Để kịp tiến độ tốt nghiệp cho sinh viên cuối khóa, trong 2 tuần đầu của học kỳ 2 (22/2/2021 – 7/3/2021), trường cũng yêu cầu các khoa tổ chức ôn tập, hướng dẫn đồ án, khóa luận tốt nghiệp bằng hình thức trực tuyến thông qua MS Team.
Nhà trường cũng cho hay, việc thực tập cuối khóa có thể đổi sang hình thức khác, do đó, sinh viên cần chú ý theo dõi thông báo từ khoa. Tuy vậy, thời gian thi tốt nghiệp, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp vẫn thực hiện theo đúng kế hoạch đào tạo năm học 2020 - 2021.
Chấm luận văn online: Hoàn toàn khả thi
Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng thông báo các hội đồng chấm đồ án/khóa luận tốt nghiệp đại học kỳ 2020.1B có thể họp và chấm theo phương thức online.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, việc tổ chức bảo vệ tốt nghiệp qua hình thức trực tuyến hoàn toàn vẫn có thể đảm bảo chất lượng, khách quan và công bằng.
“Việc này hoàn toàn khả thi và nếu phải tiến hành cũng sẽ không có vấn đề gì. Thậm chí không khác gì nhiều so trực tiếp bởi sinh viên, học viên vẫn phải trình bày slide, thảo luận trả lời câu hỏi”.
Ông Điền nhận định, hình thức này còn khách quan hơn bởi khi đó sinh viên sẽ không bị phân tâm bởi các yếu tố ngoại cảnh và cũng... không được ai nhắc.
“Khi thuyết trình trực tiếp có thể các em sẽ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh như thầy hoặc ai đó nhắc nhở. Nhưng trong trường hợp này, sinh viên sẽ ở nhà thuyết trình cho các thầy đánh giá, hội đồng ngồi ở một nơi xa và tất cả đều độc lập, khách quan. Khi sinh viên trả lời, chủ tịch hội đồng chấm sẽ tắt mic của các thầy. Như vậy, việc có thể “được nhắc” hay hỗ trợ là rất khó và hoàn toàn phải tự lập”, ông Điền nói.
Tuy nhiên, ông Điền cho hay, để đảm bảo không gián đoạn, chất lượng, thì khi tổ chức, cần mua phần mềm có bản quyền, có thể kết nối cùng lúc nhiều người dùng.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Một cán bộ nhiều năm làm công tác đào tạo cũng cho hay: “Quan trọng là người hướng dẫn trực tiếp theo dõi, đánh giá ra sao trong quá trình làm khóa luận, đồ án trước ngày bảo vệ.
Bởi giai đoạn này, thầy trò sẽ làm việc trực tiếp, cụ thể với nhau về thí nghiệm, phân tích số liệu,… Còn phần hỏi đáp, chất vấn sinh viên, học viên ở buổi bảo vệ thì hoàn toàn có thể thực hiện qua trực tuyến”.
Thanh Hùng
Do tình hình dịch Covid-19 phức tạp, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu các sinh viên không di chuyển khỏi nơi đang cư trú, học trực tuyến đến hết ngày 6/3/2021.
" alt=""/>Trường đại học cho bảo vệ tốt nghiệp trực tuyếnMất điểm vì...dọn dẹp
Một lần, mình và các em quen biết tổ chức ăn tiệc. Khi kết thúc, chén bát, thức ăn, nước uống đầy trên bàn. Mấy em đều có ý định giúp đỡ mình dọn dẹp. Thế nhưng, mình giật mình khi quan sát cách các em lúng túng dọn mấy bàn ăn ấy.
Lẽ ra các em nên dồn những thức ăn còn ăn được trước vào những đồ đựng sạch sẽ rồi bịt kín lại. Rác thức ăn, khăn giấy, vỏ lon phải dọn riêng vào ba túi khác nhau. Khi dọn rác thức ăn, nếu là đồ nước phải chắt nước vào khay đựng cẩn thận rồi đổ xuống bồn rửa hoặc cống, xối nước đi, chỉ còn cái thức ăn mới bỏ bọc.
Các em chồng chén bát vào tô nước, khiến nước đổ tràn lan, các loại rác lẫn lộn với nhau.
Thấy mình đứng nhìn, các em chột dạ bảo: "Nói thiệt, thấy nguyên bàn ăn kiểu này là tụi em không biết bắt đầu từ đâu".
Mình nghĩ các em không phải là trường hợp đặc biệt.
![]() |
Mình từng liếc phòng ở của các bạn trẻ Tây lẫn ta, đủ quốc tịch.
Các em gái Trung Quốc ra đường lồng lộn là vậy nhưng phòng ở thì… kinh hoàng. Đương nhiên, lúc bận rộn, phòng có thể bừa, nhưng khi các em muốn dọn dẹp, cũng không biết làm thế nào cho gọn. Có khi dọn rồi mà vẫn thấy như chưa dọn. Dùng bếp, phòng khách chung cùng nhau thì hai nơi như bãi chiến trường. Có em được phân công dọn dẹp, cũng nghiêm túc làm nhưng dọn xong thì phòng vẫn ko gọn hơn bao nhiêu. Kết quả là cãi vã lẫn nhau.
Bé M. (14 tuổi) mà mình ở chung nhà, mỗi khi mẹ kêu dọn dẹp thì nó sẽ gom tất cả nhét vào các ngăn tủ mà không phân loại gì hết. Mục đích là mẹ không nhìn thấy đồ đạc trên sàn và trên giường nữa thì là...dọn rồi! Lúc nó cần tìm đồ mới thực sự là thảm hoạ vì nó sẽ kéo tất cả ngăn tủ ra và trong tích tắc, căn phòng trở về trạng thái...bãi rác. Chưa kể khi nó vội đi học vào sáng sớm thì việc tìm đồ làm nó rơi vào trạng thái hoảng loạn. Mình có khi thức giấc chỉ vì tiếng hét và tiếng đóng cửa rầm rầm bực bội của nó.
Dọn dẹp nghe có vẻ là chuyện đơn giản, nhưng thực ra là không.
Nếu cha mẹ không muốn phải vào dọn phòng, dọn nhà, dọn bàn ăn... cho con tới khi...hết đời thì hãy dạy con càng sớm càng tốt!
Chưa kể, kỹ năng này cũng có ích khi con gia nhập đời sống tập thể. Có lẽ không ai vui vẻ sống chung hoặc làm chung với người có thói quen bừa bộn.
Một em sinh viên ở Anh mà mình biết đã rất khó thuê được nhà do các bạn truyền tai nhau về sự bừa bộn và thiếu ý thức trong việc giữ sự gọn gàng cho không gian chung. Ví dụ: Đồ ăn để mốc meo trong tủ lạnh, bốc mùi khó chịu nhưng em không thèm dọn. Nói thì em chỉ vứt đi chứ không biết lau chùi, khử mùi.
Dạy trẻ dọn dep từ 1 tuổi
Kỹ năng dọn dẹp trong các hoạt động thường nhật cũng giúp cho các em gọn gàng trong cả tư duy vì dọn dẹp không chỉ bằng chân tay mà đòi hỏi cả tư duy để phân loại, sắp xếp một cách khoa học, nhanh chóng.
Mình nghĩ gọn gàng là một phẩm chất không phải hình thành được trong ngày một, ngày hai. Muốn hình thành phẩm chất này thì đòi hỏi trẻ phải được dạy và tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng dọn dẹp nữa. Lúc 1 tuổi trở đi, trẻ đã có thể được học cách dọn dẹp rồi.
1. Bố mẹ cần sắp xếp đồ đạc một cách khoa học, hợp lý và trẻ được hướng dẫn: lấy đồ ở đâu thì cất lại ở đó.
2. Đồ chơi cũng được phân loại, đặt vào các vị trí, đồ đựng phù hợp. Trên các vị trí hoặc đồ đựng có thể dán hình để trẻ nhận biết nơi đó/ đồ đựng đó sẽ cất được những món đồ nào. Trẻ sẽ học được những nguyên tắc: đồ nào thì cất ở đâu là phù hợp và bảo quản được kỹ lưỡng hơn. Không phải dọn dẹp là ném tất cả đồ chơi từ ô tô, thú bông, con chữ, con số, bóng, bi....vào một rổ. Những vật nhỏ phải được để riêng. Những đồ chơi theo bộ nhất định phải được bỏ riêng vào từng hộp cẩn thận.
3. Bố mẹ hướng dẫn trẻ cách thức sử dụng đồ đạc hoặc chơi sao cho ít bừa nhất để đỡ phải dọn, đỡ phải tìm khi cần.
Ví dụ: Trẻ muốn chơi đổ nước vào chai thì phải lấy cái thau to, khi đổ thì phải để chai vào giữa thau để đổ. Việc đổ tràn ra ngoài thì sẽ khiến trẻ phải chấp nhận lau sạch sau đó.
4. Bố mẹ làm mẫu và cùng làm với trẻ. Ban đầu, có khi trẻ dọn 1 món, mình..dọn hết phần còn lại nhưng dần dần thì trẻ sẽ dọn nhiều hơn. Sau đó nâng lên bằng cách đưa hướng dẫn bằng lời và khuyến khích trẻ tự làm.
5. Bố mẹ có thể biến chuyện dọn dẹp thành trò chơi nhẹ nhàng kiểu: Cả hai cùng chọn 1 món và thi xem ai chạy nhanh hơn về chiếc thùng/ kệ. Nếu trẻ đã phân biệt được màu sắc thì hãy cùng dọn những đồ màu đỏ/xanh/vàng ...cùng nhau nào. Nếu trẻ đã phân biệt được hình dạng thì lại chơi cùng dọn những đồ có hình tròn/ tam giác...Vừa rèn kỹ năng dọn dẹp vừa rèn kỹ năng quan sát, vận động, vừa giúp trẻ ghi nhớ màu sắc, hình khối...
6. Bố mẹ làm gương bằng việc cũng dọn dẹp gọn gàng sau khi dùng xong đồ đạc hoặc xong một việc gì đó. Chẳng hạn: Nấu ăn xong phải rửa sạch đồ đạc, xếp gọn lên kệ hoặc rổ.
Nguyễn Huyền (giảng viên Trường ĐHSP TP.HCM)
" alt=""/>'Thấy nguyên bàn ăn kiểu này, tụi em không biết bắt đầu dọn từ đâu'+ Đến gần Huế hơn, sắc xanh thẳm của nước hoà vào bóng dáng hùng vĩ của “hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”, có khi thơ mộng với sắc nước “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
- Sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính
+ Khi chảy qua lăng tẩm đền đài, nơi “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ”, sông Hương trầm mặc hẳn đi.
+ Trong không gian của “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”, sông Hương im lìm, dáng đứng thâm nghiêm sâu lắng, mang nặng nỗi niềm tâm sự, hoài niệm quá khứ.
- Nghệ thuật: cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương; ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ; sử dụng nhiều phép tu từ.
* Nhận xét tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Giải thích:
+ “Trữ tình” là nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng riêng của con người, nghệ sĩ trước cuộc sống.
+ “Tính trữ tình” biểu hiện ở tâm trạng, cảm nhận của riêng tác giả trước hiện thực khách quan.
- Tính trữ tình trong bút kí:
+ Cái “tôi” mê đắm, tài hoa: không miêu tả sông Hương như một dòng chảy thông thường mà đặt sông Hương trong dòng chảy văn hóa, lịch sử của Huế, mỗi lần sông Hương uốn mình chuyển dòng là một lần sông Hương mang vẻ đẹp riêng.
+ Cái “tôi” lịch lãm, uyên bác: khám phá những đặc điểm độc đáo của sông Hương trên phương diện địa lí, văn hóa, hội họa.
+ Niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, thiết tha, sâu lắng.
4. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Tối 31/3, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Dưới đây là đề thi tham khảo môn Ngữ văn.
" alt=""/>Đáp án đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Ngữ văn