Theo danh sách đề cử, ứng viên duy nhất tranh cử ghế Chủ tịch VFF khóa 9 là ông Trần Quốc Tuấn - Quyền Chủ tịch VFF khóa 8. Đây là điều không bất ngờ bởi ông Trần Quốc Tuấn nhận được phiếu tín nhiệm cao nhất, là người vừa có chuyên môn và quan hệ quốc tế.
Trong khi đó, ghế Phó Chủ tịch (tối đa 3 người) được dự đoán sẽ có nhiều bất ngờ. Ở vị trí Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn có tới 5 ứng viên là ông Dương Nghiệp Khôi, Vũ Tiến Thành, Trần Anh Tú, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngọc Viễn.
Phó Chủ tịch phụ trách tài chính và vận động tài trợ có 3 ứng viên là ông Nguyễn Trung Kiên, Lê Văn Thành và Trần Anh Tú.
Ghế Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông và đối ngoại có 5 ứng viên là ông Lê Hoài Anh, Cao Văn Chóng, Nguyễn Quốc Hội, Nguyễn Thị Hoàng Phương và Nguyễn Xuân Vũ.
Ban chấp hành VFF khóa 9 có 37 ứng viên. Trong số này, 17 người sẽ trúng cử ở Đại hội sắp tới.
Theo kế hoạch, Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam nhiệm kỳ 9 (2022-2026) diễn ra vào ngày 6/11.
" alt=""/>Ông Trần Quốc Tuấn là ứng viên duy nhất tranh cử Chủ tịch VFFThế nhưng thực tế không giống như những gì tưởng tượng. Tốt nghiệp xong, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên mặc dù khá nhiệt tình, tôi vẫn không được nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn. Để có thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp, tôi tạm thời xin vào làm nhân viên marketing cho một công ty in ấn đồng phục, thu nhập tằn tiện tạm đủ chi trả cho cuộc sống sinh hoạt ở Hà Nội.
![]() |
Sinh hoạt ở Hà Nội tương đối đắt đỏ (Ảnh minh họa) |
Suốt 1 năm ròng rã với công việc không nhiều tiến triển, không nhìn ra được cơ hội mới, tôi bắt đầu cảm thấy chán nản, nghĩ đến việc thay đổi môi trường cho mình. Sài Gòn là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, kinh tế phát triển, cũng là thành phố lớn không kém gì Hà Nội. Tôi quyết định sẽ chuyển hẳn vào đây sinh sống.
Những ngày đầu xin việc ở TP.HCM, tôi nhận ra rằng cơ hội việc làm trong này nhiều hơn ở Hà Nội, tuy nhiên, yêu cầu lại khắt khe hơn. Chẳng hạn, nhà tuyển dụng muốn tìm người từng tốt nghiệp đại học trong TP.HCM. Nhiều nơi không cần kinh nghiệm nhưng lại yêu cầu nhân viên của mình phải đủ năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy làm việc.
Nhờ bạn bè giới thiệu cùng với tinh thần cầu thị cao, tôi được nhận vào làm cho một văn phòng luật, đúng chuyên ngành đã học. Công việc cũng vất vả hơn trước rất nhiều. Bù lại, mức lương họ trả tương đối hợp lý. Nếu cùng một cách chi tiêu như trước đây, tôi còn có thể dành dụm thêm một khoản ngoài chi phí sinh hoạt tối thiểu.
Đồng nghiệp mới rất thân thiện, có phần cởi mở hơn chỗ cũ. Tôi nhanh chóng bắt nhịp được với công việc nhờ sự giúp đỡ tận tình của mọi người. Trong công ty, họ luôn thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân, không khách sáo, không màu mè, vì vậy dễ hiểu nhau. Được làm đúng ngành nghề, môi trường thoải mái, lại có cơ hội học hỏi, tiến xa, tôi rất hài lòng.
![]() |
Người dân Sài Gòn cởi mở, thẳng thắn |
Ngoài công việc trôi chảy, cuộc sống riêng cũng nhẹ nhàng. So với Hà Nội, tôi thấy mua sắm, sinh hoạt trong này rẻ hơn đôi chút. Buổi trưa chỉ cần bỏ ra 25.000 đồng là mua được dĩa cơm bụi đầy đủ thịt cá, hoặc một tô bún kèm trà đá miễn phí mà với số tiền này, ở Hà Nội chỉ có thể mua được 1 ổ bánh mì. Ly sinh tố trái cây chỉ 15-20.000 đồng trong khi Hà Nội đắt gấp đôi, gấp ba.
Một điều khiến tôi đặc biệt ấn tượng khi sống tại đây chính là dịch vụ rất tốt và chuyên nghiệp. Đi đến đâu, tôi cũng được người khác “cảm ơn”. Bước vào cửa hàng, tôi không phải ngần ngại nếu không mua gì, kể cả vào buổi sáng hay mùng 1 đầu tháng. Nhân viên luôn đón tiếp bằng sự phục vụ tận tâm nhất.
Sài Gòn cũng là một nơi phù hợp với những người trẻ như tôi. Được mệnh danh là "thành phố về đêm, thành phố không ngủ", đời sống về đêm ở Sài Gòn vô cùng sôi động, đặc biệt là sau 22 giờ. Không im ắng, trầm mặc như Hà Nội, chúng tôi có thể tạm gác lại bộn bề công việc ban ngày để tận hưởng cùng bạn bè những món ăn đêm, những giai điệu sắc màu trên khắp phố phường.
![]() |
Sài Gòn về đêm hấp dẫn nhiều bạn trẻ |
Còn nhiều lý do nữa khiến không chỉ riêng tôi, những bạn trẻ cùng độ tuổi cũng đang nung nấu ý định vào TP HCM sinh sống, tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân. Với những trải nghiệm ở cả hai nơi, tuy chưa lâu nhưng đủ để tôi nhận thấy đây là một vùng đất đáng sống.
Chương trình khảo sát xã hội học PAPI năm 2020 vừa công bố thông tin về những địa phương người dân muốn chuyển tới khi muốn di cư nội địa, hai địa điểm được ưa chuộng nhất là Hà Nội và TP.HCM. Có tới 22% số người trả lời chọn TP.HCM là nơi họ mong muốn chuyển đến, cao gấp đôi so với tỷ lệ mong muốn di chuyển tới Hà Nội.
Sau khi đọc được khảo sát, tôi lại càng thêm tin chắc vào quyết định của mình. Nhấn nút gửi đường link cho bố mẹ đọc cùng, tôi thầm cảm ơn gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên, tôn trọng quyết định của con mình.
![]() |
Kết quả khảo sát PAPI năm 2020 với câu hỏi về địa phương được mong ước chuyển đến nhất. |
Bạn đọc Nguyễn Quang Việt (28 tuổi)
" alt=""/>Tâm sự của người trẻ khi lựa chọn sống giữa Hà Nội và TP HCM