 làm chủ. Thực phẩm bẩn này được nói là đã bán chokhắp nơi tiêu dùng, trong đó có cả các trường mầm non…</p><table width=)
 |
Phụ huynh nơm nớp lo chất lượng bữa ăn của con em mình ở trường. |
Một vụ việc khác cũng mới xảy ra: Ngộ độc thực phẩm tại trường tiểu họcNguyễn Thanh Tuyền (số 183 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP.HCM), sau bữaăn xế (bữa ăn chiều), 65 học sinh bị ngộ độc và bốn trường hợp phải nhập viện.
Mới đây nhất là vụ việc chiếc xe tải của Công ty Phú Nhật Hào (địa chỉ thị xãTân Uyên, Bình Dương) chở 300 kg thực phẩm gồm 72 kg cá điêu hồng và 12 kg thịtđều bị ôi thối, rau củ quả giập nát vào trường tiểu học Long Bình (xã LongNguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) bị phụ huynh phát hiện. Sau vụ việc,thay vì để con ăn cơm tại trường như trước đây, hàng trăm phụ huynh phải đón convề nhà ăn cơm hoặc mua cơm hộp mang đến tận trường.
Vì sao và bằng những con đường nào, thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo antoàn xâm nhập được vào trường học?
Trường Tiểu học Long Bình nơi phát hiện công ty Phú Nhật Hào chở thực phẩmbẩn nấu thức ăn cho học sinh. Ảnh: Nguyễn Dũng.
Hoa hồng thấp nhất 10%
Ngày 10/3, trong vai người của các trường học đi tìm đơn vị cung cấp suất ănđể ký hợp đồng cho năm học mới, phóng viên đến Công ty TNHH Hòa Phát tại quậnThủ Đức, TP.HCM để tìm hiểu. Đại diện bộ phận kinh doanh, ông Nguyễn Bá Nhật chobiết, công ty cung cấp suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể từ năm 2009. Hiệncông ty đang cung cấp suất ăn cho công nhân tại Đồng Nai, Bình Dương với giá14.000 - 20.000 đồng/suất gồm cơm, canh, món mặn và đồ xào tùy theo yêu cầu.
“Có thể cung cấp với giá thấp hơn nữa, nhưng chúng tôi không thể làm như cácnơi khác, vì như thế sẽ không thể bảo đảm về an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ xảyra ngộ độc là phá sản cả công ty”, ông Nhật nói.
Khi chúng tôi nói có nhu cầu muốn đặt suất ăn cho 500 - 700 học sinh, ôngNhật liền đưa ra mức giá 18.000 - 20.000 đồng/suất, gồm các món như của côngnhân nhưng có cộng thêm phần tráng miệng.
Tại Cty TNHH DV Hồng Vân Phát (ấp Hòa Nhựt, xã Tân Vĩnh Hiệp, TX. Tân Uyên,tỉnh Bình Dương), bà Đỗ Thị Mai, chủ cơ sở này cho biết tùy theo đơn giá, nhucầu của nhà trường mà công ty có những suất cơm khác nhau dao động từ 18.000 -26.000 đồng.
 |
Vật dụng chế biến bên trong bếp ăn của công ty TNHH Hòa Phát tại quận Thủ Đức rất nhếch nhác. Ảnh chụp chiều 10/3. Ảnh: Việt Văn. |
Đại diện Cty cung cấp suất ăn công nghiệp Tú Hảo (trên đường Dương Đình Hội,phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM) cho biết mức giá chào hàng là 15.000 - 25.000đồng/suất. Mỗi suất cơm gồm một món mặn, một món xào và một món canh. Sau khitrình ra các giấy tờ chứng minh như giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn vệsinh thực phẩm, đại diện công ty còn giới thiệu thêm, hiện nay công ty của mìnhđang cung cấp suất ăn cho hai trường THCS trên địa bàn quận 9.
“Khi nhà trường kí hợp đồng, ngoài mức thuế 10%, phía công ty sẽ trích thêm 10% gọi là “hoa hồng” cho trường, trong đó có 3% cho ban giám hiệu và 2% cho các hoạt động của trường như dã ngoại, sinh hoạt chung… Cộng thêm 1% công ty dành cho bữa nhẹ ăn cuối tuần”. Đại diện công ty Tú Hảo |
Công ty Tân Phát chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp cho học sinh có trụ sở ởquận Tân Bình, TP.HCM cho biết, công ty chỉ cung cấp suất ăn trưa và xế với giá30.000 đồng. Tuy nhiên, công ty cũng có thể “tạo điều kiện” cho trường với mứcgiá 20.000 đồng. Ngoài ra, công ty này còn có mức thù lao hấp dẫn như tặng 30suất cơm trưa cho giáo viên của trường, mỗi năm tổ chức cho giáo viên, cán bộnhà trường là đối tác làm ăn của công ty đi du lịch.
Để thu hút hợp đồng, các công ty đều ngỏ ý trích hoa hồng cho “các thầy cô”.Công ty TNHH Hòa Phát nói sẽ chia hoa hồng từ 10%/tháng hoặc tùy theo thỏa thuậnkhi chính thức ký hợp đồng với nhà trường. Nếu là trung gian (“cò” - PV), côngty sẽ trả ngay một lần phí hoa hồng 1.000 USD/ năm cho một hợp đồng từ 500 họcsinh trở lên.
Cũng chia hoa hồng như công ty Hòa Phát, nhưng công ty của bà Đỗ Thị Mai, chủcông ty Hồng Vân Phát có cách chia khác, hợp đồng từ 500 suất cơm trở lên, nhàtrường sẽ hưởng được 10%. Còn những hợp đồng lâu dài thì sẽ có mức ưu đãi hậuhĩnh hơn nữa.
“Khi nhà trường kí hợp đồng, ngoài mức thuế 10%, phía công ty sẽ trích thêm10% gọi là “hoa hồng” cho trường, trong đó có 3% cho ban giám hiệu và 2% cho cáchoạt động của trường như dã ngoại, sinh hoạt chung… Cộng thêm 1% công ty dànhcho bữa nhẹ ăn cuối tuần”, đại diện công ty Tú Hảo nói.
Bỏ ngỏ giám sát
Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề ngộ độc tại trường học và tình hìnhcác cơ sở chế biến, kinh doanh suất ăn tập thể gần đây tại TPHCM, bác sĩ TrầnVăn Ký - Phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật an toànthực phẩm Việt Nam (VINAFOSA)- phân tích các nguy cơ khiến các bếp ăn thiếu antoàn. Theo ông Ký, điều cốt lõi vẫn là các bếp ăn tập thể luôn muốn giá thànhcàng thấp để tăng sức cạnh tranh, đồng thời vẫn muốn tăng lợi nhuận. Thế nên,chủ cơ sở dễ dàng chọn các thực phẩm rẻ, đồng nghĩa đó là thực phẩm không antoàn.
Nói về tình hình các trường liên tiếp xảy ra ngộ độc thực phẩm, ông NguyễnThanh Triều, phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10, TPHCM) nói,hiện nay có trường sử dụng bếp ăn trong trường để chế biến thức ăn cho học sinh,cũng có trường đặt hàng ở các công ty thực phẩm bên ngoài. Cả hai cách làm nàyđều có rủi ro.
“Để đảm bảo an toàn cho bữa ăn của học sinh, nhà trường nên thành lập một banchuyên môn giám sát từ khâu chế biến đến khâu phân phối phần ăn cho học sinh.Ban này gồm một phó hiệu trưởng nhà trường, một cán bộ y tế, hai người đại diệnban phụ huynh và một cán bộ phụ trách bán trú của trường”, ông Triều gợi ý. Cánbộ y tế phụ trách lấy mẫu, kiểm tra thức ăn công ty mang đến vào mỗi buổi ăn.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Trần Văn Ký, công tác quản lý, xử lý vi phạm tronglĩnh vực này còn nhiều bất cập. Việc điều tra các vụ ngộ độc tập thể rất khókhăn bởi không có sự phối hợp, huy động đồng bộ các ngành chức năng. Một số đơnvị cứ chú tâm kiểm nghiệm xem phát hiện “chất gì, con gì” trong mẫu thức ăn màkhông biết rằng chỉ cần đánh giá chỉ số sinh hóa, độ tươi của sản phẩm là đã cóthể kết luận. Hoặc “quên” không áp dụng nguyên tắc đánh giá của Bộ Y tế “nếu cótrên hai người ăn cùng một loại thực phẩm, cùng một lúc rồi cùng có triệu chứnggiống nhau thì có thể kết luận đó là ngộ độc thực phẩm” rồi.
(Theo Tiền phong)
" alt=""/>Bất an bữa ăn học trò


|
|
Tai nạn xe hơi năm 80 tuổi khiến bà Bà Yvonne Dole bị chấn thương nghiêm trọng. Các bác sĩ đã khuyên bà nên dừng trượt băng. Năm nay, khi đã 86 tuổi, bà vẫn tiếp tục tham gia các cuộc thi trượt băng. Bà nói: “Mỗi khi buồn, tôi lại nhìn những người bằng tuổi tôi đang nằm trên giường với những chiếc bình oxy, rồi tôi lại xỏ chân vào giày và mỉm cười”.
Bà Ruth quyết định trở thành một DJ năm 68 tuổi. Sau khi người chồng chung sống 40 năm đột ngột qua đời, bà không còn muốn suốt ngày ở trong nhà. Mọi thứ khiến bà nhớ đến người chồng đã mất. Bà quyết định phải thử một cái gì đó mới mẻ. Khi bà nói với bạn bè rằng muốn trở thành một DJ, họ nghĩ vì quá đau buồn mà bà phát điên. Bà Ruth không thể hiểu tại sao ai cũng nghĩ rằng người già là phải ngồi trầm ngâm cả ngày trong nhà, chứ không phải đi nhảy ở các câu lạc bộ đêm. Trong hơn 2 năm qua, bà đã biểu diễn hơn 80 lần. Bà chơi ở nhiều câu lạc bộ khác nhau ở London, Ibiza, Paris, New York, Los Angeles, thậm chí cả Tokyo.
Bà Montserrat Mecho cảm thấy hạnh phúc nhất là giây phút nhảy dù ra khỏi chiếc trực thăng. Vài năm gần đây, bà cụ 78 tuổi này đã thực hiện hàng nghìn cú nhảy như thế. Ngoài ra, bà còn phá một vài kỷ lục về bơi lội. Bà cũng chơi trượt tuyết, lướt sóng và là một thợ lặn.
61 tuổi, bà Greta mới chỉ bắt đầu múa cột cách đây 2 năm, nhưng môn thể thao này đã trở thành một trong những hoạt động yêu thích để bà duy trì sự năng động. Năm 59 tuổi, bà được chẩn đoán loãng xương. Bà giải thích: “Để chắc khỏe xương, tôi cần tập những môn thể thao nặng, nhưng cử tạ rất nhàm chán. Đó là lý do tôi chọn múa cột”.
Lần đầu tiên ông Lloyd đặt chân lên chiếc ván trượt là năm ông 65 tuổi. Ngay lập tức ông bị ngã và bị thương ở tay. Ông Lloyd học được gì từ cú ngã đó? Chính là việc phải bảo hộ thật kỹ càng: đệm đầu gối, lót khuỷu tay, mũ bảo hiểm. Hiện ông đã 78 tuổi. “Tôi chẳng làm trò gì đặc biệt. Tôi không trượt như bọn trẻ. Tôi cố gắng không đi quá xa để luôn có thể nhảy ra khỏi ván an toàn khi cần”.
Ở tuổi 92, ông John Lowe thích múa ba lê. Điều làm cho câu chuyện của ông trở nên hấp dẫn là ông mới chỉ bắt đầu múa khi 80 tuổi. Ông John nói ông đã mơ ước được múa cả đời. Ông luyện tập ở nhà hát 3 lần/ tuần, còn luyện tập ở nhà mỗi ngày. Năm ông 90 tuổi, con cháu ông gồm 4 đứa con và 11 đứa cháu không cho ông nhảy và quay 360 độ trên không trung. “Chúng sợ nếu tôi ngã, tôi sẽ không thể chống cự được và chúng nói cũng đúng thôi” – ông đùa. Vì thế, bây giờ ông John chỉ nhảy chứ không thực hiện động tác quay.
Sở thích của ông Pat Moorhead, 81 tuổi là nhảy dù. Ông dành hầu hết thời gian để đi du lịch thế giới cùng vợ. Họ đã tới thăm khoảng hơn 180 quốc gia.
Ông Duan Tzinfu, 73 tuổi thể hiện sự linh hoạt tuyệt vời của mình bằng môn uốn dẻo. Ông mới chỉ luyện tập môn này khi sang tuổi 60.
Ở tuổi 86, bà Johnanna Quaas (phải) là một ngôi sao thể dục dụng cụ thực sự. Bà đã luyện tập được 30 năm nhưng tính ra bà mới bắt đầu từ năm 56 tuổi.
Bà Nina Melnikova và bà Antonina Kulikova, 75 tuổi tới từ Novosibirsk, Nga. Hai bà bắt đầu tập võ aikido năm 70 tuổi. Họ tập ít nhất 2 lần mỗi tuần, trong đó mỗi buổi tập kéo dài khoảng 3 giờ.
Gần như cả đời ông Paul Fegen là một triệu phú. Hiện tại, đã 78 tuổi, ông là một ảo thuật gia với bộ bài. Ông Paul bị phá sản và mất tất cả năm 66 tuổi. Nguồn thu nhập chính của ông bây giờ là từ những khoản thủ lao mỗi lần biểu diễn.
- Nguyễn Thảo(Theo Telegraph)
" alt=""/>Cuộc đời bắt đầu tuổi 70, bộ ảnh chạm trái tim