So với các môn khác, phổ điểm môn tiếng Anh năm nay rất kỳ lạ, khi xuất hiện 2 đỉnh tích điểm trong cùng một phổ điểm. Đỉnh thứ nhất với khoảng tích điểm là 4-5 điểm, đỉnh thứ 2 là khoảng 7-8 điểm.
![]() |
Phổ điểm môn tiếng Anh có hai đỉnh |
Theo TS Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, kết quả này khá trùng lắp với phổ điểm Tiếng Anh thi lớp 10 của TP Hà Nội vừa qua với 1 đỉnh dành cho số đông và 1 đỉnh cho đối tượng đầu tư tiếng Anh nhiều.
GS Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng phổ điểm tiếng Anh năm nay đã có sự điều chỉnh theo hướng tích cực hơn. Đỉnh bên trái của phổ (khoảng 4-5 điểm) cao hơn đỉnh của năm 2020 (3-3.8 điểm).Điều này cho thấy tuyệt đại đa số thí sinh đã có kết quả học tập môn tiếng Anh tiến bộ hơn. Còn đỉnh bên phải của phổ điểm (khoảng 7-8 điểm) là minh chứng cho phong trào học tiếng Anh những năm gần đây đã có tác dụng.
Theo GS Đức, với nỗ lực của hội nhập cũng như tác động của nhiều yếu tố khác, kết quả học tiếng Anh trong các trường phổ thông đã có chuyển biến rõ rệt. Sự xuất hiện của đỉnh thứ 2 trong phổ điểm môn tiếng Anh là tín hiệu rất đáng mừng, bước đầu khẳng định hướng đi đúng đắn và chất lượng giáo dục tiếng Anh dần được nâng lên.
Theo PGS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nguyên nhân khiến phổ điểm môn tiếng Anh có 2 đỉnh là do phân hoá về điều kiện dạy học, cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, sự quan tâm đầu tư của phụ huynh và học sinh đối với môn học này.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm nhìn nhận, phổ điểm môn tiếng Anh "lạ" so với phổ điểm các môn khác. Phổ điểm có 2 "đỉnh" ở khoảng 4 điểm và đỉnh ở khoảng 9 điểm, nói lên rằng các em học sinh học ở lớp bình thường thì điểm bình quân sẽ thấp hơn rất nhiều so với các em học sinh ở lớp tăng cường tiếng Anh. Mặt khác điểm bình quân của môn tiếng Anh năm nay cũng cao hơn năm ngoái có lẽ các học sinh tăng cường tiếng Anh nhiều hơn và cũng học tập trung hơn.
![]() |
Thống kê cơ bản môn Tiếng Anh |
Theo ông Sơn về mặt tuyển sinh, phổ điểm này sẽ ít nhiều gây khó cho các trường xét tuyển bằng môn tiếng Anh khi xác định điểm chuẩn. Để tuyển được thí sinh có chất lượng có lẽ các trường sẽ phải thêm điều kiện phụ.
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang khẳng định, phổ điểm môn tiếng Anh chưa theo dạng hình “quả chuông” (bell curve) để thể hiện sự phân loại rõ ràng các nhóm trình độ: rất kém - kém - trung bình - khá - giỏi - rất giỏi dù so qua kết quả dữ liệu thì không có sự đột biến.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) đề nghị Bộ GD-ĐT cần phân tích cụ thể các nguyên nhân tạo nên 2 đỉnh của phổ điểm môn tiếng Anh. Theo đó, cần phân loại cụ thể địa phương, vùng miền nào có phổ điểm lệch trái, nơi nào với điều kiện ra sao thì phổ điểm lệch phải. Những phân tích ấy sẽ có tác dụng giúp Bộ GD- ĐT, đặc biệt là các Sở GD- ĐT điều chỉnh công tác chỉ đạo và triển khai dạy học để chất lượng giáo dục được nâng lên.
Lê Huyền
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi, VietNamNet đã phân tích phổ điểm khối D để phụ huynh và thí sinh tham khảo nhằm giúp việc xét tuyển đại học thuận lợi hơn.
" alt=""/>Phổ điểm môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2021 kỳ lạ chưa từng cóTrả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti ngày 28/12, ông Lavrov lưu ý rằng, mục tiêu mà Israel đặt ra có vẻ tương tự với đích đến "phi quân sự hóa và "phi phát xít hóa" mà Nga theo đuổi tại Ukraine kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thực hiện một chiến dịch ném bom không ngừng nghỉ vào Dải Gaza trong hai tháng qua sau khi nhóm quân Hamas bất ngờ tấn công nước này vào 7/10. Cuộc tấn công của nhóm chiến binh Palestine làm 1.200 người Israel thiệt mạng, hơn 200 người bị bắt làm con tin. Theo giới chức Gaza, các cuộc tấn công đáp trả của Israel đã làm hơn 21.000 người thiệt mạng.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố, mục tiêu cuối cùng của IDF là tiêu diệt hoàn toàn phong trào Hamas dưới mọi hình thức cũng như loại bỏ chủ nghĩa cực đoan ở Gaza.
Trong cuộc phỏng vấn, Ngoại trưởng Nga cho hay, chính phủ Israel dưới thời cựu Thủ tướng Yair Lapid đã lên án hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine và cáo buộc Moscow tấn công dân thường, sáp nhập lãnh thổ của Ukraine. Theo ông Lavrov, điều đó là không công bằng.
Cùng lúc, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng chỉ ra rằng Thủ tướng Israel đương nhiệm Benjamin Netanyahu đã không cho phép mình đưa ra bất kỳ tuyên bố nào liên quan tới Nga, bất chấp những chỉ trích của quốc tế và việc ông Netanyahu đang ở trong tình thế khó khăn.
Ông Lavrov kể thêm rằng Thủ tướng Israel đã có 2 cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin và người Israel đã giúp Moscow sơ tán công dân khỏi Dải Gaza.
Nga đã nhiều lần kêu gọi Israel và Hamas chấm dứt các hành động thù địch ở Gaza, trong đó Tổng thống Putin tuyên bố rằng cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Trung Đông là thông qua công thức “hai nhà nước” được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phê chuẩn.
Trong khi đó, ông Netanyahu đã từ chối gửi viện trợ quân sự cho Ukraine và thay vào đó tự đề nghị mình làm trung gian hòa giải tiềm năng cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev.
>> Xem thêm tin quân sự thế giới trên báo VietNamNet
Ảnh: SN