng thấu hiểu hơn tình cảm thiêng liêng đó”.
Khai giảng trên đảo xa, nơi sóng gió biển khơi là bản hòa ca của tình yêu thương, của ý chí và khát vọng. Những người thầy như thầy Lê Xuân Hạnh, thầy Cao Văn Truyền, những em nhỏ nơi hải đảo chính là những bông hoa đẹp nhất, tô thắm thêm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Video: Lễ khai giảng tại các trường tiểu học tại Trường Sa
Trong tuần trước, khi được phóng viên đặt câu hỏi liệu Mỹ có ủng hộ Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran hay không, Tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh “câu trả lời là không”.
Nỗi lo Israel và Iran đang bên bờ vực của một cuộc chiến toàn diện ngày càng gia tăng. Đây được xem là cuộc chiến mà Mỹ khó có thể ngăn chặn.
Đỉnh điểm, Iran đã phóng khoảng 180 tên lửa đạn đạo vào Israel vào tối ngày 1/10. Theo tờ New York Times, hầu hết tên lửa của Iran đều bị quân đội Israel và Mỹ đánh chặn. Hành động tấn công của Iran là để đáp trả chiến dịch quân sự của Israel chống lại nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon. Trong khi đó, Hezbollah được xem là lực lượng ủy nhiệm ở nước ngoài hùng mạnh nhất của Iran.
Sau cuộc tấn công, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định Iran "đã phạm phải sai lầm lớn" và sẽ phải "trả giá". Các chuyên gia dự đoán phản ứng sắp xảy ra của Israel sẽ chuyển từ các vụ ám sát có chủ đích sang phá hủy các cơ sở năng lượng của Iran.
Tuy nhiên, đòn tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng bao gồm việc Iran chạy đua chế tạo vũ khí hạt nhân.
Những thách thức lớn đối với Israel
Israel sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại khác nhau nếu muốn tiến hành một cuộc tấn công lớn vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Trở ngại đầu tiên là khoảng cách. Theo tờ Financial Times, khoảng cách giữa Israel và các căn cứ hạt nhân chính của Iran là hơn 1.600km.
Cuộc tấn công này cũng sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể. Theo báo cáo năm 2012 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, Israel cần khoảng 100 máy bay quân sự để tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Con số này tương đương gần 1/3 trong tổng số 340 chiến đấu cơ của Israel.
Các địa điểm hạt nhân của Iran còn nằm trải dài trên nhiều địa điểm khác nhau. Thậm chí, một số địa điểm quan trọng nhất còn nằm dưới các boongke ngầm được gia cố cẩn thận.
Trong tháng 10, các chuyên gia tại tạp chí Bulletin of the Atomic Scientists nhận định, việc nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân quan trọng của Iran tại Fordow và Natanz sẽ cần tới siêu bom phá boongke GBU-57A/B hạng nặng của Mỹ.
Chưa hết, cuộc tấn công của Israel còn cần vô hiệu hóa các hệ thống phòng không, và các địa điểm mà Iran có thể sử dụng để phản công.
"Israel có thể một mình gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ sở hạt nhân của Iran, nhưng có lẽ họ không thể phá hủy những cơ sở nằm dưới hầm sâu nhất, nếu như họ không có sự hỗ trợ của Mỹ", ông Matthew Savill, giám đốc khoa học quân sự tại Viện Royal United Services ở London, Anh cho hay.
Thay vào đó, nhiều chuyên gia cho rằng Israel nên lựa chọn các cuộc tấn công hạn chế hơn nhằm vào Iran. Ông Robert Dover, Giáo sư an ninh quốc tế tại Đại học Hull, cho hay Israel có thể tấn công vào các tuyến hậu cần được sử dụng để hỗ trợ cho chương trình hạt nhân của Iran.
Nhà nghiên cứu Sabet cũng đồng tình với nhận định trên. Theo ông, các căn cứ quân sự, cơ sở hạt nhân thứ cấp, và các mục tiêu kinh tế của Iran nhiều khả năng trở thành mục tiêu tấn công của Israel trong giai đoạn hiện tại.
Về phần mình, Iran vẫn khẳng định chương trình hạt nhân quốc gia phục vụ cho mục đích hòa bình, và Tehran không có kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân.