Gợi cảm,óckhuấtcuộcđờbi-a bản lĩnh và tài năng, ít ai ngờ rằng, Angelina Jolie cũng từng là cô nàng nổi loạn khi ở tuổi 14.
Gợi cảm,óckhuấtcuộcđờbi-a bản lĩnh và tài năng, ít ai ngờ rằng, Angelina Jolie cũng từng là cô nàng nổi loạn khi ở tuổi 14.
Carro là nền tảng trao đổi, mua bán ô tô cũ ở Đông Nam Á được thành lập bởi Tan, Aditya Lesmana, Kelvin Chng vào năm 2015.
Sau khi huy động thêm 360 triệu USD vào tháng 6, startup này nhanh chóng gia nhập câu lạc bộ kỳ lân Đông Nam Á với mức định giá công ty hơn 1 tỷ USD. Thậm chí, Carro có thể đứng chung sân với các ông lớn trong lĩnh vực này như Carsome (Malaysia) và Carmudi (Đức).
Với sự hậu thuẫn của SoftBank, CEO Carro - Aaron Tan cho biết, họ đang có kế hoạch để công ty sớm IPO."Câu hỏi đặt ra là bây giờ là khi định giá đạt 1 tỷ USD, chúng tôi cần làm gì để đạt được 10 tỷ USD?", Tan nói với CNBC.
Đồng sáng lập, CEO Carro - Aaron Tan (Ảnh: CNBC).
Kiếm tiền từ "khoảng trống" thị trường
Theo Tan, nhà đồng sáng lập Carro, để trở thành kỳ lân, anh đã phải trải qua một hành trình dài. Năm 13 tuổi, khi Tan còn sống ở Singapore, chỉ với chiếc máy tính, anh đã nghĩ ra cách kiếm tiền bằng việc viết và bán trang Web.
Sau này, khi Tan đến Mỹ, với tư cách là một nhà đầu tư mạo hiểm, anh đã nhìn thấy cơ hội "2 trong 1" để kết hợp khả năng kinh doanh với niềm đam mê thực sự của mình: kinh doanh ôtô.
Lúc đó, Tan nhìn thấy, thị trường bán lại ô tô ở Mỹ khá phát triển, tuy nhiên, điều này lại không diễn ra ở Đông Nam Á khi những người trung gian khiến người mua và người bán khó có được những giao dịch tốt nhất.
Tan muốn thay đổi điều đó. Vì vậy, anh trở lại Singapore vào năm 2015 và hợp tác với 2 người bạn ở trường Khoa học Máy tính Carnegie Mellon để tạo ra một thuật toán thực hiện điều đó.
Bộ ba đã cùng nhau tạo ra một nền tảng phục vụ tầng lớp trung lưu am hiểu về công nghệ và những người ưa tiết kiệm khi có xu hướng sử dụng xe cũ trong nước. Vài năm sau, họ còn bắt tay với các đối tác nước ngoài là Indonesia, Thái Lan, Malaysia. Đồng thời, startup này còn bổ sung các dịch vụ tài chính như cho vay, bảo hiểm và chăm sóc xe hậu mãi.
Tận dụng thời cơ để bứt phá
Lấy cảm hứng kinh doanh từ những gã khổng lồ Netflix, Spotify, năm 2019, Carro đã tung ra dịch vụ đăng ký dùng xe hơi, cho phép người dùng thuê xe với một khoản phí hàng tháng, bao gồm thuế, bảo hành và bảo dưỡng.
"Chúng tôi nhận thấy hành vi sở hữu ô tô của người dùng đang thay đổi, từ đó thị trường sẽ xuất hiện những khoảng trống. Và việc chúng tôi cần làm là tìm kiếm khách hàng để điền vào khoảng trống đó", Tan nói.
Sau đó, vào năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp lao đao nhưng với Tan và các cộng sự lại là cơ hội để họ phát triển. Khi sự quan tâm về vệ sinh và an toàn cá nhân trong mùa dịch được đặt lên hàng đầu, do đó, nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân tăng cao. Đồng thời, việc thiếu hụt vi mạch toàn cầu đã làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô, làm xu hướng tìm tới các dòng xe cũ, đã qua sử dụng tăng vọt.
"Covid-19 đã giúp chúng tôi đẩy nhanh quá trình số hóa" là nhận định của Tan khi cho rằng Carro đã đưa ra những sáng kiến, giải pháp hữu ích trong mùa dịch. Họ tạo ra các Showroom không tiếp xúc ở khắp mọi nơi, cho phép khách hàng đến xem và lái thử xe tự động tại các địa điểm bằng mã QR.
Đến tháng 3/2021, doanh thu của Carro đạt 300 triệu USD, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của Carro đang đi ngược lại với tình hình chung của thị trường khi các nhà sản xuất ô tô có kế hoạch loại bỏ dần các loại ô tô động cơ đốt trong truyền thống bằng các loại xe chạy điện.
Nói về điều này, Carro cho rằng, trong thời gian tới, họ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi giao thông xanh.
"Nhiệm vụ của chúng tôi là cho phép tái chế hoặc tái sử dụng các phương tiện trong thời gian ngắn nhất. Còn với việc sử dụng xe điện sẽ là một luồng gió mới khuyến khích sự thay đổi tích cực. Chúng tôi không ngại đương đầu với sự thay đổi bất kỳ nào của thị trường", Tan nói.
" alt=""/>3 chàng trai tạo ra đế chế tỷ USD với nền tảng bán ô tô cũThủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 121 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường và các chính sách khuyến khích tiêu dùng để khơi thông thị trường trong nước, gắn kết giữa sản xuất với phân phối và tiêu dùng hàng hóa.
Bộ Công Thương cần rà soát, nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm trong nước và toàn cầu.
Ngoài ra, Bộ này được giao đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại, tích cực hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử hiện đang tạo sức ép lớn lên hàng hóa sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nội địa.
Logo sàn thương mại điện tử Temu của Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Bộ Công Thương cần đẩy mạnh triển khai các chương trình, sự kiện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước trên các nền tảng số hóa, thương mại điện tử.
Lãnh đạo Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại trong nước, triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Cùng với đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực tiêu dùng, phục vụ đời sống.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy khuyến khích tiêu dùng các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước.
" alt=""/>Thủ tướng giao 2 bộ kiểm soát chặt hàng nhập qua thương mại điện tửAscend Money, công ty đứng sau ví điện tử TrueMoney vừa huy động được 150 triệu USD (Ảnh: Techinasia).
Ascend Money, công ty đứng sau ví điện tử TrueMoney vừa huy động được 150 triệu USD trong vòng Series C, nâng mức định giá công ty lên 1,5 tỷ USD.
Vòng gọi vốn mới của Ascend Money có các nhà đầu tư hiện tại bao gồm Charoen Pokphand Group, Ant Group và nhà đầu tư mới là Bow Wave Capital Management có trụ sở tại Mỹ.
Với số vốn mới, Ascend Money dự định sẽ dùng để phát triển ứng dụng ví điện tử TrueMoney Wallet và mở rộng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số như cho vay kỹ thuật số, đầu tư kỹ thuật số, chuyển tiền xuyên biên giới ở khu vực Đông Nam Á.
Ascend Money được thành lập vào năm 2013 và có mặt tại 6 quốc gia là Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Philippines. Ứng dụng này đang có 50 triệu người dùng thông qua ứng dụng ví điện tử với hơn 88.000 đại lý.
"Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hình thức thanh toán qua ví điện tử TrueMoney tăng trưởng theo cấp số nhân khi các quốc gia áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và khuyến cáo người dân giao dịch không tiền mặt", ông Tanyapong Thamavaranukupt, đồng chủ tịch của Ascend Money, nói.
Tính tới nay, lượng người dùng của TrueMoney ở Thái Lan đạt 20 triệu, tăng 3 triệu so với đầu năm. Trong đó, các giao dịch thanh toán của ví tăng hơn 75%.
Theo ông Tanyapong Thamavaranukup, sự tăng trưởng trong thanh toán điện tử cho thấy thói quen chi tiêu của người tiêu dùng Đông Nam Á thay đổi khi tiến tới nền kinh tế kỹ thuật số và xã hội không dùng tiền mặt.
" alt=""/>Công ty đứng sau ví điện tử TrueMoney vừa trở thành kỳ lân