Đó là lời hô hoán với tất cả sức lực của anh Phạm Xuân Lộc khi thấy căn phòng rung lắc, đồ đạc trong phòng rơi loảng xoảng lúc 8h sáng 3/4 (theo giờ Đài Loan).
Đang chìm trong giấc ngủ say, chị Đồng Huế (vợ anh Lộc) bật dậy sau tiếng hét của chồng. Mất vài giây định hình, chị mới hình dung ra đây là ảnh hưởng của động đất.
Khi mới sang Đài Loan, anh Lộc, chị Huế đã được tham gia các khóa học bảo vệ bản thân sau khi có thiên tai như động đất. Người dân được dạy khi đó phải tìm đến gầm bàn, di chuyển đến khoảng trống trong nhà để trốn vì khả năng chạy không kịp.
Camera ghi lại cảnh rung lắc trong nhà ở Đài Loan do động đất gây ra (Video: NVCC).
Sau 5 năm học tập và làm việc tại đây, lần đầu tiên chị Huế chứng kiến trận động đất mạnh đến vậy. Rất may, chị sinh sống ở khu vực phường Trung Hòa, thành phố Tân Bắc, cách xa khu vực tâm chấn của động đất, nên những dư chấn dội đến đã giảm hẳn cường độ. Song, hoang mang, lo lắng vẫn xâm lấn toàn bộ tâm trí đôi vợ chồng.
Lúc này, các dịch vụ tàu hỏa trên toàn đảo cũng như tàu điện ngầm đều bị đình chỉ. Anh Lộc phải di chuyển đến nơi làm việc (công ty về lĩnh vực sản xuất giấy vệ sinh) bằng xe máy.
Ảnh hưởng của động đất, nhiều nơi ở thành phố Đài Bắc bị ảnh hưởng (Ảnh: NVCC).
Đến công ty, thang máy dừng hoạt động, anh Lộc phải leo bộ lên tầng 24.
Làm việc nhưng suốt buổi sáng, anh và các đồng nghiệp trong văn phòng đã hơn chục lần thót tim vì những rung lắc do dư chấn của động đất vẫn còn.
Khi chồng đi làm, chị Huế càng thấy bất an, không dám ở trong nhà một mình. Rời căn phòng tầng 3 trong chung cư 5 tầng, ngồi dưới phố, chị mới biết thời điểm xảy ra động đất, mọi người đều bất ngờ, đờ cả phản ứng, đứng im chờ những rung chấn. Nhiều người sợ hãi trước cảnh các tòa nhà dường như nghiêng ngả, đồ đạc bật ra khỏi vị trí của nó.
Không dám quay trở lại nhà của mình, chị Huế chọn di chuyển đến quán cà phê gần đó. Ngày thường, hàng quán này vắng vẻ nhưng hôm nay lại đông đúc bất thường. Có lẽ, nhiều người chung mối lo sợ, phấp phỏng trước ảnh hưởng của trận động đất mạnh nhất trong 25 năm qua.
Chị Huế hiện là nghiên cứu sinh tại trường Khoa học công nghệ quốc gia. Ngôi trường nằm ở phường Đại An, thành phố Đài Bắc, khu vực chịu dư chấn ảnh hưởng mạnh của động đất.
Tường của trường học bị nứt (Ảnh: NVCC)
Bạn bè chị Huế liên tục chia sẻ tình hình tại trường học, nhiều máy tính trong phòng đổ úp xuống bàn. Bấy giờ, nhiều sinh viên đã chạy nhanh từ phòng học ra sân trường. Không chỉ vậy, bức tường của kí túc xá cũng bị nứt toác.
Loa cảnh báo inh ỏi
Đang trong nhà tắm, Nguyễn Văn Hà (24 tuổi, quê Chí Linh, Hải Dương) nghe cảnh báo trên điện thoại reo inh ỏi. Cùng lúc đó anh nhận ra tòa nhà mình đang ở rung lắc dữ dội.
Hà hiện là công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất ô tô ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc). Sau ca làm đêm, Hà vừa trở về phòng tắm rửa, ngủ bù.
Khoảng hơn 7h ngày 3/4, trong lúc đang tắm, Hà cảm nhận rung lắc tương đối mạnh. Hơn 1 năm sang Đài, nam công nhân chưa từng chứng kiến chuyện tương tự xảy ra.
Ngôi nhà Hà ở càng lúc càng rung mạnh. Cậu vội mặc chiếc quần đùi rồi lao ra phòng khách tìm chỗ trú ẩn.
Đường phố Đài Loan sau động đất (Ảnh: NVCC).
"Bên ngoài mọi người cũng hoảng loạn, tôi nghĩ chạy ra ngoài chưa chắc đã an toàn nên tôi cố thủ trên chiếc giường ở trong phòng. Hơn 1 phút sau thì mọi thứ dần bình thường trở lại", Hà kể.
Một lúc sau, đợt rung chấn thứ hai xuất hiện. Lúc này, điện thoại của Hà lại reo inh ỏi, phát cảnh báo khẩn về động đất.
"Khu vực tôi ở cách tâm chấn hơn 50km nhưng rung lắc mạnh khiến tôi sợ hãi. Tiếng chuông cảnh báo càng làm bản thân tôi thêm hoảng loạn, chỉ biết ngồi im trên giường cầu nguyện", Hà kể.
Theo nam công nhân quê Hải Dương, từ 7h sáng đến thời điểm hiện tại, khu vực anh sinh sống đã xuất hiện 4 lần rung chấn. Chàng trai cũng vừa kịp bình tĩnh gọi về thông báo cho gia đình bản thân vẫn an toàn.
" alt=""/>Lao động Việt hô hoán kéo nhau dậy đi trốn động đất ở Đài LoanKhu đất đấu giá tại huyện Thanh Oai tổ chức ngày 16/11 vừa qua (Ảnh: Dương Tâm).
Ngày 25/11, huyện Thường Tín (TP Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 24 thửa đất thuộc dự án Hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá xã Vạn Điểm. Các thửa đất có diện tích 128-378m2/thửa với giá khởi điểm 3,8 triệu đồng/m2. Tiền đặt trước của các lô đất từ 98,9 triệu đồng đến 292,7 triệu đồng/lô. Hình thức đấu giá là bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng (tối thiểu 6 vòng đấu bắt buộc).
Huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) cũng đang tìm đơn vị tổ chức đấu giá 26 thửa đất (Khu LK1, LK2) và 26 thửa đất (Khu LK2, LK6) tại khu đất đấu giá 31 thôn Yên Quán, xã Tân Phú. Các thửa đất có diện tích từ 73,2m2 đến 122m2, giá khởi điểm là 4,7 triệu đồng/m2.
Trước đó, ngày 16/11, huyện Quốc Oai đã tổ chức đấu giá 20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá thôn Yên Quán, xã Tân Phú. Các thửa này có diện tích 80,1-105,4 m2, với giá khởi điểm là 4,7 triệu đồng/m2.
Kết quả, thửa có giá trúng cao nhất là 94,7 triệu đồng/m2 và thấp nhất 70,7 triệu đồng/m2. Số tiền huyện Quốc Oai thu được từ phiên đấu giá là gần 142 tỷ đồng, chênh gần 134 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Cùng ngày, huyện Thanh Oai cũng tổ chức đấu giá 25 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động (đợt 1).
Các thửa này có diện tích 83-157m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Kết quả, giá trúng cao nhất ở mức 90,3 triệu đồng/m2, thuộc về hai thửa đất ở vị trí góc. Các thửa này rộng khoảng 114 m2 và 129 m2, tức giá cả thửa lần lượt gần 10,3 tỷ và 11,7 tỷ, gấp hơn 17 lần giá khởi điểm. Giá trúng thấp nhất ở mức 45,3 triệu/m2, thuộc về thửa đất cũng ở vị trí góc, rộng 157 m2, tức hơn 7,1 tỷ, gấp 8,5 lần giá khởi điểm.
Hay ngày 11/11 vừa qua, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) đã tổ chức đấu giá 32 thửa đất LK05 và LK06 tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Lô đất có giá trúng cao nhất là 109,3 triệu đồng/m2 gấp gần 15 lần giá khởi điểm. Đây là lô góc, diện tích 148m2, tổng giá trị cả lô đất khoảng 16,1 tỷ đồng. Các lô đất còn lại trúng giá 79-97 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Các huyện ven Hà Nội đua nhau đấu giá đất dịp cuối nămĐơn vị có trách nhiệm bàn giao khu "đất vàng" là Công ty TNHH Vina Alliance và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Từ năm 2023, TPHCM đã yêu cầu thu hồi khu đất này vì chuyển nhượng trái quy định pháp luật.
Đến cuối năm 2023, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nêu ý kiến không thể bàn giao khu đất do không có quyền quản lý, sử dụng. Công ty TNHH Vina Alliance liên tục vắng mặt và không thực hiện bàn giao.
Khu đất 152 Trần Phú, quận 5, TPHCM (Ảnh: Nam Anh).
Ông Cổ Tấn Anh Khoa (người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Vina Alliance) cho biết, ông không thể bàn giao khu đất do đã xin nghỉ việc và từ nhiệm chức danh tổng giám đốc.
Sở TN&MT đề xuất để việc thu hồi đúng quy định, tránh phát sinh khiếu nại, khiếu kiện, UBND TPHCM cần giao Chủ tịch UBND quận 5 triển khai trình tự, thủ tục cưỡng chế. Trung tâm Phát triển quỹ đất là cơ quan phối hợp thực hiện tiếp nhận, quản lý khu đất.
Khu đất tại địa chỉ 152 Trần Phú được cấp cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam từ năm 2005. Sau đó, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam mang quyền sử dụng khu đất góp vốn vào Công ty TNHH Vina Alliance.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi cuối tháng 10/2022, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có sai phạm khi thực hiện góp vốn dự án. Đơn vị này đã không thực hiện đánh giá lại tài sản; làm trái chỉ đạo của Thủ tướng, vi phạm pháp luật về chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ khi chuyển nhượng hơn 3ha đất mà không xin phép Thủ tướng; không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất có nguy cơ gây thất thoát tiền của Nhà nước, doanh nghiệp.
Thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND TPHCM đã ra quyết định thu hồi khu đất trên. Đến đầu năm 2024, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố có công văn đề nghị Công ty TNHH Vina Alliance bàn giao bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng doanh nghiệp này vẫn chưa thực hiện.
Do Công ty TNHH Vina Alliance không nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất, Sở TN&MT thông báo thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đã cấp.
" alt=""/>Đề nghị giao quận 5 cưỡng chế thu hồi "đất vàng" 152 Trần Phú